Chùa Chuông - danh lam phố Hiến trước ngày đón xá lợi Phật

Hồ Thị Thanh Trà

Well-known member
Chùa Chuông, được mệnh danh "đệ nhất danh lam phố Hiến" nhờ kiến trúc tổng hòa từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn, đã sẵn sàng đón xá lợi Phật và du khách đến thăm viếng từ 28 đến 29/5.
1

Chùa Chuông hay Kim Chung Tự thuộc phường Hiến Nam, TP Hưng Yên, được xây dựng vào thế kỷ 15 thời Hậu Lê và nổi tiếng là "phố Hiến đệ nhất danh lam''.
Chùa Chuông phá vỡ khuôn mẫu kiến trúc truyền thống khi xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc liên hoàn cùng Tứ thủy quy đường (nhà bốn mái dốc quây quanh sân). Các hạng mục trong chùa mang đậm dấu ấn kiến trúc, mĩ thuật thời Hậu Lê đan xen thời Nguyễn như: tam quan, nhà tiền, thượng điện, hành lang, nhà thờ Đức vua Thần Nông, nhà Tổ và nhà Mẫu.
Trong dịp đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam, chùa Chuông được chọn là địa điểm tôn trí xá lợi Phật từ ngày 28 đến hết ngày 29/5.

Chùa lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị về mặt mĩ thuật và lịch sử - văn hóa như bức đại tự, câu đối, chuông đồng, khánh đá.
Trong ảnh là cầu đá xanh cùng cây hương đá (Thạch Thiên đài - ở giữa) được làm năm Chính Hòa thứ 23 (1702). Cây hương đá là một trong những điểm độc đáo của chùa.

Tháp chuông, nơi đặt chuông đồng.
Tên gọi Kim Chung Tự tức chùa Chuông vàng bắt nguồn từ một truyền thuyết về trận đại hồng thủy khiến một quả chuông vàng trôi dạt về làng Nhân Dục. Nhiều nơi muốn rước nhưng không nơi nào rước được. Tuy nhiên, các tăng ni tại ngôi chùa nhỏ cùng hương lão và dân làng sau khi làm lễ đã rước chuông thành công.


Theo trụ trì, tiếng chuông thỉnh lên vang vọng cả đất trời, được xem là vật báu trời ban, nên chùa được đặt tên là Kim Chung Tự.

Bên phải cây hương đá là phù điêu Thập Điện Diêm Vương, mô phỏng cảnh Đường Tăng đi lấy kinh, cảnh địa ngục trần gian với ý nghĩa khuyên răn mỗi con người tu nhân tích đức nhiều hơn.

Chùa nổi tiếng bởi hệ thống tượng Phật phong phú như Thập Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương cùng bộ Tứ Trấn. Nổi bật nhất là Bát Bộ Kim Cương gồm 18 bức tượng La Hán, 4 bức tượng Bồ Tát chạy dọc hai dãy hành lang.
Mỗi pho tượng mang một sắc thái, dáng vẻ khác nhau, được các nghệ nhân đương thời tạo tác công phu, sống động.


Giếng tròn trong chùa được xây dựng từ một tích xưa.
Theo cuốn "Chùa Chuông - Đệ nhất danh lam" do Ban quản lý di tích Hưng Yên xuất bản năm 2017, giếng chùa liên quan đến tích về vị quan thanh liêm, xuất thân nghèo khó. Sau khi ông mất, dân làng gặp năm hạn hán, đã đến trước bàn thờ ông và cầu khấn thì trời đổ mưa, sụt lún tạo nên giếng nước không bao giờ cạn. Dân làng xem giếng linh thiêng nên khi xây tháp thờ các cao tăng luôn hướng mặt về phía giếng.
 
Bên trên