Ngọc Vàng
Well-known member
Chùa Ông là ngôi chùa cổ được xây dựng vào năm minh mạng thứ 2 năm 1821, toạ lạc tại Thụ xà, xã Nghĩa Hoà, huyện Tư Nghĩa, cách tp Quảng Ngãi 10km về hướng Đông. Chùa do 4 bang người Hoa Minh Hương xây dựng và trải qua 4 lần trùng tu (1881, 1894, 1921, 1999)
Ngôi chùa Ông nổi tiếng linh thiêng tại tất cả lĩnh vực, đầu năm hoặc các ngày lễ, dòng người đổ về đây cầu an, cầu tình duyên, cầu tài, con cái,… tấp nập.
Hình ảnh: Bà Điệp chủ nhân của Chùa Ông.
Mặc dù chùa Ông đã trải qua 4 lần trùng tu nhưng vẫn giữ được kiến trúc vốn có. Chùa thờ Quan Công ở gian chính diện, phật bà Quan Âm Nam Hải ở gian hậu cung được sắp xếp theo kiểu “tiền Thánh hậu phật”.
Ngoài những vị thánh trên, chùa còn thờ Thiên Hậu với thiên Lý Nhãn, thiên lý Nhĩ, Cửu Thiên Huyền Nữ, cụm tượng Kim Đẩu và 12 bà mụ.
Ngôi chùa Ông Thụ xà Quảng Ngãi tuy không lớn bằng các ngôi chùa do người Hoa xây dựng tại phố cổ Hội An, nhưng lại có sự kết hợp hài hoà về cấu trúc Hoa – Việt trong từng nét diêu khắc, chạm trổ công phu. Cấu trúc chặt chẽ gồm: cổng tam quan, Bình phong, lầu chuông lầu trống. Trong tiền đường gồm 18 cột sắp xếp làm 3 gian, hai chái. Kiến trúc theo kiểu chữ tam gồm 3 nhà liên kết nhau: Tiền chính diện, hậu. Đỉnh bờ mái trước mặt chùa có ghi 3 từ: “Quan Thánh Tự”.
Tại chùa có 6 văn bia chữ nho gồm 2 loại: loại có niên hiệu Thành Thái thứ 7 (1895) và văn bia niên hiệu Khải Định Canh Thân (1920) là năm trùng tu chùa.
Hiện chủ nhân của ngôi chùa chính là bà Điệp, năm nay bà đã ngoài 60. Bà rất hiếm khi tiếp chuyện với báo chí nhưng hôm nay bà đã chia sẻ lại.
Bà kể lại, chùa ông được ông sơ của bà trùng tu cách đây hơn 100 năm, bà là cháu đời thú 4 của chùa. Cơ duyên vào chùa là vào năm 1968, nhà bà không may bị cháy phải dọn vào chùa tá túc, người thân bà lần lượt ra ngoài sinh sống khi ổn định, còn bà vẫn gắn bó với chùa đến ngày hôm nay.
Bà Điệp nói: “tôi cảm thấy rất thân thuộc và có duyên với nơi đây, nên đã ở lại chùa dù hồi trẻ đã tham gia hoạt động ngoài xã hội”.
Khi được hỏi: chùa này linh thiêng nhất Quảng Ngãi phải không cô ? bà Điệp cười và nói: “linh hay không tuỳ vào niềm tin của mỗi người. Người tin và thành tâm cầu nguyện thì họ cảm nhận được sự nhiệm màu còn người không tin, không có nhân duyên với nhà chùa thì tất nhiên không cảm nhận được điều đó.
Hiện Chùa Ông là một trong những cơ sở thờ phụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thu hút nhiều người đến thắp nhang cúng bái, tham quan, nhất là dịp tết nguyên đán, tết đoan ngọ, lễ phật đản, lễ vu lan báo hiếu,…
Chùa đã được bộ thể thao và du lịch công nhận là di tích văn hoá quốc gia vào ngày 7 tháng 1 năm 1993. Có dịp du lịch Quảng Ngãi, du khách có thể đến thăm quan cầu mong sức khoẻ và tài lộc.
Ngôi chùa Ông nổi tiếng linh thiêng tại tất cả lĩnh vực, đầu năm hoặc các ngày lễ, dòng người đổ về đây cầu an, cầu tình duyên, cầu tài, con cái,… tấp nập.
Hình ảnh: Bà Điệp chủ nhân của Chùa Ông.
Mặc dù chùa Ông đã trải qua 4 lần trùng tu nhưng vẫn giữ được kiến trúc vốn có. Chùa thờ Quan Công ở gian chính diện, phật bà Quan Âm Nam Hải ở gian hậu cung được sắp xếp theo kiểu “tiền Thánh hậu phật”.
Ngoài những vị thánh trên, chùa còn thờ Thiên Hậu với thiên Lý Nhãn, thiên lý Nhĩ, Cửu Thiên Huyền Nữ, cụm tượng Kim Đẩu và 12 bà mụ.
Ngôi chùa Ông Thụ xà Quảng Ngãi tuy không lớn bằng các ngôi chùa do người Hoa xây dựng tại phố cổ Hội An, nhưng lại có sự kết hợp hài hoà về cấu trúc Hoa – Việt trong từng nét diêu khắc, chạm trổ công phu. Cấu trúc chặt chẽ gồm: cổng tam quan, Bình phong, lầu chuông lầu trống. Trong tiền đường gồm 18 cột sắp xếp làm 3 gian, hai chái. Kiến trúc theo kiểu chữ tam gồm 3 nhà liên kết nhau: Tiền chính diện, hậu. Đỉnh bờ mái trước mặt chùa có ghi 3 từ: “Quan Thánh Tự”.
Tại chùa có 6 văn bia chữ nho gồm 2 loại: loại có niên hiệu Thành Thái thứ 7 (1895) và văn bia niên hiệu Khải Định Canh Thân (1920) là năm trùng tu chùa.
Hiện chủ nhân của ngôi chùa chính là bà Điệp, năm nay bà đã ngoài 60. Bà rất hiếm khi tiếp chuyện với báo chí nhưng hôm nay bà đã chia sẻ lại.
Bà kể lại, chùa ông được ông sơ của bà trùng tu cách đây hơn 100 năm, bà là cháu đời thú 4 của chùa. Cơ duyên vào chùa là vào năm 1968, nhà bà không may bị cháy phải dọn vào chùa tá túc, người thân bà lần lượt ra ngoài sinh sống khi ổn định, còn bà vẫn gắn bó với chùa đến ngày hôm nay.
Bà Điệp nói: “tôi cảm thấy rất thân thuộc và có duyên với nơi đây, nên đã ở lại chùa dù hồi trẻ đã tham gia hoạt động ngoài xã hội”.
Khi được hỏi: chùa này linh thiêng nhất Quảng Ngãi phải không cô ? bà Điệp cười và nói: “linh hay không tuỳ vào niềm tin của mỗi người. Người tin và thành tâm cầu nguyện thì họ cảm nhận được sự nhiệm màu còn người không tin, không có nhân duyên với nhà chùa thì tất nhiên không cảm nhận được điều đó.
Hiện Chùa Ông là một trong những cơ sở thờ phụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, thu hút nhiều người đến thắp nhang cúng bái, tham quan, nhất là dịp tết nguyên đán, tết đoan ngọ, lễ phật đản, lễ vu lan báo hiếu,…
Chùa đã được bộ thể thao và du lịch công nhận là di tích văn hoá quốc gia vào ngày 7 tháng 1 năm 1993. Có dịp du lịch Quảng Ngãi, du khách có thể đến thăm quan cầu mong sức khoẻ và tài lộc.