TRUONGTRINH
Well-known member
Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI sẽ chọn ra 10 sản phẩm số để triển khai thí điểm cho doanh nghiệp.
Đây là một phần trong thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị nhằm hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam, được công bố tại lễ ký kết chiều 30/7.
Theo đó, hai bên sẽ phối hợp để lựa chọn, đặt hàng 10 sản phẩm công nghệ số tiêu biểu trong 10 lĩnh vực, triển khai thí điểm phục vụ chuyển đổi số tại chính VCCI cũng như các doanh nghiệp hội viên. Từ đó, các bên sẽ đưa ra đánh giá và nhân rộng triển khai sản phẩm mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công ký thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Tuấn Bùi
Ngoài ra, Bộ cùng VCCI sẽ hỗ trợ phát triển thị trường, đầu tư ra thị trường nước ngoài cho sản phẩm công nghệ số trong nước, trong đó sẽ triển khai một số hoạt động như: hỗ trợ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở nước ngoài; kết nối và giới thiệu đối tác thương mại, cung cấp thông tin, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp và các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư ở nước ngoài.
Ngoài ra, thỏa thuận cũng nêu trách nhiệm của hai cơ quan này. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tư vấn, hỗ trợ xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình chuyển đổi số cho Liên đoàn. Đổi lại, VCCI tổ chức nghiên cứu, đánh giá và đề xuất với Bộ các giải pháp hoàn thiện môi trường chính sách, chương trình, dự án liên quan đến việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm công nghệ̣ số Make in Vietnam, phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Tại sự kiện, VCCI ký thỏa thuận hợp tác đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số với lãnh đạo sáu doanh nghiệp gồm Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, CMC và MISA.
Gian hàng một số sản phẩm công nghệ tại sự kiện đổi mới sáng tạo tháng 10/2023 ở Hà Nội. Ảnh: Lưu Quý
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sự kiện này "có ý nghĩa hết sức quan trọng" trong việc hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mở rộng thị trường, khai thác cơ hội thông qua mạng lưới của VCCI với quy mô 200 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong tất cả ngành, nghề kinh tế của Việt Nam, cùng mạng lưới trên thế giới.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, khẳng định sẵn sàng hỗ trợ kết nối các hiệp hội doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam triển khai các sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Lưu Quý
Đây là một phần trong thỏa thuận hợp tác giữa hai đơn vị nhằm hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam, được công bố tại lễ ký kết chiều 30/7.
Theo đó, hai bên sẽ phối hợp để lựa chọn, đặt hàng 10 sản phẩm công nghệ số tiêu biểu trong 10 lĩnh vực, triển khai thí điểm phục vụ chuyển đổi số tại chính VCCI cũng như các doanh nghiệp hội viên. Từ đó, các bên sẽ đưa ra đánh giá và nhân rộng triển khai sản phẩm mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công ký thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Tuấn Bùi
Ngoài ra, Bộ cùng VCCI sẽ hỗ trợ phát triển thị trường, đầu tư ra thị trường nước ngoài cho sản phẩm công nghệ số trong nước, trong đó sẽ triển khai một số hoạt động như: hỗ trợ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở nước ngoài; kết nối và giới thiệu đối tác thương mại, cung cấp thông tin, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp và các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư ở nước ngoài.
Ngoài ra, thỏa thuận cũng nêu trách nhiệm của hai cơ quan này. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tư vấn, hỗ trợ xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình chuyển đổi số cho Liên đoàn. Đổi lại, VCCI tổ chức nghiên cứu, đánh giá và đề xuất với Bộ các giải pháp hoàn thiện môi trường chính sách, chương trình, dự án liên quan đến việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm công nghệ̣ số Make in Vietnam, phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Tại sự kiện, VCCI ký thỏa thuận hợp tác đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số với lãnh đạo sáu doanh nghiệp gồm Viettel, VNPT, Mobifone, FPT, CMC và MISA.
Gian hàng một số sản phẩm công nghệ tại sự kiện đổi mới sáng tạo tháng 10/2023 ở Hà Nội. Ảnh: Lưu Quý
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sự kiện này "có ý nghĩa hết sức quan trọng" trong việc hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mở rộng thị trường, khai thác cơ hội thông qua mạng lưới của VCCI với quy mô 200 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong tất cả ngành, nghề kinh tế của Việt Nam, cùng mạng lưới trên thế giới.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI, khẳng định sẵn sàng hỗ trợ kết nối các hiệp hội doanh nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam triển khai các sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Lưu Quý