Hải Vy
Well-known member
Nhằm thúc đẩy giao dịch không tiền mặt dễ dàng và an toàn, nhiều đơn vị giải pháp thanh toán đang giúp phát triển ngành F&B tại Việt Nam.
SmartPay hiện là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán luôn đề cao việc nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ để nâng cao chuyển đổi số, biến chuyển đổi số trở thành giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu của các dịch vụ F&B, bao gồm nhà hàng, trường học và nhà ăn bệnh viện, các dịch vụ mang thức ăn đến nhà...
Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tính đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 338.600 nhà hàng/quán cà phê, với quy mô doanh thu ngành F&B ước tính đạt gần 610.000 tỉ đồng, trong đó 333.690 tỉ đồng đến từ thị trường ăn ngoài.
Mặc dù có tới 46,5% trong số gần 3.000 nhà hàng/quán cà phê được khảo sát vẫn chưa bán hàng trực tuyến, tuy nhiên 82,8% doanh nghiệp F&B đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số, ứng dụng chủ yếu trong hoạt động bán hàng và quản lý kho, nguyên vật liệu…
Nhiều xu hướng về thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam đã được chia sẻ
T.L
Bà Nguyễn Thị Trọng Phú - Tổng giám đốc SmartPay chia sẻ: "Nhà bán hàng ăn uống F&B" hiện chiếm hơn 30% trong cơ cấu khách hàng của SmartPay và chúng tôi xác định đây là phân khúc quan trọng vì ngành F&B thực hiện chuyển đổi số nhanh nhất. Đặc biệt đại dịch Covid-19 khiến thanh toán không tiền mặt và không tiếp xúc được ưu tiên, vì vậy doanh nghiệp cần phải chuyển đổi để đáp ứng với sự thay đổi trong hành vi mua sắm và thanh toán của khách hàng. Sau đại dịch nhiều doanh nghiệp F&B cũng đã biết sử dụng đa nền tảng để bán hàng thay vì chỉ tập trung vào bán tại chỗ như trước đây, họ cũng thấy rõ tầm quan trọng của việc có dữ liệu khách hàng để giữ khách hàng thân thiết và phát triển khách hàng mới nhằm tăng doanh thu bán hàng. Vì vậy mặc dù chuyển đổi số không phải là bắt buộc với tất cả doanh nghiệp nhưng muốn thành công họ phải chuyển đổi số.
Tuy nhiên, chuyển đổi số là điều đã được các doanh nghiệp lớn thúc đẩy mạnh mẽ, các doanh nghiệp bán hàng nhỏ lẻ lại là phân khúc thiếu sự đầu tư và thiếu sự phục vụ. Điều này bắt nguồn từ một số nguyên nhân như khó khăn trong triển khai, hạn chế kinh phí đầu tư hay ít nhận được sự quan tâm từ các tổ chức tài chính hoặc dịch vụ thanh toán. Chính vì vậy, bà Trọng Phú cho biết SmartPay muốn giúp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ lẻ tăng tốc chuyển đổi số từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Để tạo ra sự khác biệt, SmartPay nắm bắt các rủi ro và khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ lẻ phải đối diện để phát triển và sáng tạo công nghệ phù hợp, với kinh phí đầu tư ban đầu thấp để dễ dàng triển khai tại những doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Một trong những minh chứng cho việc này là 50.000 máy báo nhận tiền SmartBox với tổng giá trị 25 tỉ đồng sẽ được SmartPay tặng miễn phí cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ từ tháng 5 năm nay. Thiết bị SmartBox có khả năng lập tức phát ra thông báo khi nhận chuyển khoản thành công, giúp nhà bán hàng làm quen với phương thức thanh toán điện tử, an tâm hơn trong việc kinh doanh. Máy có thiết kế nhỏ gọn, có thể kết nối nhanh với Wi-Fi và 4G. Ngoài ra, SmartPay còn cung cấp dịch vụ quét mã SmartQR với ưu điểm là chấp nhận mọi hình thức chuyển khoản từ tất cả các ứng dụng ngân hàng cho đến ví điện tử hoàn toàn miễn phí.
Bên cạnh đó, SmartPay cũng tích hợp phần mềm quản lý bán hàng vào thiết bị thanh toán SmartPOS giúp nhà bán hàng F&B có thể chấp nhận thanh toán qua mọi hình thức như quét mã QR, cà thẻ ngân hàng…; Quản lý đơn hàng, quản lý thu chi, quản lý nhân viên, các chương trình khuyến mãi và xuất hóa đơn điện tử chỉ thông qua thiết bị duy nhất.
Hạn chế hiện nay trong việc chuyển đổi số là nhiều khách hàng vẫn chưa sẵn sàng đón nhận, đặc biệt tại các khu vực nông thôn. Nhằm hỗ trợ thay đổi tư duy ở khu vực nông thôn, SmartPay tạo điều kiện để người dùng và cửa hàng bán lẻ trên khắp đất nước tiếp cận sản phẩm của công ty. Bà Phú cho rằng đó chỉ là một phần trong nỗ lực thay đổi tư duy chuyển đổi số vì điều này cũng cần công sức của toàn xã hội.
Ông Marek Forysiak - nhà sáng lập SmartPay tin rằng xu hướng thanh toán không tiền mặt sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong thời gian tới
T.L
Theo nhà sáng lập SmartPay - ông Marek Forysiak, mục tiêu mà dịch vụ hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xác định đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty chính là thanh toán bằng tiền mặt. Công ty hy vọng hoạt động thanh toán bằng tiền mặt sẽ giảm từ 100% trong 5 năm trước đây xuống còn 70 - 80%, và tỷ lệ này xuống nhiều hơn nữa vào năm 2025.
Chia sẻ với Thanh Niên về vấn đề bảo mật thông tin của SmartPay, ông Forysiak khẳng định đội ngũ nhân viên công ty tốn rất nhiều thời gian và công sức để bảo vệ danh tính cũng như tiền bạc của khách hàng công ty. Đây là điểm quan trọng nhất của các nền tảng chuyển và nhận tiền nói chung và SmartPay nói riêng.
Ông Forysiak tin rằng nỗ lực mang đến nhiều giải pháp đa dạng thúc đẩy hoạt động kinh doanh giúp SmartPay trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu cùng các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Trong tương lai, SmartPay hy vọng các nỗ lực chuyển đổi số sẽ được tiếp tục bằng cách sẵn sàng phát triển các sản phẩm và dịch vụ giúp khoảng 4 triệu hộ kinh doanh vừa, nhỏ và siêu nhỏ có thể tối ưu hóa kinh doanh.
SmartPay hiện là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp thanh toán luôn đề cao việc nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ để nâng cao chuyển đổi số, biến chuyển đổi số trở thành giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu của các dịch vụ F&B, bao gồm nhà hàng, trường học và nhà ăn bệnh viện, các dịch vụ mang thức ăn đến nhà...
Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tính đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 338.600 nhà hàng/quán cà phê, với quy mô doanh thu ngành F&B ước tính đạt gần 610.000 tỉ đồng, trong đó 333.690 tỉ đồng đến từ thị trường ăn ngoài.
Mặc dù có tới 46,5% trong số gần 3.000 nhà hàng/quán cà phê được khảo sát vẫn chưa bán hàng trực tuyến, tuy nhiên 82,8% doanh nghiệp F&B đã bắt đầu hành trình chuyển đổi số, ứng dụng chủ yếu trong hoạt động bán hàng và quản lý kho, nguyên vật liệu…
Nhiều xu hướng về thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam đã được chia sẻ
T.L
Bà Nguyễn Thị Trọng Phú - Tổng giám đốc SmartPay chia sẻ: "Nhà bán hàng ăn uống F&B" hiện chiếm hơn 30% trong cơ cấu khách hàng của SmartPay và chúng tôi xác định đây là phân khúc quan trọng vì ngành F&B thực hiện chuyển đổi số nhanh nhất. Đặc biệt đại dịch Covid-19 khiến thanh toán không tiền mặt và không tiếp xúc được ưu tiên, vì vậy doanh nghiệp cần phải chuyển đổi để đáp ứng với sự thay đổi trong hành vi mua sắm và thanh toán của khách hàng. Sau đại dịch nhiều doanh nghiệp F&B cũng đã biết sử dụng đa nền tảng để bán hàng thay vì chỉ tập trung vào bán tại chỗ như trước đây, họ cũng thấy rõ tầm quan trọng của việc có dữ liệu khách hàng để giữ khách hàng thân thiết và phát triển khách hàng mới nhằm tăng doanh thu bán hàng. Vì vậy mặc dù chuyển đổi số không phải là bắt buộc với tất cả doanh nghiệp nhưng muốn thành công họ phải chuyển đổi số.
Tuy nhiên, chuyển đổi số là điều đã được các doanh nghiệp lớn thúc đẩy mạnh mẽ, các doanh nghiệp bán hàng nhỏ lẻ lại là phân khúc thiếu sự đầu tư và thiếu sự phục vụ. Điều này bắt nguồn từ một số nguyên nhân như khó khăn trong triển khai, hạn chế kinh phí đầu tư hay ít nhận được sự quan tâm từ các tổ chức tài chính hoặc dịch vụ thanh toán. Chính vì vậy, bà Trọng Phú cho biết SmartPay muốn giúp hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ lẻ tăng tốc chuyển đổi số từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Để tạo ra sự khác biệt, SmartPay nắm bắt các rủi ro và khó khăn mà doanh nghiệp nhỏ lẻ phải đối diện để phát triển và sáng tạo công nghệ phù hợp, với kinh phí đầu tư ban đầu thấp để dễ dàng triển khai tại những doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Một trong những minh chứng cho việc này là 50.000 máy báo nhận tiền SmartBox với tổng giá trị 25 tỉ đồng sẽ được SmartPay tặng miễn phí cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ từ tháng 5 năm nay. Thiết bị SmartBox có khả năng lập tức phát ra thông báo khi nhận chuyển khoản thành công, giúp nhà bán hàng làm quen với phương thức thanh toán điện tử, an tâm hơn trong việc kinh doanh. Máy có thiết kế nhỏ gọn, có thể kết nối nhanh với Wi-Fi và 4G. Ngoài ra, SmartPay còn cung cấp dịch vụ quét mã SmartQR với ưu điểm là chấp nhận mọi hình thức chuyển khoản từ tất cả các ứng dụng ngân hàng cho đến ví điện tử hoàn toàn miễn phí.
Bên cạnh đó, SmartPay cũng tích hợp phần mềm quản lý bán hàng vào thiết bị thanh toán SmartPOS giúp nhà bán hàng F&B có thể chấp nhận thanh toán qua mọi hình thức như quét mã QR, cà thẻ ngân hàng…; Quản lý đơn hàng, quản lý thu chi, quản lý nhân viên, các chương trình khuyến mãi và xuất hóa đơn điện tử chỉ thông qua thiết bị duy nhất.
Hạn chế hiện nay trong việc chuyển đổi số là nhiều khách hàng vẫn chưa sẵn sàng đón nhận, đặc biệt tại các khu vực nông thôn. Nhằm hỗ trợ thay đổi tư duy ở khu vực nông thôn, SmartPay tạo điều kiện để người dùng và cửa hàng bán lẻ trên khắp đất nước tiếp cận sản phẩm của công ty. Bà Phú cho rằng đó chỉ là một phần trong nỗ lực thay đổi tư duy chuyển đổi số vì điều này cũng cần công sức của toàn xã hội.
Ông Marek Forysiak - nhà sáng lập SmartPay tin rằng xu hướng thanh toán không tiền mặt sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong thời gian tới
T.L
Theo nhà sáng lập SmartPay - ông Marek Forysiak, mục tiêu mà dịch vụ hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xác định đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty chính là thanh toán bằng tiền mặt. Công ty hy vọng hoạt động thanh toán bằng tiền mặt sẽ giảm từ 100% trong 5 năm trước đây xuống còn 70 - 80%, và tỷ lệ này xuống nhiều hơn nữa vào năm 2025.
Chia sẻ với Thanh Niên về vấn đề bảo mật thông tin của SmartPay, ông Forysiak khẳng định đội ngũ nhân viên công ty tốn rất nhiều thời gian và công sức để bảo vệ danh tính cũng như tiền bạc của khách hàng công ty. Đây là điểm quan trọng nhất của các nền tảng chuyển và nhận tiền nói chung và SmartPay nói riêng.
Ông Forysiak tin rằng nỗ lực mang đến nhiều giải pháp đa dạng thúc đẩy hoạt động kinh doanh giúp SmartPay trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu cùng các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ. Trong tương lai, SmartPay hy vọng các nỗ lực chuyển đổi số sẽ được tiếp tục bằng cách sẵn sàng phát triển các sản phẩm và dịch vụ giúp khoảng 4 triệu hộ kinh doanh vừa, nhỏ và siêu nhỏ có thể tối ưu hóa kinh doanh.
Trích theo: Thành Luân