Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Cố đô bị lãng quên của đế quốc Khmer ở Campuchia
Koh Ker, quần thể đền thờ xa xôi từng là cố đô của đế quốc Khmer ở Campuchia bị bỏ hoang nhiều năm, là điểm đến phiêu lưu được Fodor's Travel gợi ý cho năm 2025.
Nằm giữa ba dãy núi Dângrêk, Kulen và Tbeng là Koh Ker, quần thể đền thờ từng được coi là thủ đô của Đế quốc Khmer vào thế kỷ X, dưới triều đại vua Ayavarman IV.
Ngày nay, Koh Ker thuộc tỉnh Preah Vihear, cách Siem Reap khoảng 120 km.
Thu Trang, du khách TP HCM, cho biết đến thăm tàn tích nổi tiếng này vào tháng 5 cùng nhiếp ảnh gia người Na Uy JP Klovstad. Cô cho biết Koh Ker dù ẩn mình giữa rừng sâu trong rừng hàng nghìn năm vẫn nổi bật với kiến trúc huy hoàng và đường nét điêu khắc tinh xảo trên từng chi tiết. Cố đô Koh Ker từng là trung tâm văn hóa của văn minh Angkor nhưng tồn tại ngắn.
"Koh Ker là nơi bình yên ở Campuchia", theo nhiếp ảnh gia 64 tuổi Klovstad. Xung quanh di tích chủ yếu là rừng cây, vắng nhà dân, khung cảnh yên tĩnh.
Klovstad và Trang đặt tour nên được chở đến nơi này bằng xe jeep. Nếu muốn đi tự túc, du khách có thể di chuyển theo quốc lộ 6 và nghỉ đêm tại nhà khách Koh Ker của làng Sra Yong. Giá phòng khoảng 300.000 đồng.
Khoảnh xanh trong khuôn viên di tích đều là cổ thụ hàng trăm năm tuổi, rễ trồi lên mặt đất hoặc bám vào cánh cổng rêu phong.
"Không gian ma mị, cổ kính nơi này thu hút tôi", Thu Trang cho biết.
Lối tham quan hẹp, du khách đi bộ qua các prasat (đền) khác nhau. Thời gian di chuyển, tìm hiểu thông tin và chụp ảnh là khoảng hai đến ba tiếng.
Koh Ker là thủ đô từ 928 đến 944, được vua Jayavarman IV cho xây một hồ nước rộng 500 m, dài 1,2 km cùng 40 ngôi đền. Ngày nay, hồ gần như bị cạn và được cỏ xanh bao phủ.
Một góc thành cổ dưới ống kính nhiếp ảnh gia người Na Uy.
Trên ảnh là đền Prasat Kraho, được xây dựng hình tháp từ gạch. Đây là ngôi đền lớn thứ hai trong cụm đền tháp cổ. Bên trong đền đặt tượng thần Shiva cao 3 m với 4 đầu, 8 cánh tay. Tuy nhiên, bức tượng đã bị hư hại nghiêm trọng.
Một trong những điểm nổi bật của di tích này là Prasat Thom (ảnh), ngôi đền hình kim tự tháp bảy tầng duy nhất của châu Á, nằm trên một bệ đất rộng 55 m và cao 30 m.
Khu phức hợp Neang Khmau (ảnh) nằm dọc theo đường mòn dài 3 km. Ngôi đền đầu tiên chính là Neang Khmau nằm trên đỉnh đồi hướng mặt về thành phố Angkor theo hướng tây. Ngôi đền cao khoảng 20 m và giống một bảo tháp. Xung quanh công trình được bao quanh bởi một thành lũy xây từ đá ong cao 2 m, rộng 44 m.
Còn Prasat Khnar là ngôi đền chứa nhiều điều bí ẩn. Một số học giả cho rằng nơi đây từng có chiếc bệ lớn đặt tượng linga (sinh thực khí) cao 3 m. Tuy nhiên, tượng bị đổ nát nên không thể hình dung ra được hình dáng ban đầu.
Dưới thời Jayavarman IV, phong cách Koh Ker được phát triển và nghệ thuật điêu khắc đạt đến đỉnh cao.
Sau năm 944, đế chế Khmer chuyển tới vùng đồng bằng gần hồ Tonle Sap, nhiều ngôi chùa vẫn được xây dựng tại Koh Ker.
Một khu vực còn dấu vết thờ phụng vẫn được người dân trông nom.
Cố đô Koh Ker rộng 30 km2, trung tâm có 54 ngọn tháp bằng đá lớn, và hàng trăm ngôi đền thờ những biểu tượng linga khổng lồ nằm khuất sau những cánh rừng quanh đền. Hiện tại Ủy ban Apsara - cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ di tích khảo cổ của Campuchia vẫn chưa thể thống kê được.
Koh Ker bị chìm vào quên lãng hơn nghìn năm không một bóng người. Hiện nay, di tích tiếp tục bị bỏ hoang và chưa có dấu hiệu trùng tu, ngoài một số chỗ nhỏ được sửa lại để phục vụ du khách.
Quần thể này thích hợp với khách phượt hay đi bằng xe moto, bởi địa thế nằm khá xa trung tâm và hoang tàn.
Di tích nằm trong danh sách 25 Go List năm 2025 của Fodor's Travel, là những điểm đến xa xôi mang đến cuộc phiêu lưu thú vị. Ngoài Koh Ker, trong danh sách còn có hai điểm đến khác của châu Á là Meghalaya ở Ấn Độ và Nikko City ở Nhật Bản.
Koh Ker, quần thể đền thờ xa xôi từng là cố đô của đế quốc Khmer ở Campuchia bị bỏ hoang nhiều năm, là điểm đến phiêu lưu được Fodor's Travel gợi ý cho năm 2025.
Nằm giữa ba dãy núi Dângrêk, Kulen và Tbeng là Koh Ker, quần thể đền thờ từng được coi là thủ đô của Đế quốc Khmer vào thế kỷ X, dưới triều đại vua Ayavarman IV.
Ngày nay, Koh Ker thuộc tỉnh Preah Vihear, cách Siem Reap khoảng 120 km.
Thu Trang, du khách TP HCM, cho biết đến thăm tàn tích nổi tiếng này vào tháng 5 cùng nhiếp ảnh gia người Na Uy JP Klovstad. Cô cho biết Koh Ker dù ẩn mình giữa rừng sâu trong rừng hàng nghìn năm vẫn nổi bật với kiến trúc huy hoàng và đường nét điêu khắc tinh xảo trên từng chi tiết. Cố đô Koh Ker từng là trung tâm văn hóa của văn minh Angkor nhưng tồn tại ngắn.
"Koh Ker là nơi bình yên ở Campuchia", theo nhiếp ảnh gia 64 tuổi Klovstad. Xung quanh di tích chủ yếu là rừng cây, vắng nhà dân, khung cảnh yên tĩnh.
Klovstad và Trang đặt tour nên được chở đến nơi này bằng xe jeep. Nếu muốn đi tự túc, du khách có thể di chuyển theo quốc lộ 6 và nghỉ đêm tại nhà khách Koh Ker của làng Sra Yong. Giá phòng khoảng 300.000 đồng.
Khoảnh xanh trong khuôn viên di tích đều là cổ thụ hàng trăm năm tuổi, rễ trồi lên mặt đất hoặc bám vào cánh cổng rêu phong.
"Không gian ma mị, cổ kính nơi này thu hút tôi", Thu Trang cho biết.
Lối tham quan hẹp, du khách đi bộ qua các prasat (đền) khác nhau. Thời gian di chuyển, tìm hiểu thông tin và chụp ảnh là khoảng hai đến ba tiếng.
Koh Ker là thủ đô từ 928 đến 944, được vua Jayavarman IV cho xây một hồ nước rộng 500 m, dài 1,2 km cùng 40 ngôi đền. Ngày nay, hồ gần như bị cạn và được cỏ xanh bao phủ.
Một góc thành cổ dưới ống kính nhiếp ảnh gia người Na Uy.
Trên ảnh là đền Prasat Kraho, được xây dựng hình tháp từ gạch. Đây là ngôi đền lớn thứ hai trong cụm đền tháp cổ. Bên trong đền đặt tượng thần Shiva cao 3 m với 4 đầu, 8 cánh tay. Tuy nhiên, bức tượng đã bị hư hại nghiêm trọng.
Một trong những điểm nổi bật của di tích này là Prasat Thom (ảnh), ngôi đền hình kim tự tháp bảy tầng duy nhất của châu Á, nằm trên một bệ đất rộng 55 m và cao 30 m.
Khu phức hợp Neang Khmau (ảnh) nằm dọc theo đường mòn dài 3 km. Ngôi đền đầu tiên chính là Neang Khmau nằm trên đỉnh đồi hướng mặt về thành phố Angkor theo hướng tây. Ngôi đền cao khoảng 20 m và giống một bảo tháp. Xung quanh công trình được bao quanh bởi một thành lũy xây từ đá ong cao 2 m, rộng 44 m.
Còn Prasat Khnar là ngôi đền chứa nhiều điều bí ẩn. Một số học giả cho rằng nơi đây từng có chiếc bệ lớn đặt tượng linga (sinh thực khí) cao 3 m. Tuy nhiên, tượng bị đổ nát nên không thể hình dung ra được hình dáng ban đầu.
Dưới thời Jayavarman IV, phong cách Koh Ker được phát triển và nghệ thuật điêu khắc đạt đến đỉnh cao.
Sau năm 944, đế chế Khmer chuyển tới vùng đồng bằng gần hồ Tonle Sap, nhiều ngôi chùa vẫn được xây dựng tại Koh Ker.
Một khu vực còn dấu vết thờ phụng vẫn được người dân trông nom.
Cố đô Koh Ker rộng 30 km2, trung tâm có 54 ngọn tháp bằng đá lớn, và hàng trăm ngôi đền thờ những biểu tượng linga khổng lồ nằm khuất sau những cánh rừng quanh đền. Hiện tại Ủy ban Apsara - cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ di tích khảo cổ của Campuchia vẫn chưa thể thống kê được.
Koh Ker bị chìm vào quên lãng hơn nghìn năm không một bóng người. Hiện nay, di tích tiếp tục bị bỏ hoang và chưa có dấu hiệu trùng tu, ngoài một số chỗ nhỏ được sửa lại để phục vụ du khách.
Quần thể này thích hợp với khách phượt hay đi bằng xe moto, bởi địa thế nằm khá xa trung tâm và hoang tàn.
Di tích nằm trong danh sách 25 Go List năm 2025 của Fodor's Travel, là những điểm đến xa xôi mang đến cuộc phiêu lưu thú vị. Ngoài Koh Ker, trong danh sách còn có hai điểm đến khác của châu Á là Meghalaya ở Ấn Độ và Nikko City ở Nhật Bản.