Chùa hơn 500 năm tuổi ở Hà Nội rước xá lợi Đức Phật

Hồ Thị Thanh Trà

Well-known member
Chùa Quán Sứ có từ thế kỷ 16, nổi bật với kiến trúc đình chùa Bắc Bộ, là điểm thứ 3 trong hành trình cung nghinh xá lợi Đức Phật dịp đại lễ Vesak.

Chùa Quán Sứ nằm trên phố cùng tên tại quận Hoàn Kiếm, là điểm thứ 3 trong 4 điểm cung nghinh xá lợi Đức Phật dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Lễ cung rước bắt đầu từ chiều 13/5.
Trong sáng 7/5, hàng trăm Phật tử đã cùng dọn dẹp lại chùa Quán Sứ, thuộc quận Hoàn Kiếm, để chuẩn bị trang trí, rước xá lợi về.

Theo sách "Hoàng Lê Nhất Thống Chí", vào thế kỷ 16, vua Lê Thế Tông cho dựng một tòa nhà tên Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước đều sùng đạo Phật nên một ngôi chùa đã được dựng lên trong khuôn viên Quán Sứ để tiện hành lễ. Các biến động lịch sử khiến dấu ấn của tòa nhà Quán Sứ dần biến mất nhưng ngôi chùa vẫn còn đó.
Trong hình là gác chuông nằm giữa tam quan với ba tầng mái của chùa. Trên tam quan, du khách có thể nhìn thấy nhiều câu đối bằng chữ quốc ngữ.

Qua tam quan là khoảng sân nhỏ, lát gạch dẫn vào chánh điện.


Điện Phật chia làm 5 lớp với lớp đầu thờ tượng Tam Thế Phật; lớp thứ hai là bộ tượng Di Đà Tam Tôn gồm tượng đức Phật A Di Đà ngồi thiền định trên tòa sen, hai bên là hai vị Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí; lớp thứ ba đặt tượng đức Phật Thích Ca thuyết pháp, hai bên có tượng Đại Ca Diếp và A Nan Đà; lớp thứ tư đặt tòa Cửu Long; lớp thứ năm đặt tượng Hộ Pháp.

Không gian phía sau dùng làm thư viện, giảng đường, văn phòng, nhà khách, tăng phòng.
Từ năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, chọn chùa Quán Sứ làm Trụ sở của Trung ương Giáo hội. Từ đó đến nay, chùa trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo Việt Nam và thế giới.

Bức tượng sáp của cố trưởng lão hòa thượng Thích Thanh Tứ được đặt tại tầng một. Pho tượng nổi tiếng vì câu chuyện bị kiểm tra hộ chiếu khi đưa về từ Thái Lan vì y như người thật. Theo nhà chùa, tượng sáp được làm đúng vị trí từng nếp nhăn, vết đồi mồi, gân chân, gân tay khiến thời gian từ lúc lên ý tưởng đến khi hoàn thành mất một năm.


Từ trên cao nhìn xuống, chùa nổi bật với lớp mái ngói vảy cá đỏ đặc trưng của đình chùa Bắc Bộ.
 
Bên trên