Võ Xuân Trường
Well-known member
Cô gái Việt một mình phượt Trung Á: Không ngại đi bộ, ngủ nhờ hay xin quá giang
Khánh Trang xin ở nhờ nhà dân khi phượt Trung Á. Trong những ngày ở Kazakhstan và Kyrgyzstan, cô chủ yếu đi bộ và vẫy xe xin quá giang.
Hiện là giáo viên tiếng Anh tự do, dạy IELTS online, công việc này cho phép Khánh Trang (tên khác là Rachael Nguyễn) đi vừa đi du lịch vừa làm việc.
Trang tình cờ mua được vé giá rẻ bay từ TP HCM quá cảnh tại Kuala Lumpur tới Almaty, Kazakhstan. Sau đó dành 2 tuần nghiên cứu các review du lịch để lên lịch trình, kế hoạch tiết kiệm nhưng vẫn được trải nghiệm nhiều nhất có thể.
Chuyến đi kéo dài từ 28.3 đến 25.4, Trang đến Trung Á đúng dịp mùa xuân. Tuy thời tiết đẹp, nhiệt độ lại quá thấp so với một cô gái sống ở vùng nhiệt đới quanh năm trên 30 độ C.
Trong chuyến du lịch bụi lần này Trang chỉ phải ở hostel 3 đêm, còn lại là những lần ngủ nhờ nhà dân. Dùng Couchsurfing - một ứng dụng chia sẻ chỗ ở của dân du lịch toàn cầu - từ năm 2019, Trang có kinh nghiệm hơn trong việc xin ở nhờ. Cô nhắn hỏi từ trước chuyến đi khoảng một tháng, nếu sớm quá có thể kế hoạch thay đổi, nếu trễ quá dễ hết suất vì đa số các host (chủ nhà trên Couchsurfing) chỉ nhận một khách mỗi lần.
Chủ nhà cho Trang ở nhờ tại Karakol. Ảnh: Nhân vật cung cấp
"Mình giới thiệu về bản thân, chia sẻ về cảm nhận tích cực về Trung Á và chân thành mong muốn trao đổi văn hoá với họ. Điều này khá quan trọng vì văn hoá của Couchsurfing là tư duy mở tiếp nhận và chia sẻ văn hoá cùng nhau. Họ nhận mình vì cảm thấy mình là một người thú vị, nhiều câu chuyện để chia sẻ và đại diện cho một nền văn hoá, bản sắc đặc biệt.
May mắn là quá trình tìm host ở Trung Á của mình khá suôn sẻ. Một phần ba số người mình liên hệ nhận lời cho ở nhờ. 24 ngày mình xin ở nhờ nhà host ở Almaty, Karakol và Bishkek. Chủ nhà nào cũng tốt bụng, dành hẳn một phòng cho mình ngủ và làm việc, và cho mình thử nhiều đặc sản ngon".
Căn phòng riêng dành cho Trang những ngày ở Kyrgyzstan. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chia sẻ về cách tiết kiệm khi di chuyển, Trang cho hay, cô đi bộ rất nhiều và hitchhike (đi nhờ xe). Điều đặc biệt là ở Trung Á có văn hóa "after stop" tạm hiểu là quá giang. Nhiều người trên đường hay dơ tay ra xin đi nhờ, người lái xe tiện đường thì cho đi, có khi lấy tiền hoặc không. Cũng nhờ đặc điểm này mà cô gái đã hitchhike khá thuận lợi trong suốt chuyến đi.
Tuy nhiên, cô khuyên không nên xin nhờ xe ở những khu vực có tuyến xe buýt hoặc taxi hoạt động, hãy chọn đi nhờ xe quãng đường ngắn thay vì quãng đường quá dài.
Một người cho Trang đi nhờ xe trên đường khám phá Trung Á. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Ngoài tiết kiệm trong di chuyển và lưu trú, Trang còn chia sẻ cách trả giá khi mua sắm. Người Việt quá quen với văn hóa trả giá và hoàn toàn có thể áp dụng ở Trung Á khi đi chợ mua đồ, đặc biệt trong các khu chợ du lịch, nên trả giá xuống còn 1/3 giá ban đầu. Đối với các chuyến xe quá giang lấy phí, Trang cũng mặc cả nhưng tùy tình hình khu vực có đón được nhiều xe hay không để lựa lời ra giá.
Sau nhiều lần trải nghiệm, cô gái rút ra kinh nghiệm trả giá nên lịch sự và cần đồng thuận cả hai bên. Nhiều trường hợp có thể bày tỏ hoàn cảnh đi du lịch với ngân sách eo hẹp, nếu được hỗ trợ hãy cảm ơn chân thành hoặc chia quà ngon (dù đó chỉ là một trái táo, quýt hay hạt...).
Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở hai nước Kazakhstan và Kyrgyzstan đều ngang Việt Nam nên việc ăn uống, mua sắm không quá tốn kém với khách du lịch.
Cô gái trẻ du lịch bụi ở vườn quốc gia Ala Archa. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trải qua 4 tuần Trung Á, không chỉ lưu lại các thành phố lớn như Almaty, Karakol, Trang tham quan rất nhiều địa điểm thiên nhiên cách đó hàng trăm cây số như hẻm núi Charyn Canyon, hồ Kolsai, hồ Kaindy, hẻm núi Fairy Canyon, khối đá 7 màu Jetty Oguz, thung lũng Kok Jaiyk và Alty Arashan, vườn quốc gia Ala Archa...
Chi phí chuyến đi được Trang chia sẻ chỉ tốn khoảng 24 triệu đồng. Trong đó, vé máy bay 11 triệu đồng; hostel 1 triệu đồng; ăn uống đi lại, quà cho chủ nhà và vé vào điểm du lịch khoảng 8 triệu đồng; chi phí quá cảnh Kuala Lumpur và quà mua về nhà khoảng 4 triệu đồng.
Khánh Trang xin ở nhờ nhà dân khi phượt Trung Á. Trong những ngày ở Kazakhstan và Kyrgyzstan, cô chủ yếu đi bộ và vẫy xe xin quá giang.
Hiện là giáo viên tiếng Anh tự do, dạy IELTS online, công việc này cho phép Khánh Trang (tên khác là Rachael Nguyễn) đi vừa đi du lịch vừa làm việc.
Trang tình cờ mua được vé giá rẻ bay từ TP HCM quá cảnh tại Kuala Lumpur tới Almaty, Kazakhstan. Sau đó dành 2 tuần nghiên cứu các review du lịch để lên lịch trình, kế hoạch tiết kiệm nhưng vẫn được trải nghiệm nhiều nhất có thể.
Chuyến đi kéo dài từ 28.3 đến 25.4, Trang đến Trung Á đúng dịp mùa xuân. Tuy thời tiết đẹp, nhiệt độ lại quá thấp so với một cô gái sống ở vùng nhiệt đới quanh năm trên 30 độ C.
Trong chuyến du lịch bụi lần này Trang chỉ phải ở hostel 3 đêm, còn lại là những lần ngủ nhờ nhà dân. Dùng Couchsurfing - một ứng dụng chia sẻ chỗ ở của dân du lịch toàn cầu - từ năm 2019, Trang có kinh nghiệm hơn trong việc xin ở nhờ. Cô nhắn hỏi từ trước chuyến đi khoảng một tháng, nếu sớm quá có thể kế hoạch thay đổi, nếu trễ quá dễ hết suất vì đa số các host (chủ nhà trên Couchsurfing) chỉ nhận một khách mỗi lần.
![Chủ nhà cho Trang ở nhờ tại Karakol. Ảnh: Nhân vật cung cấp](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/5/28/1345976/CS-In-Karakol.jpg)
Chủ nhà cho Trang ở nhờ tại Karakol. Ảnh: Nhân vật cung cấp
"Mình giới thiệu về bản thân, chia sẻ về cảm nhận tích cực về Trung Á và chân thành mong muốn trao đổi văn hoá với họ. Điều này khá quan trọng vì văn hoá của Couchsurfing là tư duy mở tiếp nhận và chia sẻ văn hoá cùng nhau. Họ nhận mình vì cảm thấy mình là một người thú vị, nhiều câu chuyện để chia sẻ và đại diện cho một nền văn hoá, bản sắc đặc biệt.
May mắn là quá trình tìm host ở Trung Á của mình khá suôn sẻ. Một phần ba số người mình liên hệ nhận lời cho ở nhờ. 24 ngày mình xin ở nhờ nhà host ở Almaty, Karakol và Bishkek. Chủ nhà nào cũng tốt bụng, dành hẳn một phòng cho mình ngủ và làm việc, và cho mình thử nhiều đặc sản ngon".
![Căn phòng riêng dành cho Trang những ngày ở Kyrgyzstan. Ảnh: Nhân vật cung cấp](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/5/28/1345976/CS-In-Karakol-1.jpg)
Chia sẻ về cách tiết kiệm khi di chuyển, Trang cho hay, cô đi bộ rất nhiều và hitchhike (đi nhờ xe). Điều đặc biệt là ở Trung Á có văn hóa "after stop" tạm hiểu là quá giang. Nhiều người trên đường hay dơ tay ra xin đi nhờ, người lái xe tiện đường thì cho đi, có khi lấy tiền hoặc không. Cũng nhờ đặc điểm này mà cô gái đã hitchhike khá thuận lợi trong suốt chuyến đi.
Tuy nhiên, cô khuyên không nên xin nhờ xe ở những khu vực có tuyến xe buýt hoặc taxi hoạt động, hãy chọn đi nhờ xe quãng đường ngắn thay vì quãng đường quá dài.
![Một người cho Trang đi nhờ xe trên đường khám phá Trung Á. Ảnh: Nhân vật cung cấp](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/5/28/1345976/Hitchhiking-To-Kyrgy.jpg)
Ngoài tiết kiệm trong di chuyển và lưu trú, Trang còn chia sẻ cách trả giá khi mua sắm. Người Việt quá quen với văn hóa trả giá và hoàn toàn có thể áp dụng ở Trung Á khi đi chợ mua đồ, đặc biệt trong các khu chợ du lịch, nên trả giá xuống còn 1/3 giá ban đầu. Đối với các chuyến xe quá giang lấy phí, Trang cũng mặc cả nhưng tùy tình hình khu vực có đón được nhiều xe hay không để lựa lời ra giá.
Sau nhiều lần trải nghiệm, cô gái rút ra kinh nghiệm trả giá nên lịch sự và cần đồng thuận cả hai bên. Nhiều trường hợp có thể bày tỏ hoàn cảnh đi du lịch với ngân sách eo hẹp, nếu được hỗ trợ hãy cảm ơn chân thành hoặc chia quà ngon (dù đó chỉ là một trái táo, quýt hay hạt...).
Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở hai nước Kazakhstan và Kyrgyzstan đều ngang Việt Nam nên việc ăn uống, mua sắm không quá tốn kém với khách du lịch.
![Cô gái trẻ du lịch bụi ở vườn quốc gia Ala Archa. Ảnh: Nhân vật cung cấp](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/5/28/1345976/Ala-Archa-1.jpg)
Trải qua 4 tuần Trung Á, không chỉ lưu lại các thành phố lớn như Almaty, Karakol, Trang tham quan rất nhiều địa điểm thiên nhiên cách đó hàng trăm cây số như hẻm núi Charyn Canyon, hồ Kolsai, hồ Kaindy, hẻm núi Fairy Canyon, khối đá 7 màu Jetty Oguz, thung lũng Kok Jaiyk và Alty Arashan, vườn quốc gia Ala Archa...
Chi phí chuyến đi được Trang chia sẻ chỉ tốn khoảng 24 triệu đồng. Trong đó, vé máy bay 11 triệu đồng; hostel 1 triệu đồng; ăn uống đi lại, quà cho chủ nhà và vé vào điểm du lịch khoảng 8 triệu đồng; chi phí quá cảnh Kuala Lumpur và quà mua về nhà khoảng 4 triệu đồng.