Thanh Tuấn
Well-known member
Pho Holdings không tiếp tục đòi độc quyền sử dụng từ "Phở" trong thương hiệu ở Anh, sau khi hứng chỉ trích từ mạng xã hội.
Pho Holdings, chuỗi nhà hàng đồ ăn Việt do Stephen và Jules Wall thành lập năm 2005, vừa đệ đơn lên Cục Sở hữu Trí tuệ Anh, từ bỏ đăng ký bản quyền từ "Phở" trong thương hiệu của mình sau khi hứng chỉ trích trên mạng xã hội.
Tranh cãi tăng nhiệt sau khi Yen, người Việt sống ở London và có tài khoản iamyenlikethemoney trên TikTok, ngày 12/10 đăng video chỉ trích Pho Holdings vì đòi độc quyền sử dụng từ "Phở" làm tên thương hiệu cho hàng chục nhà hàng ở Anh.
"Là người Việt Nam, mỗi lần đi qua nhà hàng của Pho Holdings là tôi lại sôi máu. Chuỗi nhà hàng này không phải người Việt Nam làm chủ, họ còn đăng ký nhãn hiệu cho từ 'Phở' tại Anh. Phở là quốc thực của Việt Nam, thật điên rồ, giống như đăng ký bản quyền kebab hay sushi vậy", Yen lập luận.
Một nhà hàng của chuỗi Pho Holdings tại London. Ảnh: Pho Holdings
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 452.031px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Một nhà hàng của chuỗi Pho Holdings tại London. Ảnh: Pho Holdings
"Cuộc chiến phở" bắt đầu từ năm 2013, Pho Holdings gửi thư đòi kiện Mơ Phở, một nhà hàng nhỏ ở phía đông London.
Trong thư, Pho Holdings tuyên bố đã đăng ký nhãn hiệu "Phở" từ 6 năm trước và độc quyền dùng tên này. Mơ Phở đã phải tạm thời gỡ bảng hiệu.
Khi hứng chỉ trích trên mạng xã hội, Pho Holdings khẳng định không đăng ký thương hiệu cho món ăn mà là tên công ty và chỉ đang bảo vệ lợi ích kinh doanh, nhưng sau đó thừa nhận mắc sai lầm và tuyên bố dừng chống lại Mơ Phở.
Cuộc tranh luận lắng xuống sau đó. Nhà hàng Mơ Phở đã đóng cửa vài năm sau, còn Pho Holdings tiếp tục phát triển lên 45 chi nhánh trên toàn quốc, bán hàng nghìn bát phở mỗi tuần.
Video lật lại sự việc của Yen lan truyền, thu hút 2,6 triệu lượt xem, nhiều người bình luận tỏ ý định tẩy chay chuỗi nhà hàng Pho Holdings.
Trước làn sóng chỉ trích mới, Pho Holdings cho biết luôn yêu mến văn hóa, ẩm thực Việt Nam và đã lắng nghe các bình luận trong tuần qua, nhưng câu chuyện thương hiệu này "đã bị hiểu lầm".
Món phở bò của nhà hàng Mơ Phở ở London, năm 2013. Ảnh: Mơ Phở
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 454.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Món phở bò của nhà hàng Mơ Phở ở London, năm 2013. Ảnh: Mơ Phở
"Chúng tôi tái khẳng định không đăng ký thương hiệu cho món ăn và tin rằng phở không thuộc về bất kỳ ai khác ngoài người dân Việt Nam. Đúng là chúng tôi sở hữu nhãn hiệu này, nhưng không hạn chế bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng từ 'phở' trong tên gọi. Hơn 50 doanh nghiệp khác tại Anh cũng có từ 'phở' trong thương hiệu", tuyên bố có đoạn.
Nhiều người dùng mạng xã hội coi đây là lời giải thích "không chân thành" và tiếp tục kêu gọi tẩy chay chuỗi nhà hàng, tìm đến "các quán phở chính thống".
Đại diện Pho Holdings cho biết đã quyết định đệ đơn yêu cầu hủy đăng ký bản quyền từ "phở" trong tên gọi lên Cục Sở hữu Trí tuệ Anh, hy vọng sẽ sớm được phê duyệt và chấm dứt "cuộc chiến phở" kéo dài hơn một thập kỷ.
Pho Holdings, chuỗi nhà hàng đồ ăn Việt do Stephen và Jules Wall thành lập năm 2005, vừa đệ đơn lên Cục Sở hữu Trí tuệ Anh, từ bỏ đăng ký bản quyền từ "Phở" trong thương hiệu của mình sau khi hứng chỉ trích trên mạng xã hội.
Tranh cãi tăng nhiệt sau khi Yen, người Việt sống ở London và có tài khoản iamyenlikethemoney trên TikTok, ngày 12/10 đăng video chỉ trích Pho Holdings vì đòi độc quyền sử dụng từ "Phở" làm tên thương hiệu cho hàng chục nhà hàng ở Anh.
"Là người Việt Nam, mỗi lần đi qua nhà hàng của Pho Holdings là tôi lại sôi máu. Chuỗi nhà hàng này không phải người Việt Nam làm chủ, họ còn đăng ký nhãn hiệu cho từ 'Phở' tại Anh. Phở là quốc thực của Việt Nam, thật điên rồ, giống như đăng ký bản quyền kebab hay sushi vậy", Yen lập luận.
Một nhà hàng của chuỗi Pho Holdings tại London. Ảnh: Pho Holdings
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 452.031px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Một nhà hàng của chuỗi Pho Holdings tại London. Ảnh: Pho Holdings
"Cuộc chiến phở" bắt đầu từ năm 2013, Pho Holdings gửi thư đòi kiện Mơ Phở, một nhà hàng nhỏ ở phía đông London.
Trong thư, Pho Holdings tuyên bố đã đăng ký nhãn hiệu "Phở" từ 6 năm trước và độc quyền dùng tên này. Mơ Phở đã phải tạm thời gỡ bảng hiệu.
Khi hứng chỉ trích trên mạng xã hội, Pho Holdings khẳng định không đăng ký thương hiệu cho món ăn mà là tên công ty và chỉ đang bảo vệ lợi ích kinh doanh, nhưng sau đó thừa nhận mắc sai lầm và tuyên bố dừng chống lại Mơ Phở.
Cuộc tranh luận lắng xuống sau đó. Nhà hàng Mơ Phở đã đóng cửa vài năm sau, còn Pho Holdings tiếp tục phát triển lên 45 chi nhánh trên toàn quốc, bán hàng nghìn bát phở mỗi tuần.
Video lật lại sự việc của Yen lan truyền, thu hút 2,6 triệu lượt xem, nhiều người bình luận tỏ ý định tẩy chay chuỗi nhà hàng Pho Holdings.
Trước làn sóng chỉ trích mới, Pho Holdings cho biết luôn yêu mến văn hóa, ẩm thực Việt Nam và đã lắng nghe các bình luận trong tuần qua, nhưng câu chuyện thương hiệu này "đã bị hiểu lầm".
Món phở bò của nhà hàng Mơ Phở ở London, năm 2013. Ảnh: Mơ Phở
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 454.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Món phở bò của nhà hàng Mơ Phở ở London, năm 2013. Ảnh: Mơ Phở
"Chúng tôi tái khẳng định không đăng ký thương hiệu cho món ăn và tin rằng phở không thuộc về bất kỳ ai khác ngoài người dân Việt Nam. Đúng là chúng tôi sở hữu nhãn hiệu này, nhưng không hạn chế bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng từ 'phở' trong tên gọi. Hơn 50 doanh nghiệp khác tại Anh cũng có từ 'phở' trong thương hiệu", tuyên bố có đoạn.
Nhiều người dùng mạng xã hội coi đây là lời giải thích "không chân thành" và tiếp tục kêu gọi tẩy chay chuỗi nhà hàng, tìm đến "các quán phở chính thống".
Đại diện Pho Holdings cho biết đã quyết định đệ đơn yêu cầu hủy đăng ký bản quyền từ "phở" trong tên gọi lên Cục Sở hữu Trí tuệ Anh, hy vọng sẽ sớm được phê duyệt và chấm dứt "cuộc chiến phở" kéo dài hơn một thập kỷ.