Hải Vy
Well-known member
Nói đến Huế, không thể không nhắc tới nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình. Trải qua 143 năm tồn tại của vương triều nhà Nguyễn (1802-1945), đi khắp xứ Huế, từ Đại Nội, cung điện, lăng tẩm đến chùa chiền, vương phủ hay cả ngai vàng, bửu tán, án thờ vua quan thời Nguyễn…, đâu đâu cũng thấy họa tiết rồng. Tất cả đều được thể hiện vô cùng đa dạng và sinh động.
Biểu tượng của vương quyền
Dưới thời quân chủ, rồng gắn liền với hình ảnh nhà vua, được suy tôn là biểu tượng của vương quyền. Theo tài liệu của tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sử học, giảng viên Trường đại học Đông Á ở TP Đà Nẵng - rồng là một con vật huyền thoại, đứng đầu tứ linh (long - lân - quy - phụng). Thuyết văn giải tự ghi lại, trong số 389 loài bò sát có vảy, rồng là loài đứng đầu và có sức mạnh vô song. Về mặt không gian, rồng có mặt trên các đền đài, cung điện, miếu vũ, đình chùa trong và ngoài hoàng cung Huế. Rồng xuất hiện ở bờ nóc, bờ quyết, máng xối, bình phong, bậc cấp, vì kèo, khung cửa, nghi môn… của các công trình kiến trúc. Rồng làm thành tay núm các con triện, ấn tín, đồ văn phòng tứ bảo…
Rồng là họa tiết trang trí trên áo quần, mũ mão, giày dép của các bậc đế hậu; hay có khi là một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt trong các sân chầu, đình viên, như 2 tượng rồng trước sân Duyệt Thị Ðường. Rồng còn xuất hiện trên Cửu vị thần công, là những hoa văn trên các khẩu điểu thương của vua Thiệu Trị, hiện vẫn lưu giữ nơi Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế…
Về chất liệu, con rồng thời Nguyễn có thể được đúc bằng đồng, chạm trổ trên đá, điêu khắc trên gỗ, xương, ngà và các loại vàng bạc đá quý. Rồng xuất hiện trên vải, lụa trong trang phục, mũ mão của vua quan, phi tần. Rồng làm bằng đất nung trang trí trên điện Ngưng Hy ở lăng Ðồng Khánh, đắp bằng vôi vữa ở lăng Gia Long hay Thế Miếu, ghép bằng sành sứ và thủy tinh trong lăng Khải Ðịnh, làm bằng pháp lam trên mái điện Hòa Khiêm trong lăng Tự Ðức. Rồng là họa tiết trang trí trên đồ sứ ký kiểu, trên tranh treo tường bằng giấy trong Thái Bình Lâu, hay trên tranh gương trong điện Biểu Ðức ở lăng Thiệu Trị…
Nghệ thuật thể hiện rồng thời Nguyễn ở Huế rất đa dạng, từ chạm lộng, chạm nổi, đúc đồng, gia công bằng vàng bạc, đá quý, khảm cẩn ngọc trai… Khi thì tạo thành hình khối, lúc lại thể hiện trên bề mặt phẳng, lúc khác lại vẽ chìm dưới lớp men phủ. Bên cạnh đó, đề tài thể hiện cũng là một nét đặc sắc khi nói về con rồng thời Nguyễn với các mô típ lưỡng long tranh châu, lưỡng long triều nhật, long hí thủy, hồi long, viên long, long truy, long phụng, long lân, long thọ…
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Bình (Trường đại học Nghệ thuật Huế - Đại học Huế) cho rằng: Thừa Thiên - Huế là nơi Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống cộng đồng, nên hình tượng rồng ở đây có sự hài hòa với rồng trong Phật giáo. Từ đó, phẩm chất, tâm thức của người Huế thời Nguyễn nằm trong biểu tượng rồng mang dáng vẻ vừa phải, không quá mạnh mẽ như rồng thời Trần, Lê; cũng không quá hiền hòa như rồng thời Lý.
Vì vậy, theo trên những con rồng nằm ở các công trình quan trọng nhất như điện Thái Hòa, nơi thiết triều tiếp đón các sứ thần, là bộ mặt của triều Nguyễn, tất cả các con rồng trên đỉnh mái được làm đúng theo một kiểu nhất định. Cụ thể, từng chiếc vảy cắt gọt theo các mảnh gốm vàng để gắn lên thân rồng, việc diễn tả hình ảnh được thực hiện rất kỹ lưỡng. Khối hình, định lượng về con rồng tùy thuộc vào nghệ thuật kiến trúc của từng nơi. Đơn cử, tại lăng Khải Định, với 127 bậc thềm dẫn vào lăng, bộ phận lan can được tạo hình con rồng đòi hỏi chiều dài toàn thân rồng phải tương xứng với chiều dài của lan can.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, hình tượng con rồng cũng xuất hiện trên trang phục cung đình triều Nguyễn, đa dạng về hình thức, kiểu dáng, với những quy định rất nghiêm ngặt về số lượng, chất liệu và quy cách thể hiện. Rồng chỉ được thêu trên áo của vua và hoàng thái tử, còn áo của hoàng tử chỉ được thêu con mãng - một biến thể thứ cấp của rồng. Rồng xuất hiện trên long bào của vua dưới các hình thức phi long (rồng bay) hay hồi long hướng nhật (rồng quay đầu về phía mặt trời), với kích thước cân đối, mặt rồng uy nghi, chân có 5 móng. Rồng trên long bào của hoàng thái tử chỉ là rồng mặt nạ, thân rồng thu nhỏ, chân chỉ có 4 móng.
Lan tỏa tinh thần Việt
Các nhà nghiên cứu khảo cổ cho rằng dấu hiệu hình tượng rồng xuất hiện đầu tiên trên trống đồng Đông Sơn. Dưới thời Lý, rồng ảnh hưởng Phật giáo nên hình tượng rồng được hài hòa, mềm mại, uyển chuyển. Rồng thường nằm trên sóng nước, bởi lẽ nước là một trong những nguyên lý khởi nguyên của Phật giáo. Ở thời nhà Trần, dưới ảnh hưởng của Nho giáo, hình tượng rồng khỏe khoắn hơn, nên có thêm biểu tượng rồng hình mây sóng. Bước vào thời kỳ Hậu Lê, mây sóng và nhịp điệu mạnh mẽ của rồng xuất hiện càng nhiều. Sang thời nhà Nguyễn, có một sự khác biệt về hình tượng rồng, mà các nhà nghiên cứu thường gọi là “long ẩn vân” - tức rồng hiện trong mây, thể hiện một sinh khí hòa hợp giữa các yếu tố thiên, địa, nhân, là biểu tượng tập trung nhất về hình thái của con rồng triều Nguyễn, vừa huyền bí, gần gũi nhưng cũng rất cao sang, khó chạm tới. Hình tượng rồng triều Nguyễn còn tập hợp các triết lý phương Đông, triết lý Phật giáo, Nho giáo, kể cả ảnh hưởng Đạo giáo, nên con rồng thời kỳ này mang một âm sắc, hồn khí riêng biệt.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, rồng được tạo hình và phát triển trên nhiều chất liệu. Trong khi rồng thời Lý, Trần dùng chất liệu chủ yếu là đá, hay rồng thời Lê, ngoài đá, còn được làm trên gốm; thì ở thời nhà Nguyễn, các nhà nghiên cứu đã tìm được 15 chất liệu được người xưa dùng để tạo hình con rồng. Đơn cử như rồng trên đá, trên đồng, trên gỗ, sơn son thếp vàng, rồng trên nề đắp nổi, rồng trên tranh vẽ tường, rồng trên đồ gốm, rồng trên chất liệu khảm xà cừ, đồ thêu, phục trang nhà Nguyễn, rồng trên pháp lam… Sự đa dạng chất liệu này đã cho thấy trí tưởng tượng phong phú, và sự linh hoạt của các nghệ nhân triều Nguyễn.
Điều khác biệt nhất ở hình tượng rồng triều Nguyễn, chính là khoảng cách giữa rồng dân gian và rồng cung đình rất mong manh, và chỉ khác nhau ở tên gọi. Cụ thể, hình tượng rồng 5 móng trước đây chỉ đặc biệt dành cho vua. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, điều này đã ít nhiều thay đổi theo từng khu vực. Ví dụ tại lăng Thuận Thiên Cao hoàng hậu (vợ vua Gia Long, mẹ vua Minh Mạng), hay lăng Hiếu Đông (mẹ vua Thiệu Trị), thì bên cạnh rất nhiều hình tượng con phụng, vẫn có chạm đá rồng 5 móng. Việc chạm đá rồng 5 móng ở lăng bà hoàng, như một ẩn dụ về sự xuất hiện của vua con bên cạnh mẹ, chứng tỏ những vị vua nhà Nguyễn rất kính trọng và thương quý mẹ mình. Việc này thể hiện tinh thần hiếu đạo, mang ý nghĩa giáo dục truyền thống gia đình. Tất nhiên, các nghệ nhân chạm khắc rồng 5 móng ở các lăng bà hoàng phải có chỉ dụ, hoặc tác động của vua mới có thể thực hiện.
Rồng triều Nguyễn ở phương Nam
Đối với các đền thờ, chùa, hay lăng của những công thần triều Nguyễn ở đất phương Nam, nổi bật là hệ thống rồng chầu trên chóp mái ở lăng Ông Bà Chiểu, nơi thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) - vị tướng Tổng trấn thành Gia Định xưa, một trong những vị tướng quân, quân sư tài ba có công rất lớn đối với triều đình nhà Nguyễn. Trải qua hơn 200 năm lịch sử, công trình cổ xưa này đã chứng kiến bao thăng trầm và đổi thay của thành Gia Định, Sài Gòn - TPHCM. Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Bình cho rằng, lăng thờ Tả quân Lê Văn Duyệt nói riêng và hệ thống kiến trúc đền, chùa ở Sài Gòn xưa và TPHCM nói chung, nổi bật kiến trúc nề đắp nổi đến sơn son thếp vàng trên đồ gỗ, đồ gia dụng, chung quy đều ảnh hưởng bởi kiến trúc cung đình Huế. Thậm chí cả tranh dân gian Nam Bộ cũng ảnh hưởng từ Huế.
Tuy nhiên, do hình tượng rồng sản sinh ra từ đất phương Nam nên ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các dòng văn hóa bản địa. Vì vậy có một số sự khác nhau về chất liệu, hình hài, nhưng bản chất hình tượng rồng ở đây vẫn theo mô đun của con rồng triều Nguyễn trên kiến trúc cung đình Huế. Và khi thực hiện tác phẩm, nghệ nhân sáng tạo cùng với gia chủ đều có chủ ý muốn nhấn mạnh đây là con rồng nhà Nguyễn tại phương Nam, với mục đích gửi tiếng vọng về kinh thành xưa. Thậm chí, dấu ấn hoa văn sơn son thếp vàng hiện nay vẫn còn trên các di tích ở đảo Thổ Chu (Kiên Giang). Việc thực hiện hình tượng rồng trên kiến trúc lăng thờ chùa chiền ở phương Nam không thể nguyên vẹn, bởi đã có sự pha trộn từ nhiều vùng văn hóa, nhưng bản chất vẫn là rồng nhà Nguyễn, đậm nét văn hóa Huế, đúng như câu ca dao mà ông cha ta vẫn hay truyền tụng: “Rồng chầu xứ Huế. Ngựa tế Đồng Nai”.
Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế rất chú trọng giá trị của việc trùng tu. Công tác trùng tu cũng được thực hiện bài bản, khoa học, đúng với bản vẽ ban đầu của các di tích. Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Bình cho hay: “Đội ngũ thợ hiện nay ở Huế đã tiến hành phục dựng đúng nguyên trạng di tích hình tượng con rồng 5 móng trong cung đình. Chỉ với chừng ấy thôi, chúng ta cũng đã đủ cơ sở để khẳng định rằng, rồng nhà Nguyễn chính là sự kế thừa và phát triển ở mức độ cao con rồng truyền thống của người Việt”.
Tablet Plaza Gò Vấp cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm!
Samsung S24 ultra 5G 256G: 25.990.000đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/samsung-galaxy-s24-ultra-5g-256gb/
Chi nhánh Gò Vấp:
859 Quang Trung, Phường 12, Q Gò Vấp
Hotline: 0947.711.881
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
|
Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được đúc năm 1823 thời vua Minh Mạng (1820-1841), chất liệu bằng vàng - Nguồn ảnh: Cục Di sản văn hóa |
Dưới thời quân chủ, rồng gắn liền với hình ảnh nhà vua, được suy tôn là biểu tượng của vương quyền. Theo tài liệu của tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sử học, giảng viên Trường đại học Đông Á ở TP Đà Nẵng - rồng là một con vật huyền thoại, đứng đầu tứ linh (long - lân - quy - phụng). Thuyết văn giải tự ghi lại, trong số 389 loài bò sát có vảy, rồng là loài đứng đầu và có sức mạnh vô song. Về mặt không gian, rồng có mặt trên các đền đài, cung điện, miếu vũ, đình chùa trong và ngoài hoàng cung Huế. Rồng xuất hiện ở bờ nóc, bờ quyết, máng xối, bình phong, bậc cấp, vì kèo, khung cửa, nghi môn… của các công trình kiến trúc. Rồng làm thành tay núm các con triện, ấn tín, đồ văn phòng tứ bảo…
Rồng là họa tiết trang trí trên áo quần, mũ mão, giày dép của các bậc đế hậu; hay có khi là một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt trong các sân chầu, đình viên, như 2 tượng rồng trước sân Duyệt Thị Ðường. Rồng còn xuất hiện trên Cửu vị thần công, là những hoa văn trên các khẩu điểu thương của vua Thiệu Trị, hiện vẫn lưu giữ nơi Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế…
Về chất liệu, con rồng thời Nguyễn có thể được đúc bằng đồng, chạm trổ trên đá, điêu khắc trên gỗ, xương, ngà và các loại vàng bạc đá quý. Rồng xuất hiện trên vải, lụa trong trang phục, mũ mão của vua quan, phi tần. Rồng làm bằng đất nung trang trí trên điện Ngưng Hy ở lăng Ðồng Khánh, đắp bằng vôi vữa ở lăng Gia Long hay Thế Miếu, ghép bằng sành sứ và thủy tinh trong lăng Khải Ðịnh, làm bằng pháp lam trên mái điện Hòa Khiêm trong lăng Tự Ðức. Rồng là họa tiết trang trí trên đồ sứ ký kiểu, trên tranh treo tường bằng giấy trong Thái Bình Lâu, hay trên tranh gương trong điện Biểu Ðức ở lăng Thiệu Trị…
Nghệ thuật thể hiện rồng thời Nguyễn ở Huế rất đa dạng, từ chạm lộng, chạm nổi, đúc đồng, gia công bằng vàng bạc, đá quý, khảm cẩn ngọc trai… Khi thì tạo thành hình khối, lúc lại thể hiện trên bề mặt phẳng, lúc khác lại vẽ chìm dưới lớp men phủ. Bên cạnh đó, đề tài thể hiện cũng là một nét đặc sắc khi nói về con rồng thời Nguyễn với các mô típ lưỡng long tranh châu, lưỡng long triều nhật, long hí thủy, hồi long, viên long, long truy, long phụng, long lân, long thọ…
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Bình (Trường đại học Nghệ thuật Huế - Đại học Huế) cho rằng: Thừa Thiên - Huế là nơi Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống cộng đồng, nên hình tượng rồng ở đây có sự hài hòa với rồng trong Phật giáo. Từ đó, phẩm chất, tâm thức của người Huế thời Nguyễn nằm trong biểu tượng rồng mang dáng vẻ vừa phải, không quá mạnh mẽ như rồng thời Trần, Lê; cũng không quá hiền hòa như rồng thời Lý.
|
Họa tiết hình rồng trên nóc điện Thái Hòa được các nghệ nhân làm khá công phu, cầu kỳ - ẢNH: NGUYỄN PHÚC BẢO MINH |
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, hình tượng con rồng cũng xuất hiện trên trang phục cung đình triều Nguyễn, đa dạng về hình thức, kiểu dáng, với những quy định rất nghiêm ngặt về số lượng, chất liệu và quy cách thể hiện. Rồng chỉ được thêu trên áo của vua và hoàng thái tử, còn áo của hoàng tử chỉ được thêu con mãng - một biến thể thứ cấp của rồng. Rồng xuất hiện trên long bào của vua dưới các hình thức phi long (rồng bay) hay hồi long hướng nhật (rồng quay đầu về phía mặt trời), với kích thước cân đối, mặt rồng uy nghi, chân có 5 móng. Rồng trên long bào của hoàng thái tử chỉ là rồng mặt nạ, thân rồng thu nhỏ, chân chỉ có 4 móng.
|
Rồng trên góc mái điện Thái Hòa được làm bằng kỹ thuật đắp nổi khá điêu luyện - ẢNH: NPBM |
Các nhà nghiên cứu khảo cổ cho rằng dấu hiệu hình tượng rồng xuất hiện đầu tiên trên trống đồng Đông Sơn. Dưới thời Lý, rồng ảnh hưởng Phật giáo nên hình tượng rồng được hài hòa, mềm mại, uyển chuyển. Rồng thường nằm trên sóng nước, bởi lẽ nước là một trong những nguyên lý khởi nguyên của Phật giáo. Ở thời nhà Trần, dưới ảnh hưởng của Nho giáo, hình tượng rồng khỏe khoắn hơn, nên có thêm biểu tượng rồng hình mây sóng. Bước vào thời kỳ Hậu Lê, mây sóng và nhịp điệu mạnh mẽ của rồng xuất hiện càng nhiều. Sang thời nhà Nguyễn, có một sự khác biệt về hình tượng rồng, mà các nhà nghiên cứu thường gọi là “long ẩn vân” - tức rồng hiện trong mây, thể hiện một sinh khí hòa hợp giữa các yếu tố thiên, địa, nhân, là biểu tượng tập trung nhất về hình thái của con rồng triều Nguyễn, vừa huyền bí, gần gũi nhưng cũng rất cao sang, khó chạm tới. Hình tượng rồng triều Nguyễn còn tập hợp các triết lý phương Đông, triết lý Phật giáo, Nho giáo, kể cả ảnh hưởng Đạo giáo, nên con rồng thời kỳ này mang một âm sắc, hồn khí riêng biệt.
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, rồng được tạo hình và phát triển trên nhiều chất liệu. Trong khi rồng thời Lý, Trần dùng chất liệu chủ yếu là đá, hay rồng thời Lê, ngoài đá, còn được làm trên gốm; thì ở thời nhà Nguyễn, các nhà nghiên cứu đã tìm được 15 chất liệu được người xưa dùng để tạo hình con rồng. Đơn cử như rồng trên đá, trên đồng, trên gỗ, sơn son thếp vàng, rồng trên nề đắp nổi, rồng trên tranh vẽ tường, rồng trên đồ gốm, rồng trên chất liệu khảm xà cừ, đồ thêu, phục trang nhà Nguyễn, rồng trên pháp lam… Sự đa dạng chất liệu này đã cho thấy trí tưởng tượng phong phú, và sự linh hoạt của các nghệ nhân triều Nguyễn.
|
Hệ thống rồng chầu trên chóp mái ở lăng Ông Bà Chiểu là một trong những công trình cổ xưa nhất ở TPHCM - ẢNH: S.T. |
Có nhiều năm nghiên cứu về rồng triều Nguyễn, phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Bình - nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế - cho rằng, rất nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật, khảo cổ học có chung nhận xét con rồng chính là kết quả tư duy trừu tượng của nền văn minh lúa nước, sự thăng hoa giữa trời đất, sự gặp gỡ giữa đất và nước tạo ra sức sống cho dân gian. |
Đối với các đền thờ, chùa, hay lăng của những công thần triều Nguyễn ở đất phương Nam, nổi bật là hệ thống rồng chầu trên chóp mái ở lăng Ông Bà Chiểu, nơi thờ Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) - vị tướng Tổng trấn thành Gia Định xưa, một trong những vị tướng quân, quân sư tài ba có công rất lớn đối với triều đình nhà Nguyễn. Trải qua hơn 200 năm lịch sử, công trình cổ xưa này đã chứng kiến bao thăng trầm và đổi thay của thành Gia Định, Sài Gòn - TPHCM. Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Bình cho rằng, lăng thờ Tả quân Lê Văn Duyệt nói riêng và hệ thống kiến trúc đền, chùa ở Sài Gòn xưa và TPHCM nói chung, nổi bật kiến trúc nề đắp nổi đến sơn son thếp vàng trên đồ gỗ, đồ gia dụng, chung quy đều ảnh hưởng bởi kiến trúc cung đình Huế. Thậm chí cả tranh dân gian Nam Bộ cũng ảnh hưởng từ Huế.
Tuy nhiên, do hình tượng rồng sản sinh ra từ đất phương Nam nên ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các dòng văn hóa bản địa. Vì vậy có một số sự khác nhau về chất liệu, hình hài, nhưng bản chất hình tượng rồng ở đây vẫn theo mô đun của con rồng triều Nguyễn trên kiến trúc cung đình Huế. Và khi thực hiện tác phẩm, nghệ nhân sáng tạo cùng với gia chủ đều có chủ ý muốn nhấn mạnh đây là con rồng nhà Nguyễn tại phương Nam, với mục đích gửi tiếng vọng về kinh thành xưa. Thậm chí, dấu ấn hoa văn sơn son thếp vàng hiện nay vẫn còn trên các di tích ở đảo Thổ Chu (Kiên Giang). Việc thực hiện hình tượng rồng trên kiến trúc lăng thờ chùa chiền ở phương Nam không thể nguyên vẹn, bởi đã có sự pha trộn từ nhiều vùng văn hóa, nhưng bản chất vẫn là rồng nhà Nguyễn, đậm nét văn hóa Huế, đúng như câu ca dao mà ông cha ta vẫn hay truyền tụng: “Rồng chầu xứ Huế. Ngựa tế Đồng Nai”.
Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế rất chú trọng giá trị của việc trùng tu. Công tác trùng tu cũng được thực hiện bài bản, khoa học, đúng với bản vẽ ban đầu của các di tích. Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Bình cho hay: “Đội ngũ thợ hiện nay ở Huế đã tiến hành phục dựng đúng nguyên trạng di tích hình tượng con rồng 5 móng trong cung đình. Chỉ với chừng ấy thôi, chúng ta cũng đã đủ cơ sở để khẳng định rằng, rồng nhà Nguyễn chính là sự kế thừa và phát triển ở mức độ cao con rồng truyền thống của người Việt”.
Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thanh Bình - nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế - nhận định, xét về một khía cạnh nào đó, con rồng thời Nguyễn cho thấy cả một thái độ văn hóa, thái độ chính trị của một triều đại. Mặc dù ảnh hưởng từ Trung Hoa, nhưng khi vào Việt Nam, các nghệ nhân, triều đại phong kiến Việt Nam đã “Việt hóa” nó cho phù hợp với tâm thức người Việt. Nét độc đáo của rồng thời Nguyễn còn được thể hiện trong các biến thể về hình thức của cỏ cây hoa lá, hay các con vật hóa rồng như: mai hóa rồng, trúc hóa rồng, liễu hóa rồng, cúc hóa rồng, cá chép hóa rồng… Riêng các công trình kiến trúc sử dụng vật liệu hiện đại như lầu Kiến Trung, cung An Định, cung Thiên Định (lăng Khải Định), rồng còn được đắp nổi trên hệ thống cột trụ và phía trên các vòm cửa một cách sinh động, tạo nên vẻ đẹp phong phú cho công trình này. |
Thuận Hóa
Tablet Plaza Gò Vấp cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm!
Samsung S24 ultra 5G 256G: 25.990.000đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/samsung-galaxy-s24-ultra-5g-256gb/
Chi nhánh Gò Vấp:
859 Quang Trung, Phường 12, Q Gò Vấp
Hotline: 0947.711.881
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE