Nguyễn Mai
Well-known member
Mùa hè, cần chọn mua những thực phẩm còn tươi, được bảo quản tốt, thực phẩm có nguồn gốc, còn hạn sử dụng.
Theo Ths. Bùi Mai Hương-Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thời tiết nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có trong thực phẩm phát triển mạnh, là tác nhân gây ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm.
(Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, các điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, sự phát triển của các loại côn trùng, ruồi nhặng, thiếu nước sạch, sử dụng nhiều nước đá không hợp vệ sinh cũng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh truyền qua thực phẩm.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh lây truyền qua thực phẩm, người tiêu dùng cần lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế, bảo quản và chế biến thực phẩm.
Mùa hè, cần chọn mua những thực phẩm còn tươi, được bảo quản tốt, thực phẩm có nguồn gốc, còn hạn sử dụng.
Đối với các thực phẩm cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp như thịt, thủy sản đông lạnh, sản phảm chế biến từ sữa… cần lựa chọn các cửa hàng có đầy đủ điều kiện bảo quản.
Thực phẩm sau khi mua về, cần được sơ chế, phân chia và bao gói thành các đơn vị nhỏ đủ dùng từng bữa trước khi cất trữ trong tủ lạnh, nhằm duy trì nhiệt độ bảo quản phù hợp và tránh việc phải giã đông nhiều lần.
Trong mỗi bữa ăn, nên nấu lượng vừa đủ để sử dụng hết. Trong trường hợp không ăn hết, thức ăn thừa cần được đựng trong những hộp có nắp kín. Trước khi sử dụng lại, thức ăn cần được đun sôi, kiểm tra mùi vị. Nếu phát hiện đã ôi thiu hoặc có mùi vị bất thường thì tuyệt đối không sử dụng. Tốt nhất không để thức ăn đã chế biến còn dư thừa qua 2 ngày trong tủ lạnh.
Hiện nay, hầu hết các gia đình đều có tủ lạnh, đây là công cụ hữu hiệu để bảo quản thực phẩm đặc biệt trong mùa hè.
Tuy nhiên, không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm. Sử dụng tủ lạnh không đúng cách cũng có thể gây hư hỏng thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một ngăn tủ lạnh chứa đầy thực phẩm sẽ chặn luồng không khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn.
Bên cạnh đó, thực phẩm không được phân loại (thực phẩm sống và thực phẩm chín) hoặc không được sơ chế, không bao gói cẩn thận là nguồn ô nhiễm chéo, gây nhiễm khuẩn thực phẩm. Chỉ nhiệt độ đông trên ngăn đá có thể ức chế hầu hết các loại vi sinh vật, nhưng ở các ngăn còn lại, một số loài vi sinh vật chịu được lạnh vẫn phát triển. Do đó, việc thường xuyên vệ sinh tủ lạnh cũng rất cần thiết.
Việc lưu trữ thực phẩm đúng vị trí quy định trong tủ lạnh là cần thiết để thực phẩm có thể tươi ngon, giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Phần lớn các tủ lạnh hiện nay đều có hình vẽ gợi ý cho người sử dụng vị trí lưu giữ thực phẩm phù hợp.
Với một số loại thực phẩm bao gói sẵn, nhà sản xuất cũng cung cấp thông tin về nhiệt độ bảo quản, do đó người tiêu dùng có thể cất trữ một cách phù hợp.
Bên cạnh việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách, cũng cần lưu ý tới việc sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay đúng cách trước khi chế biến thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ dùng khi chế biến và đựng thức ăn, vệ sinh trước khi dùng bữa.
Theo Ths. Bùi Mai Hương-Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thời tiết nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có trong thực phẩm phát triển mạnh, là tác nhân gây ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm.
(Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, các điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, sự phát triển của các loại côn trùng, ruồi nhặng, thiếu nước sạch, sử dụng nhiều nước đá không hợp vệ sinh cũng làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh truyền qua thực phẩm.
Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh lây truyền qua thực phẩm, người tiêu dùng cần lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm, sơ chế, bảo quản và chế biến thực phẩm.
Mùa hè, cần chọn mua những thực phẩm còn tươi, được bảo quản tốt, thực phẩm có nguồn gốc, còn hạn sử dụng.
Đối với các thực phẩm cần bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thấp như thịt, thủy sản đông lạnh, sản phảm chế biến từ sữa… cần lựa chọn các cửa hàng có đầy đủ điều kiện bảo quản.
Thực phẩm sau khi mua về, cần được sơ chế, phân chia và bao gói thành các đơn vị nhỏ đủ dùng từng bữa trước khi cất trữ trong tủ lạnh, nhằm duy trì nhiệt độ bảo quản phù hợp và tránh việc phải giã đông nhiều lần.
Trong mỗi bữa ăn, nên nấu lượng vừa đủ để sử dụng hết. Trong trường hợp không ăn hết, thức ăn thừa cần được đựng trong những hộp có nắp kín. Trước khi sử dụng lại, thức ăn cần được đun sôi, kiểm tra mùi vị. Nếu phát hiện đã ôi thiu hoặc có mùi vị bất thường thì tuyệt đối không sử dụng. Tốt nhất không để thức ăn đã chế biến còn dư thừa qua 2 ngày trong tủ lạnh.
Hiện nay, hầu hết các gia đình đều có tủ lạnh, đây là công cụ hữu hiệu để bảo quản thực phẩm đặc biệt trong mùa hè.
Tuy nhiên, không phải cứ bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là không lo ngộ độc thực phẩm. Sử dụng tủ lạnh không đúng cách cũng có thể gây hư hỏng thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một ngăn tủ lạnh chứa đầy thực phẩm sẽ chặn luồng không khí lạnh lưu thông khiến nhiệt độ bảo quản không được như mong muốn.
Bên cạnh đó, thực phẩm không được phân loại (thực phẩm sống và thực phẩm chín) hoặc không được sơ chế, không bao gói cẩn thận là nguồn ô nhiễm chéo, gây nhiễm khuẩn thực phẩm. Chỉ nhiệt độ đông trên ngăn đá có thể ức chế hầu hết các loại vi sinh vật, nhưng ở các ngăn còn lại, một số loài vi sinh vật chịu được lạnh vẫn phát triển. Do đó, việc thường xuyên vệ sinh tủ lạnh cũng rất cần thiết.
Việc lưu trữ thực phẩm đúng vị trí quy định trong tủ lạnh là cần thiết để thực phẩm có thể tươi ngon, giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Phần lớn các tủ lạnh hiện nay đều có hình vẽ gợi ý cho người sử dụng vị trí lưu giữ thực phẩm phù hợp.
Với một số loại thực phẩm bao gói sẵn, nhà sản xuất cũng cung cấp thông tin về nhiệt độ bảo quản, do đó người tiêu dùng có thể cất trữ một cách phù hợp.
Bên cạnh việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm đúng cách, cũng cần lưu ý tới việc sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay đúng cách trước khi chế biến thực phẩm, vệ sinh các dụng cụ dùng khi chế biến và đựng thức ăn, vệ sinh trước khi dùng bữa.