Chùa Cầu bị chê sau cuộc trùng tu hơn 20 tỉ đồng, người Hội An nói gì?

Võ Xuân Trường

Well-known member
Chùa Cầu bị chê sau cuộc trùng tu hơn 20 tỉ đồng, người Hội An nói gì?

Diện mạo mới của Chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam) gây nhiều tranh cãi sau dự án trùng tu hơn 20 tỉ đồng, nhưng người địa phương không bất ngờ.
Chùa Cầu bị chê sau cuộc trùng tu hơn 20 tỉ đồng, người Hội An nói gì?
Chùa Cầu trước và sau trùng tu (phải).
Sau hơn một năm rưỡi trùng tu, Chùa Cầu (còn có tên là Lai Viễn Kiều) mang diện mạo mới, gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng người dân địa phương và du khách.
Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu có tổng mức đầu tư hơn 20 tỉ đồng, được khởi công vào ngày 28.12.2022. Dự án tu bổ di tích do UBND thành phố Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm quản lý bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý.
Diện mạo mới của Chùa Cầu sau khi tu bổ. Ảnh: Như Nguyệt
Diện mạo mới của Chùa Cầu sau khi tu bổ.
Theo ghi nhận của Lao Động, các hạng mục chính như gia cố, thay thế các cấu kiện mục ruỗng, sơn lại các bờ tường, ngói hư hỏng... đã hoàn thành. Các hạng mục như lát gạch xung quanh di tích, lau chùi các vết sơn và phần nội thất bên trong Chùa Cầu đang được gấp rút hoàn thiện.
Các hạng mục còn lại của công trình đang được gấp rút hoàn thiện.
Các hạng mục còn lại của công trình đang được gấp rút hoàn thiện.
Tuy nhiên, diện mạo mới của di tích Chùa Cầu gây ra nhiều luồng ý kiến trong cộng đồng du khách và người dân địa phương. Chùa Cầu sau trùng tu có kết cấu chắc chắn hơn, màu sơn và mái ngói sáng hơn trước.
Đa số nhận xét diện mạo mới của Chùa Cầu sau khi hạ giải không còn giữ được nét cổ kính, không quen mắt.
Anh Đạt và chị Chung, du khách đến từ TPHCM, nhận xét về diện mạo mới của di tích: "Chùa Cầu trước đây mang vẻ ngoài cổ kính, giữ lại dấu ấn trong mắt người nhìn hơn. Bởi vì gọi là "phố cổ" nên diện mạo mới của Chùa Cầu chưa thực sự phù hợp".
Thực tế, màu mới của sơn, vôi được đánh giá là sáng chói, lệch khá xa so với lớp vôi cũ nhuốm màu rêu phong, gây ra nhiều ý kiến phản đối.
Lãnh đạo UBND TP Hội An khẳng định đây là ý kiến đóng góp chính đáng và cho biết hiện cơ quan đang trao đổi, tìm giải pháp chỉnh sửa để màu công trình phù hợp hơn.
UBND TP Hội An khẳng định Chùa Cầu vẫn giữ được tính nguyên gốc.
UBND TP Hội An khẳng định Chùa Cầu vẫn giữ được tính nguyên gốc.
Màu sơn mới của Chùa Cầu làm mất đi vẻ cổ kính vốn có của công trình.
Màu sơn mới của Chùa Cầu làm mất đi vẻ cổ kính vốn có của công trình.
Dù vậy, cộng đồng người dân địa phương bày tỏ sự thông cảm và hài lòng với "cuộc đại phẫu" Chùa Cầu.
Bà Nguyễn Thị Lệ Hà, người dân Quảng Nam, cho biết: "Theo tôi, cấu trúc Chùa Cầu vẫn được giữ nguyên. 400 năm rồi nên Chùa Cầu đã xuống cấp, nếu không sửa thì di tích sẽ hư hỏng.
Ban đầu có thể các du khách sẽ không quen, cảm thấy khó chịu với diện mạo mới, nhưng một - hai năm sau, trời mưa, gió... sẽ làm Chùa Cầu quay lại với vẻ rêu phong, cổ kính".
Du khách chụp ảnh cùng Chùa Cầu mới.
Du khách check in cùng diện mạo mới của Chùa Cầu.
Đồng quan điểm, chị Lê - tiểu thương bán tào phớ ở phố cổ Hội An, chia sẻ: "Cá nhân mình thấy Chùa Cầu sau khi tu sửa đẹp hơn. Trước đây Chùa cũng đã xuống cấp, có dấu hiệu sập nhiều lần.
Nhiều người không thích việc Chùa Cầu được tu sửa, nhưng thực chất, nên vui mừng vì nếu không tu sửa, có thể trong tương lai du khách sẽ không còn thấy Chùa Cầu".
Một số ý kiến khác tin tưởng vào quá trình nghiên cứu và tính toán của các chuyên gia trong quá trình trùng tu và cho rằng qua vài mùa mưa nắng, lớp sơn mới sẽ mang màu rêu phong như cũ.
Chùa Cầu dự kiến sẽ được khánh thành trở lại vào đầu tháng 8.2024.
Chùa Cầu dự kiến sẽ được khánh thành trở lại vào đầu tháng 8.2024.
Đây không phải là lần đầu tiên Chùa Cầu được trùng tu. Công trình này đã trải qua ít nhất 7 lần tu bổ lớn vào các năm 1763, 1817, 1875, 1917, 1962, 1986, 1996.
Trước đó, trả lời Lao Động, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hội An cho biết, việc trùng tu được giám sát chặt chẽ từ cán bộ ngành văn hóa, cơ quan Trung ương và có chuyên gia tư vấn Nhật Bản tham gia, trên nguyên tắc công khai, minh bạch.
Chùa Cầu được trùng tu đảm bảo tiệm cận với tính nguyên gốc, nguyên bản. Dự án trùng tu chỉ thay thế những cột, trụ, thanh gỗ đã mục, hỏng, nguy cơ sụp đổ công trình, đảm bảo an toàn cho di tích và tính bền vững.
Chùa Cầu dự kiến mở cửa trở lại vào đầu tháng 8.2024, nhân sự kiện "Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản" lần thứ 20, năm 2024.
 
Bên trên