Nguyễn May
Well-known member
Đảm bảo thông tin chính xác bằng việc đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là giai đoạn thứ 2 trên tổng số 3 giai đoạn trong công cuộc xử lý sim rác.
Người dân đến thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao tại điểm giao dịch Viettel. Ảnh: Hữu Chánh
Mỗi tháng chặn khoảng 50 triệu tin nhắn rác
Vài năm trở lại đây, tình trạng lừa đảo từ cuộc gọi rác, tin nhắn rác nở rộ tại Việt Nam. Các chuyên gia an toàn thông tin đánh giá, một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là sim không chính chủ, đây là cơ hội cho kẻ xấu thực hiện hành vi phạm tội nhưng khó bị phát hiện.
Tuy nhiên, việc xử lý sim rác còn chậm, gây bức xúc dư luận. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp bách về việc quản lý thuê bao di động.
Ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) - cho biết, cục luôn theo sát để quản lý tình trạng trên.
Để hạn chế việc sim bị sử dụng cho mục đích xấu, luật quy định các cá nhân khi muốn đăng ký từ sim thứ tư trở lên, hoặc doanh nghiệp khi cần sim số lượng lớn, phải thực hiện hợp đồng theo mẫu với nhà cung cấp.
Tin nhắn rác làm phiền người dùng. Ảnh: Hữu Chánh
Tuy nhiên, theo ông Nhã, không thể cấm một người sở hữu nhiều sim, vì có cá nhân, tổ chức cần nhiều số điện thoại phục vụ việc kinh doanh, chăm sóc khách hàng, hay sử dụng cho các thiết bị IoT.
Trong giai đoạn 2021 - 2022, có tới 30.000 phản ánh mỗi tháng của người dân liên quan đến cuộc gọi rác, tin nhắn rác, khủng bố qua điện thoại. Trong đó, tin nhắn rác đã bắt đầu chùng xuống nhờ áp dụng tốt công nghệ, mỗi tháng chặn khoảng 50 triệu tin.
Thời gian qua, Bộ TTTT đã triển khai giải pháp cung cấp số điện thoại đầu mối để người dân phản ánh, đồng thời phối hợp các nhà mạng phát triển công nghệ phát hiện để chủ động ngăn chặn.
Trên thực tế, Bộ TTTT trong năm qua cũng đã xử phạt 7 doanh nghiệp viễn thông vi phạm quản lý thuê bao, xử lý sim không chính chủ 3 tỉ đồng nhưng sim rác vẫn là vấn đề gây nhức nhối.
Ba công đoạn để giải quyết sim rác
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, có ba công đoạn lớn trong việc giải quyết vấn nạn sim rác. Thứ nhất là đảm bảo toàn bộ thuê bao có thông tin. Tiếp đến là đảm bảo thông tin chính xác bằng việc đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cuối cùng là xử lý tình trạng sim không chính chủ.
Theo báo cáo, Bộ TTTT đã xóa 26 triệu thuê bao di động không có thông tin. Số thuê bao di động tại Việt Nam hiện còn khoảng 127 triệu.
Nhân viên nhà mạng hỗ trợ người dân chuẩn hóa thông tin thuê bao. Ảnh: Hữu Chánh
Tính đến hết ngày 30.3, đã có 1.990.000 thuê bao thực hiện chuẩn hóa lại thông tin cá nhân, chiếm 52,36% số thuê bao trong danh sách phải làm việc này.
Hiện vẫn còn khoảng 1,8 triệu thuê bao thuộc diện chuẩn hóa. Theo quy định, thuê bao sẽ bị khóa một chiều nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin trước ngày 1.4. Nếu tiếp tục không thực hiện, thuê bao sẽ bị khóa hai chiều sau ngày 15.4 và chấm dứt hợp đồng, thu hồi số vào ngày 15.5.
Như vậy, công cuộc xử lý sim rác đang ở công đoạn thứ hai.
Ông Nhã cho hay, công tác chuẩn hoá thông tin thuê bao, bảo đảm thông tin của người sử dụng dịch vụ viễn thông di động được quản lý đầy đủ, chính xác, có vai trò hết sức quan trọng.
Đợt chuẩn hoá lần này có điểm khác so với các lần trước đây. Trước đây, việc chuẩn hoá mới chỉ dừng ở mức đối chiếu, bảo đảm sự đầy đủ, trùng khớp giữa thông tin được khách hàng cung cấp khi mua, đăng ký sim và thông tin lưu trữ tại nhà mạng.
Lần này, sau khi chúng ta đã có Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm dữ liệu “gốc” để đối chiếu, xác thực thì việc chuẩn hóa hướng tới mục tiêu bảo đảm thông tin thuê bao thông tin đúng quy định và có thông tin trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sau khi đối soát.
“Từ đó sẽ góp phần làm giảm các hoạt động lợi dụng sim thuê bao có thông tin thuê bao không đúng để thực hiện các hoạt động quảng cáo không đúng sự thật, vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật” - ông Nhã nói.
Nhà mạng thông báo đến những thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa. Ảnh: VinaPhone cung cấpTheo Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, cục cũng đã yêu cầu các nhà mạng cương quyết dừng hoạt động của những thuê bao có thông tin không chính xác theo quy định.
"Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các Sở TTTT tổ chức giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các doanh nghiệp. Đặc biệt với việc phát triển thuê bao mới, báo cáo lãnh đạo Bộ TTTT xử lý nghiêm, bao gồm việc đề nghị đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới đối với các doanh nghiệp vi phạm, nhất là các hành vi cung cấp dịch vụ cho thuê bao phát triển mới có thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác; bán và lưu thông trên thị trường sim thuê bao đã được nhập sẵn thông tin, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho sim thuê bao” - ông Nhã nói.
Mỗi tháng chặn khoảng 50 triệu tin nhắn rác
Vài năm trở lại đây, tình trạng lừa đảo từ cuộc gọi rác, tin nhắn rác nở rộ tại Việt Nam. Các chuyên gia an toàn thông tin đánh giá, một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là sim không chính chủ, đây là cơ hội cho kẻ xấu thực hiện hành vi phạm tội nhưng khó bị phát hiện.
Tuy nhiên, việc xử lý sim rác còn chậm, gây bức xúc dư luận. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp bách về việc quản lý thuê bao di động.
Ông Nguyễn Phong Nhã - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) - cho biết, cục luôn theo sát để quản lý tình trạng trên.
Để hạn chế việc sim bị sử dụng cho mục đích xấu, luật quy định các cá nhân khi muốn đăng ký từ sim thứ tư trở lên, hoặc doanh nghiệp khi cần sim số lượng lớn, phải thực hiện hợp đồng theo mẫu với nhà cung cấp.
Tuy nhiên, theo ông Nhã, không thể cấm một người sở hữu nhiều sim, vì có cá nhân, tổ chức cần nhiều số điện thoại phục vụ việc kinh doanh, chăm sóc khách hàng, hay sử dụng cho các thiết bị IoT.
Trong giai đoạn 2021 - 2022, có tới 30.000 phản ánh mỗi tháng của người dân liên quan đến cuộc gọi rác, tin nhắn rác, khủng bố qua điện thoại. Trong đó, tin nhắn rác đã bắt đầu chùng xuống nhờ áp dụng tốt công nghệ, mỗi tháng chặn khoảng 50 triệu tin.
Thời gian qua, Bộ TTTT đã triển khai giải pháp cung cấp số điện thoại đầu mối để người dân phản ánh, đồng thời phối hợp các nhà mạng phát triển công nghệ phát hiện để chủ động ngăn chặn.
Trên thực tế, Bộ TTTT trong năm qua cũng đã xử phạt 7 doanh nghiệp viễn thông vi phạm quản lý thuê bao, xử lý sim không chính chủ 3 tỉ đồng nhưng sim rác vẫn là vấn đề gây nhức nhối.
Ba công đoạn để giải quyết sim rác
Theo Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, có ba công đoạn lớn trong việc giải quyết vấn nạn sim rác. Thứ nhất là đảm bảo toàn bộ thuê bao có thông tin. Tiếp đến là đảm bảo thông tin chính xác bằng việc đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cuối cùng là xử lý tình trạng sim không chính chủ.
Theo báo cáo, Bộ TTTT đã xóa 26 triệu thuê bao di động không có thông tin. Số thuê bao di động tại Việt Nam hiện còn khoảng 127 triệu.
Tính đến hết ngày 30.3, đã có 1.990.000 thuê bao thực hiện chuẩn hóa lại thông tin cá nhân, chiếm 52,36% số thuê bao trong danh sách phải làm việc này.
Hiện vẫn còn khoảng 1,8 triệu thuê bao thuộc diện chuẩn hóa. Theo quy định, thuê bao sẽ bị khóa một chiều nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin trước ngày 1.4. Nếu tiếp tục không thực hiện, thuê bao sẽ bị khóa hai chiều sau ngày 15.4 và chấm dứt hợp đồng, thu hồi số vào ngày 15.5.
Như vậy, công cuộc xử lý sim rác đang ở công đoạn thứ hai.
Ông Nhã cho hay, công tác chuẩn hoá thông tin thuê bao, bảo đảm thông tin của người sử dụng dịch vụ viễn thông di động được quản lý đầy đủ, chính xác, có vai trò hết sức quan trọng.
Đợt chuẩn hoá lần này có điểm khác so với các lần trước đây. Trước đây, việc chuẩn hoá mới chỉ dừng ở mức đối chiếu, bảo đảm sự đầy đủ, trùng khớp giữa thông tin được khách hàng cung cấp khi mua, đăng ký sim và thông tin lưu trữ tại nhà mạng.
Lần này, sau khi chúng ta đã có Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm dữ liệu “gốc” để đối chiếu, xác thực thì việc chuẩn hóa hướng tới mục tiêu bảo đảm thông tin thuê bao thông tin đúng quy định và có thông tin trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sau khi đối soát.
“Từ đó sẽ góp phần làm giảm các hoạt động lợi dụng sim thuê bao có thông tin thuê bao không đúng để thực hiện các hoạt động quảng cáo không đúng sự thật, vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật” - ông Nhã nói.
"Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các Sở TTTT tổ chức giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các doanh nghiệp. Đặc biệt với việc phát triển thuê bao mới, báo cáo lãnh đạo Bộ TTTT xử lý nghiêm, bao gồm việc đề nghị đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới đối với các doanh nghiệp vi phạm, nhất là các hành vi cung cấp dịch vụ cho thuê bao phát triển mới có thông tin không đầy đủ hoặc không chính xác; bán và lưu thông trên thị trường sim thuê bao đã được nhập sẵn thông tin, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho sim thuê bao” - ông Nhã nói.