Chốn tiên cảnh trên đỉnh Sa Mu, một lần đến không bao giờ là đủ

duongdang

Nguyễn Văn Yeah
Đỉnh Sa Mu - U Bò, thường được gọi là Sa Mu có độ cao trên 2.700m, nằm trên ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái. Trong hơn một năm trở lại đây, Sa Mu nắm vị trí số 1 trong 17 đỉnh núi được chinh phục nhiều nhất ở Tây Bắc.
Vẻ đẹp và sự đa dạng của hệ sinh thái rừng, đặc biệt là rừng rêu ma mị cùng hệ thống suối, thác và các điểm nhấn để check in chụp ảnh đã hút các phượt thủ (trekkers) không ngừng đổ đến chinh phục Sa Mu trong 2 ngày 1 đêm.
Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Để chinh phục đỉnh này, nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn sẽ phải vượt qua hơn 200 km đến xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) rồi từ đó đi đến điểm xuất phát leo cách đó khoảng 20 km. Thuê xe ôtô hoặc đi xe khách xuất phát từ bến xe Mỹ Đình từ chiếu tối hôm trước lên Tà Xùa nghỉ ngơi và leo vào ngày hôm sau là phương án thường được các (trekkers) lựa chọn.
Ảnh: Đức Hùng
Cung leo Sa Mu với tổng chiều dài 15-20 km, tùy theo hướng leo xuống, đi xuyên qua một khu rừng nguyên sinh đa dạng thực vật như rêu, đỗ quyên, lá phong, rừng trúc và nhiều suối, thác.


Ảnh: Đức HùngCon thác hai tầng được người dân địa phương gọi là thác Khỉ do trước đây có rất nhiều khỉ tập trung ở khu vực này - Ảnh: Đức Hùng Ảnh: Đức HùngẢnh: Đức Hùng
Đoạn đường từ chân núi lên khu vực lán nghỉ nằm gần đỉnh không quá dốc, len lỏi qua các con suối nhỏ và cánh rừng già với các cây có dáng nghiêng ngả, uốn éo. Càng lên cao, khi hậu và thảm thực vật thay đổi, những thảm rêu bám đầy lối đi và phủ kín một lớp dày từ gốc đến ngọn các cây to với các hình thù kỳ lạ.
Lán nghỉ với sức chứa khoảng 60-70 người nằm ở khu đất khá bằng phẳng được người dân địa phương dựng tháng 12 năm 2022 - Ảnh: Đức Hùng Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
“Sa Mu là một đỉnh núi đẹp, có rừng rêu lớn nhất Tây Bắc, cũng là một thiên đường của mây và đặc biệt có nhiều hướng leo lên và xuống với độ khó dễ khác nhau nên những người có thể lực khác nhau đều có thể leo được. Chính vì vậy nó hiện đang giữ vị trí số 1 được nhiều người leo nhất trong hơn 1 năm trở lại đây,” anh Mạnh Chiến, quản trị viên của Hội Đam mê leo núi, một diễn đàn có hơn 120 ngàn thành viên, chia sẻ.
Bình minh trên đỉnh Sa Mu - Ảnh: Đức Hùng
Để đáp ứng nhu cầu của ngày càng nhiều các trekkers, trong năm ngoái, có thêm 3 lán nghỉ nhỏ được dựng không xa lán nghỉ chính. Tuy nhiên, vào những ngày cuối tuần vẫn không đủ chỗ phục vụ do có lúc có tới 250-300 trekkers đến chinh phục đỉnh Sa Mu.
Nhóm leo của tác giả chụp ảnh kỷ niệm với chóp inox trên đỉnh Sa Mu
Theo A Chờ, một người dẫn đường và gùi đồ, các trekkers nên đi leo Sa Mu vào ngày trong tuần để tránh bị quá tải dẫn đến việc không có lán nghỉ hoặc bất tiện trong sinh hoạt cũng như chụp ảnh ở các điểm check in cũng như với chop inox ở trên đỉnh núi.
Ảnh: Đức Hùng
Đỉnh Sa Mu là một trong 4 đỉnh ở Tây Bắc các trekkers có thể lên ngắm hoàng hôn vào ngày hôm trước và lên ngắm bình minh vào hôm sau do lán nghỉ nằm ở gần đỉnh.
Hoàng hôn trên đỉnh Sa Mu - Ảnh: Nguyễn Văn Trường
Sa Mu là một trong số 5 đỉnh núi cao ở Tây Bắc (trong đó có Tà Chì Nhù, Lảo Thẩn, Ngũ Chỉ Sơn và Lùng Cúng) có tầm nhìn 360 độ do trên đỉnh thoáng, không có cây cối che lấp. Từ đỉnh Sa Mu có thể thấy các đỉnh núi nổi tiếng khác là Tà Xùa và Tà Chì Nhù.
Ảnh: Đức Hùng
Thời gian đẹp nhất leo Sa Mu là từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, khi khí hậu mát mẻ và không có mưa rừng. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11, khi lá phong chuyển mầu tạo một khung cảnh nên thơ và tháng 3 đến tháng 4 khi hoa đỗ quyên nở rực rỡ trên khắp các triền núi của Sa Mu.
Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Từ đỉnh Sa Mu có nhiều đường đi xuống nhưng cung đường đẹp nhất thường được các trekkers lựa chọn là xuống phía xã Háng Đồng. Cung này dài khoảng 14 km, đi qua khu rừng nguyên sinh phủ rêu đầy ma mị lớn nhất Tây Bắc. Đây chính là điểm nhấn của cung leo Sa Mu.
Ảnh: Đức HùngCheck-in cây nhền nhện khổng lồ - Ảnh: Đức Hùng
Cây nhền nhện hay cây khù khoằm có cặp rễ phình ra hai bên là cây có hình dáng như một con nhện khổng lồ là điểm check in được các trekkers chụp ảnh nhiều nhất cung leo Sa Mu. Cây này nằm trên đường về phía xã Háng Đồng và cũng là điểm dừng chân nghỉ ăn trưa của ngày thứ 2.
Ảnh: Đức Hùng Ảnh: Mạnh Chiến
“Tôi đã leo nhiều đỉnh nhưng khi đặt chân đến Sa Mu tôi bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp của khu rừng nguyên sinh với nhiều cây cổ thụ với các hình dáng độc đáo được phủ rêu ma mị ở nơi đây. Sa Mu là một đỉnh mà bạn đến một lần không bao giờ là đủ,” anh Nguyễn Trọng Cung, một người đam mê leo núi và chụp ảnh, chia sẻ.
 
Bên trên