Quang Minh
Well-known member
Bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt khuyến cáo các bậc cha mẹ nên chủ động phòng bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng ho, sổ mũi việc chăm sóc tại nhà phù hợp sẽ kiểm soát tốt các triệu chứng, hạn chế nguy cơ trở nặng.
Đầu tháng 3/2024, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo tình trạng nắng nóng gay gắt quay trở lại do hiện tượng El Nino và tác động của nó sẽ tiếp tục kéo dài thêm 3 tháng tới. Từ đầu năm đến nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người trong đó có trẻ nhỏ mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa...
Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, những ngày gần đây tại bệnh viện và phòng khám tiếp nhận số trẻ đến thăm khám có xu hướng tăng lên, trong đó các lượt khám bệnh lý về tai mũi họng, hô hấp chiếm 50% tổng số các lượt khám bệnh. Mỗi ngày, tại bệnh viện có trung bình 40 - 50 lượt nhập viện liên quan đến các nhiễm trùng đường hô hấp. Thời tiết nắng nóng gay gắt là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tăng sinh. Trong khi đó, sức đề kháng của trẻ còn non yếu và rất dễ bị các loại vi sinh vật xâm nhập.
Hơn nữa, sức khỏe của trẻ chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết là do lượng nước trong cơ thể và nhu cầu nước cung cấp hàng ngày ở trẻ em khác với người lớn, nên thời tiết nắng nóng làm cơ thể trẻ dễ bị mất nước và điện giải. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công.
TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: NVCC
Vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng cao. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách sử dụng các thiết bị này đúng cách như bật quạt và điều hòa với công suất lớn, quạt gió trực tiếp. Trẻ con vốn hiếu động, những thói quen chạy nhảy từ ngoài trời nắng vào ngay phòng máy lạnh, tắm ngay khi vận động xong hoặc ngâm mình trong bể bơi quá lâu, khiến trẻ dễ sốc nhiệt, cảm lạnh, sốt, viêm họng...
Để phòng bệnh mùa nắng nóng, bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt khuyến cáo các bậc cha mẹ nên chủ động phòng tránh cho trẻ. Khi xuất hiện các triệu chứng ho, sổ mũi việc chăm sóc tại nhà phù hợp sẽ kiểm soát tốt các triệu chứng, hạn chế nguy cơ trở nặng hay phải nằm viện.
Các biện pháp dưới đây có thể giúp trẻ phòng bệnh:
Cho trẻ uống nhiều nước và ăn đủ dưỡng chất. Với trẻ sơ sinh cần tăng cường bú mẹ để tăng sức đề kháng. Trẻ nhỏ đi chơi, đi học và luyện tập trong môi trường nóng bức cần uống thêm nhiều nước. Nước cũng có tác dụng long đờm trong trường hợp trẻ ho có đờm. Đồng thời, cho trẻ kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin...
Vệ sinh mũi họng cho bé đúng cách. Cha mẹ không nên tự ý rửa mũi cho con vì có thể gây hít sặc hoặc co thắt thanh môn gây ngưng thở. Mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé rồi dùng dụng cụ hút hoặc bấc sâu kèn để vệ sinh sạch gỉ mũi.
Tạo thói quen đúng khi sinh hoạt ngoài trời mùa nắng nóng. Trước khi đi từ môi trường có nhiệt độ thấp nên ngồi khu vực mát trước và trang phục phù hợp thời tiết: quần áo nhẹ, mỏng, thấm hút mồ hồi, màu sáng, đội nón rộng vành, thoa kem chống nắng.
Chăm sóc trẻ đúng cách có thể phòng tránh các bệnh hô hấp. Ảnh: Shutterstock
Sử dụng điều hòa đúng cách. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa giảm dần để trẻ thích nghi sau khi tiếp xúc không khí nóng bên ngoài. Duy trì nhiệt độ phòng từ 25- 28 độ C và kết hợp máy tạo độ ẩm hoặc quạt tản gió nhẹ. Cách này vừa duy trì độ ẩm phòng vừa giúp trẻ tránh khô niêm mạc mũi, trẻ sẽ ngủ ngon hơn.
Ngay khi trẻ có các triệu chứng ho cảm hoặc sốt, bố mẹ cũng cần lưu ý điều trị đúng cách, tránh bệnh trở nặng.
Hạ sốt đúng cách. Cần hạ sốt với thuốc có thành phần paracetamol liều theo cân nặng. Mặc quần áo mỏng, dễ thấm hút mồ hôi và có thể lau mát bằng nước ấm cho trẻ khi cần thiết. Giữ nhà cửa thông thoáng và cho trẻ uống thêm nước điện giải.
Hỗ trợ giảm triệu chứng đường hô hấp sớm. Bác sĩ Nguyệt cho biết chương trình xử trí lồng ghép trẻ bệnh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các quốc gia có sản phẩm thảo dược địa phương có thể sử dụng cho trẻ viêm hô hấp, ho, cảm lạnh. Tại Việt Nam, các công thức thảo dược dân gian hỗ trợ chữa ho, cảm như quất (tắc) chưng đường phèn, húng chanh (tần dày lá) hấp cách thủy... đã được sử dụng và ghi nhận có hiệu quả.
Để tiện lợi hơn, cha mẹ có thể lựa chọn sản phẩm siro ho cảm với nguồn dược liệu sạch từ các thảo dược trên... Tuy nhiên, cần lưu ý chọn siro ho cho trẻ phải phù hợp với độ tuổi, thành phần dược liệu sạch chuẩn hóa GACP- WHO. Siro ho cảm thảo dược có cơ chế giúp làm ấm, ẩm và dịu cổ họng, long đờm, hỗ trợ giảm triệu chứng cảm, ho, sổ mũi, tiêu đờm an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Nhận biết các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục khó hạ, lừ đừ, bỏ ăn/bú, nôn ói, thở mệt hay rút lõm ngực, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị.
Đầu tháng 3/2024, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ dự báo tình trạng nắng nóng gay gắt quay trở lại do hiện tượng El Nino và tác động của nó sẽ tiếp tục kéo dài thêm 3 tháng tới. Từ đầu năm đến nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều người trong đó có trẻ nhỏ mắc các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa...
Tiến sĩ, bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, những ngày gần đây tại bệnh viện và phòng khám tiếp nhận số trẻ đến thăm khám có xu hướng tăng lên, trong đó các lượt khám bệnh lý về tai mũi họng, hô hấp chiếm 50% tổng số các lượt khám bệnh. Mỗi ngày, tại bệnh viện có trung bình 40 - 50 lượt nhập viện liên quan đến các nhiễm trùng đường hô hấp. Thời tiết nắng nóng gay gắt là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, tăng sinh. Trong khi đó, sức đề kháng của trẻ còn non yếu và rất dễ bị các loại vi sinh vật xâm nhập.
Hơn nữa, sức khỏe của trẻ chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết là do lượng nước trong cơ thể và nhu cầu nước cung cấp hàng ngày ở trẻ em khác với người lớn, nên thời tiết nắng nóng làm cơ thể trẻ dễ bị mất nước và điện giải. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công.
TS.BS Đặng Lê Như Nguyệt - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Ảnh: NVCC
Vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng cao. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách sử dụng các thiết bị này đúng cách như bật quạt và điều hòa với công suất lớn, quạt gió trực tiếp. Trẻ con vốn hiếu động, những thói quen chạy nhảy từ ngoài trời nắng vào ngay phòng máy lạnh, tắm ngay khi vận động xong hoặc ngâm mình trong bể bơi quá lâu, khiến trẻ dễ sốc nhiệt, cảm lạnh, sốt, viêm họng...
Để phòng bệnh mùa nắng nóng, bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt khuyến cáo các bậc cha mẹ nên chủ động phòng tránh cho trẻ. Khi xuất hiện các triệu chứng ho, sổ mũi việc chăm sóc tại nhà phù hợp sẽ kiểm soát tốt các triệu chứng, hạn chế nguy cơ trở nặng hay phải nằm viện.
Các biện pháp dưới đây có thể giúp trẻ phòng bệnh:
Cho trẻ uống nhiều nước và ăn đủ dưỡng chất. Với trẻ sơ sinh cần tăng cường bú mẹ để tăng sức đề kháng. Trẻ nhỏ đi chơi, đi học và luyện tập trong môi trường nóng bức cần uống thêm nhiều nước. Nước cũng có tác dụng long đờm trong trường hợp trẻ ho có đờm. Đồng thời, cho trẻ kết hợp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, ăn nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin...
Vệ sinh mũi họng cho bé đúng cách. Cha mẹ không nên tự ý rửa mũi cho con vì có thể gây hít sặc hoặc co thắt thanh môn gây ngưng thở. Mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé rồi dùng dụng cụ hút hoặc bấc sâu kèn để vệ sinh sạch gỉ mũi.
Tạo thói quen đúng khi sinh hoạt ngoài trời mùa nắng nóng. Trước khi đi từ môi trường có nhiệt độ thấp nên ngồi khu vực mát trước và trang phục phù hợp thời tiết: quần áo nhẹ, mỏng, thấm hút mồ hồi, màu sáng, đội nón rộng vành, thoa kem chống nắng.
Chăm sóc trẻ đúng cách có thể phòng tránh các bệnh hô hấp. Ảnh: Shutterstock
Sử dụng điều hòa đúng cách. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa giảm dần để trẻ thích nghi sau khi tiếp xúc không khí nóng bên ngoài. Duy trì nhiệt độ phòng từ 25- 28 độ C và kết hợp máy tạo độ ẩm hoặc quạt tản gió nhẹ. Cách này vừa duy trì độ ẩm phòng vừa giúp trẻ tránh khô niêm mạc mũi, trẻ sẽ ngủ ngon hơn.
Ngay khi trẻ có các triệu chứng ho cảm hoặc sốt, bố mẹ cũng cần lưu ý điều trị đúng cách, tránh bệnh trở nặng.
Hạ sốt đúng cách. Cần hạ sốt với thuốc có thành phần paracetamol liều theo cân nặng. Mặc quần áo mỏng, dễ thấm hút mồ hôi và có thể lau mát bằng nước ấm cho trẻ khi cần thiết. Giữ nhà cửa thông thoáng và cho trẻ uống thêm nước điện giải.
Hỗ trợ giảm triệu chứng đường hô hấp sớm. Bác sĩ Nguyệt cho biết chương trình xử trí lồng ghép trẻ bệnh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các quốc gia có sản phẩm thảo dược địa phương có thể sử dụng cho trẻ viêm hô hấp, ho, cảm lạnh. Tại Việt Nam, các công thức thảo dược dân gian hỗ trợ chữa ho, cảm như quất (tắc) chưng đường phèn, húng chanh (tần dày lá) hấp cách thủy... đã được sử dụng và ghi nhận có hiệu quả.
Để tiện lợi hơn, cha mẹ có thể lựa chọn sản phẩm siro ho cảm với nguồn dược liệu sạch từ các thảo dược trên... Tuy nhiên, cần lưu ý chọn siro ho cho trẻ phải phù hợp với độ tuổi, thành phần dược liệu sạch chuẩn hóa GACP- WHO. Siro ho cảm thảo dược có cơ chế giúp làm ấm, ẩm và dịu cổ họng, long đờm, hỗ trợ giảm triệu chứng cảm, ho, sổ mũi, tiêu đờm an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Nhận biết các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục khó hạ, lừ đừ, bỏ ăn/bú, nôn ói, thở mệt hay rút lõm ngực, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị.