tran hương
Well-known member
Cô gái nấu cơm nhà 30 ngày không trùng món
TP HCMMâm cơm gia đình với những món truyền thống nhưng cả tháng không trùng lặp của Mộc Anh được đông đảo phụ nữ ngưỡng mộ và tham khảo cho bữa ăn hàng ngày của mình.
Mộc Anh, 28 tuổi, ở huyện Củ Chi (TP HCM) là một nhà thiết kế thời trang. Dịch Covid-19 bùng phát, cô bỗng nhiên thất nghiệp, cả ngày chỉ ở nhà quanh quẩn bếp núc và chợt nhận ra nấu ăn là đam mê của mình.
"Nấu ăn giúp tôi thư giãn mỗi ngày, chẳng bao giờ thấy chán khi vào bếp", cô nói. Những ngày dịch bệnh Mộc Anh mới thấy trân trọng những bữa cơm gia đình mang sự gắn kết và yêu thương.
Một mâm cơm gia đình giá dưới 100.000 đồng của Mộc Anh gồm: Thịt lợn: 40.000 đồng; cá hú 35.000 đồng; đậu rồng 10.000 đồng; mắm chua: 15.000 đồng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trước đây Mộc Anh chỉ vào bếp cuối tuần, nấu những món ưa thích cho mẹ và em gái. Nhưng sau dịch, đam mê nấu ăn đã khiến cô quyết tâm theo đuổi ẩm thực, tự mày mò nấu nướng rồi đăng lên trang cá nhân cũng như chia sẻ trong các nhóm trên mạng xã hội.
Việc đổi món mỗi ngày để bữa cơm không bị nhàm chán là thử thách lớn nhất với cô. Thực đơn luôn được lên sẵn từ hôm trước, mỗi sáng đi chợ cô đều ghi chú lại vào một quyển sổ để tránh trùng món. Cách làm này cũng giúp Mộc Anh không mua thừa đồ ăn, tránh phát sinh tiền chợ và tiết kiệm thời gian.
Chi phí cho mỗi bữa ăn khoảng 100.000 đồng, dành cho 4-5 người. Gia đình cũng có định lượng về khẩu phần và sức ăn nên có thể cân đối chi tiêu. Hôm nào có thêm món tôm, mực hay bún, phở... chi phí sẽ nhỉnh hơn.
Để có được những công thức chuẩn vị truyền thống, Mộc Anh tham khảo từ mẹ -một phụ nữ cũng có đam mê nấu nướng, am hiểu ẩm thực. Cô cũng tự mày mò, học hỏi trong sách vở, các kênh ẩm thực của nhiều nghệ nhân hay đầu bếp nổi tiếng.
Mộc Anh nấu nướng trong căn bếp của gia đình tại huyện Củ Chi, TP HCM, tháng 2/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Một ngày của cô bắt đầu từ 5h30 sáng, thời điểm xách làn đi chợ để mua được thực phẩm tươi ngon nhất. Cô chỉ mua số lượng vừa đủ, không để lưu cữu trong tủ lạnh lâu ngày.
Mộc Anh thường mất hơn một tiếng cho những bữa cơm truyền thống gồm ba nhóm thức ăn chính: Canh, rau xanh và món mặn. Trong thời gian đợi các món mặn chín, cô sẽ nhặt, rửa rau rồi nấu tiếp món thứ hai. Món mặn trong thực đơn được thay đổi linh hoạt nhưng chủ yếu được chế biến từ thịt lợn, thịt gà, trứng và tôm.
Theo Mộc Anh, việc lựa chọn thực phẩm sẽ quyết định thành công hay thất bại của bữa ăn. Món ăn được nấu từ thực phẩm tươi, sạch đã thành công tới 70-80%, còn lại do sự tỉ mỉ và kinh nghiệm của người nấu.
Việc trang trí cũng là cách mà cô gái này muốn truyền tải tinh thần "không những ăn ngon mà phải nhìn đẹp". Mộc Anh rất thích những vật dụng mang tính hoài cổ, nên sưu tầm bát đũa, mâm, chén đĩa... để tăng tính truyền thống cho mâm cơm của mình.
Một mâm cơm gia đình khác do Mộc Anh thực hiện gồm: Đọt bầu luộc và dọc mùng; cá rô khô; canh chua tôm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Hơn một năm nay, cô gái này đã nấu hàng trăm mâm cơm gia đình với chi phí vừa phải, giới thiệu lên trang cá nhân và trở thành "thư viện tham khảo" cho nhiều phụ nữ khác.
Nói về ý tưởng thực hiện, Mộc Anh cho hay sau dịch bệnh kinh tế khó khăn, chi tiêu trong gia đình cũng hạn chế, việc giới thiệu những mâm cơm có sẵn như một cách gợi ý thực đơn mỗi ngày, cũng như nhìn vào để định lượng nhằm chi tiêu tiết kiệm hơn.
"Đó cũng là cách tôi muốn truyền năng lượng tích cực tới mọi người, rằng nấu ăn không hề vất vả", cô gái nói.
Ngoài bán đồ online tự làm ở nhà, nhờ khả năng biến hóa đa dạng các món ăn cũng như hình ảnh đẹp, Mộc Anh hiện làm cộng tác viên cho một số trang ẩm thực trong nước. Ước mơ của cô gái này là mở một quán ăn truyền thống Việt Nam, khi tiết kiệm đủ tiền.
"Tôi không chỉ lưu giữ công thức những món ăn truyền thống mà còn muốn giới thiệu chúng tới bạn bè thế giới", cô gái 28 tuổi nói.
TP HCMMâm cơm gia đình với những món truyền thống nhưng cả tháng không trùng lặp của Mộc Anh được đông đảo phụ nữ ngưỡng mộ và tham khảo cho bữa ăn hàng ngày của mình.
Mộc Anh, 28 tuổi, ở huyện Củ Chi (TP HCM) là một nhà thiết kế thời trang. Dịch Covid-19 bùng phát, cô bỗng nhiên thất nghiệp, cả ngày chỉ ở nhà quanh quẩn bếp núc và chợt nhận ra nấu ăn là đam mê của mình.
"Nấu ăn giúp tôi thư giãn mỗi ngày, chẳng bao giờ thấy chán khi vào bếp", cô nói. Những ngày dịch bệnh Mộc Anh mới thấy trân trọng những bữa cơm gia đình mang sự gắn kết và yêu thương.
Một mâm cơm gia đình giá dưới 100.000 đồng của Mộc Anh gồm: Thịt lợn: 40.000 đồng; cá hú 35.000 đồng; đậu rồng 10.000 đồng; mắm chua: 15.000 đồng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trước đây Mộc Anh chỉ vào bếp cuối tuần, nấu những món ưa thích cho mẹ và em gái. Nhưng sau dịch, đam mê nấu ăn đã khiến cô quyết tâm theo đuổi ẩm thực, tự mày mò nấu nướng rồi đăng lên trang cá nhân cũng như chia sẻ trong các nhóm trên mạng xã hội.
Việc đổi món mỗi ngày để bữa cơm không bị nhàm chán là thử thách lớn nhất với cô. Thực đơn luôn được lên sẵn từ hôm trước, mỗi sáng đi chợ cô đều ghi chú lại vào một quyển sổ để tránh trùng món. Cách làm này cũng giúp Mộc Anh không mua thừa đồ ăn, tránh phát sinh tiền chợ và tiết kiệm thời gian.
Chi phí cho mỗi bữa ăn khoảng 100.000 đồng, dành cho 4-5 người. Gia đình cũng có định lượng về khẩu phần và sức ăn nên có thể cân đối chi tiêu. Hôm nào có thêm món tôm, mực hay bún, phở... chi phí sẽ nhỉnh hơn.
Để có được những công thức chuẩn vị truyền thống, Mộc Anh tham khảo từ mẹ -một phụ nữ cũng có đam mê nấu nướng, am hiểu ẩm thực. Cô cũng tự mày mò, học hỏi trong sách vở, các kênh ẩm thực của nhiều nghệ nhân hay đầu bếp nổi tiếng.
Mộc Anh nấu nướng trong căn bếp của gia đình tại huyện Củ Chi, TP HCM, tháng 2/2023. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Một ngày của cô bắt đầu từ 5h30 sáng, thời điểm xách làn đi chợ để mua được thực phẩm tươi ngon nhất. Cô chỉ mua số lượng vừa đủ, không để lưu cữu trong tủ lạnh lâu ngày.
Mộc Anh thường mất hơn một tiếng cho những bữa cơm truyền thống gồm ba nhóm thức ăn chính: Canh, rau xanh và món mặn. Trong thời gian đợi các món mặn chín, cô sẽ nhặt, rửa rau rồi nấu tiếp món thứ hai. Món mặn trong thực đơn được thay đổi linh hoạt nhưng chủ yếu được chế biến từ thịt lợn, thịt gà, trứng và tôm.
Theo Mộc Anh, việc lựa chọn thực phẩm sẽ quyết định thành công hay thất bại của bữa ăn. Món ăn được nấu từ thực phẩm tươi, sạch đã thành công tới 70-80%, còn lại do sự tỉ mỉ và kinh nghiệm của người nấu.
Việc trang trí cũng là cách mà cô gái này muốn truyền tải tinh thần "không những ăn ngon mà phải nhìn đẹp". Mộc Anh rất thích những vật dụng mang tính hoài cổ, nên sưu tầm bát đũa, mâm, chén đĩa... để tăng tính truyền thống cho mâm cơm của mình.
Một mâm cơm gia đình khác do Mộc Anh thực hiện gồm: Đọt bầu luộc và dọc mùng; cá rô khô; canh chua tôm. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Hơn một năm nay, cô gái này đã nấu hàng trăm mâm cơm gia đình với chi phí vừa phải, giới thiệu lên trang cá nhân và trở thành "thư viện tham khảo" cho nhiều phụ nữ khác.
Nói về ý tưởng thực hiện, Mộc Anh cho hay sau dịch bệnh kinh tế khó khăn, chi tiêu trong gia đình cũng hạn chế, việc giới thiệu những mâm cơm có sẵn như một cách gợi ý thực đơn mỗi ngày, cũng như nhìn vào để định lượng nhằm chi tiêu tiết kiệm hơn.
"Đó cũng là cách tôi muốn truyền năng lượng tích cực tới mọi người, rằng nấu ăn không hề vất vả", cô gái nói.
Ngoài bán đồ online tự làm ở nhà, nhờ khả năng biến hóa đa dạng các món ăn cũng như hình ảnh đẹp, Mộc Anh hiện làm cộng tác viên cho một số trang ẩm thực trong nước. Ước mơ của cô gái này là mở một quán ăn truyền thống Việt Nam, khi tiết kiệm đủ tiền.
"Tôi không chỉ lưu giữ công thức những món ăn truyền thống mà còn muốn giới thiệu chúng tới bạn bè thế giới", cô gái 28 tuổi nói.