Từ Minh Quân
Well-known member
Một mẫu PhoneFarm giá từ 15 triệu đồng, chứa 15-20 smartphone được tách pin và màn hình, với mục đích "kích" lượt xem và lượt like ảo.
PhoneFarm là thiết bị không xa lạ trong cộng đồng chuyên mua bán lượt tương tác trên mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok. Gọi là PhoneFarm - trang trại điện thoại - vì trước đây hệ thống chứa hàng trăm smartphone được thao tác thủ công. Tuy nhiên hiện mọi thứ được thu gọn và điều khiển tự động.
PhoneFarm thường được ghép từ các smartphone cũ đã hỏng màn hình, pin, camera, cảm biến, nhưng vẫn còn hoạt động được khi cắm nguồn. Theo một người kinh doanh mặt hàng này, chúng được thu thập qua chương trình thu cũ của các cửa hàng, từ các hội nhóm chuyên mua bán điện thoại cũ, các kho bãi rác thải điện tử hoặc nhập từ nước ngoài qua đường tiểu ngạch. Một số mẫu main có thể hỏng nhưng sẽ được sửa lại để sử dụng. "Giá trung bình mỗi main từ 800.000 đến một triệu đồng", người này nói.
Sau khi được làm sạch và kiểm tra chức năng, bo mạch được gắn dây màn hình riêng để nối vào mạch chủ của hộp PhoneFarm. Cổng còn lại cắm vào bo mạch là cổng sạc. Giá bán của một box PhoneFarm tùy thuộc vào main của dòng máy điện thoại, nhưng không thấp hơn 7 triệu đồng.
Mạch chủ PhoneFarm gồm hai phần, với các cổng USB để gắn vào cổng sạc của điện thoại, còn cổng khác gắn với dây màn hình. Dưới chân các cổng này có đèn báo trạng thái, với màu đỏ là chưa kết nối hoặc chưa hoạt động và màu xanh là đã kết nối thành công. Mạch này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, mua tại các trang trực tuyến như Taobao hoặc Shopee, Lazada.
Người dùng có thể tự gia công phần hộp PhoneFarm hoặc mua tại các đơn vị cung cấp. Thông thường, chúng gồm bốn phần: nguồn, quạt, nơi đặt bo mạch và phần để cố định điện thoại.
Tùy theo loại máy, dongle chuyển đổi sang USB-A cũng khác nhau: Điện thoại đời cũ dùng loại microUSB sang USB-A, còn điện thoại đời mới sẽ dùng loại USB-C sang USB-A.
Máy sau đó sẽ gắn với bo mạch chủ của PhoneFarm qua dây dẫn hoặc dongle tùy thiết kế. Tuy nhiên, cách phổ biến là qua dongle nhằm tận dụng tối đa diện tích và giúp các mẫu PhoneFarm nhỏ gọn hơn.
Sau khi đèn báo trên bo mạch chủ chuyển xanh, kỹ thuật viên sẽ cài phần mềm cho máy. Chỉ cần cài một ứng dụng duy nhất, tất cả smartphone có trong box sẽ nhận lệnh điều khiển giống hệt nhau.
Trên giao diện này, người dùng cài các ứng dụng cần tăng lượt xem, lượt like hay chạy một chiến dịch quảng cáo. Các thao tác gồm tạo tài khoản mạng xã hội, đăng nhập đều được thực hiện tự động.
Cách PhoneFarm "kích" lượt like, lượt view trên mạng xã hội.
Một số hộp PhoneFarm hoàn chỉnh bán ra thị trường. "Vẫn còn nhiều người xem trọng lượt view, lượt like", Trần Kiên, hiện sử dụng 5 box PhoneFarm để chạy các dịch vụ "làm đẹp" tài khoản trên mạng xã hội, nói. Người này từ chối nói về doanh thu, nhưng cho biết chỉ 2-3 tháng đã có thể thu hồi vốn mua box.
Anh Quân, chuyên gia trong lĩnh vực marketing online, khuyến cáo: "Dịch vụ PhoneFarm có thể bị các nền tảng quét và loại bỏ bất cứ lúc nào, còn tài khoản sử dụng dịch vụ này có nguy cơ bị khóa do gian lận". Dịch vụ like ảo, view ảo nhiều lần bị Facebook siết vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Trong khi đó, điều khoản của các nền tảng như YouTube, TikTok cũng cấm sử dụng bot để tăng lượt xem và bình luận. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tồn tại và chưa được xử lý triệt để do các chương trình phần mềm cũng liên tục được cập nhật để qua mặt máy quét.
PhoneFarm là thiết bị không xa lạ trong cộng đồng chuyên mua bán lượt tương tác trên mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok. Gọi là PhoneFarm - trang trại điện thoại - vì trước đây hệ thống chứa hàng trăm smartphone được thao tác thủ công. Tuy nhiên hiện mọi thứ được thu gọn và điều khiển tự động.
PhoneFarm thường được ghép từ các smartphone cũ đã hỏng màn hình, pin, camera, cảm biến, nhưng vẫn còn hoạt động được khi cắm nguồn. Theo một người kinh doanh mặt hàng này, chúng được thu thập qua chương trình thu cũ của các cửa hàng, từ các hội nhóm chuyên mua bán điện thoại cũ, các kho bãi rác thải điện tử hoặc nhập từ nước ngoài qua đường tiểu ngạch. Một số mẫu main có thể hỏng nhưng sẽ được sửa lại để sử dụng. "Giá trung bình mỗi main từ 800.000 đến một triệu đồng", người này nói.
Sau khi được làm sạch và kiểm tra chức năng, bo mạch được gắn dây màn hình riêng để nối vào mạch chủ của hộp PhoneFarm. Cổng còn lại cắm vào bo mạch là cổng sạc. Giá bán của một box PhoneFarm tùy thuộc vào main của dòng máy điện thoại, nhưng không thấp hơn 7 triệu đồng.
Mạch chủ PhoneFarm gồm hai phần, với các cổng USB để gắn vào cổng sạc của điện thoại, còn cổng khác gắn với dây màn hình. Dưới chân các cổng này có đèn báo trạng thái, với màu đỏ là chưa kết nối hoặc chưa hoạt động và màu xanh là đã kết nối thành công. Mạch này chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, mua tại các trang trực tuyến như Taobao hoặc Shopee, Lazada.
Người dùng có thể tự gia công phần hộp PhoneFarm hoặc mua tại các đơn vị cung cấp. Thông thường, chúng gồm bốn phần: nguồn, quạt, nơi đặt bo mạch và phần để cố định điện thoại.
Tùy theo loại máy, dongle chuyển đổi sang USB-A cũng khác nhau: Điện thoại đời cũ dùng loại microUSB sang USB-A, còn điện thoại đời mới sẽ dùng loại USB-C sang USB-A.
Máy sau đó sẽ gắn với bo mạch chủ của PhoneFarm qua dây dẫn hoặc dongle tùy thiết kế. Tuy nhiên, cách phổ biến là qua dongle nhằm tận dụng tối đa diện tích và giúp các mẫu PhoneFarm nhỏ gọn hơn.
Sau khi đèn báo trên bo mạch chủ chuyển xanh, kỹ thuật viên sẽ cài phần mềm cho máy. Chỉ cần cài một ứng dụng duy nhất, tất cả smartphone có trong box sẽ nhận lệnh điều khiển giống hệt nhau.
Trên giao diện này, người dùng cài các ứng dụng cần tăng lượt xem, lượt like hay chạy một chiến dịch quảng cáo. Các thao tác gồm tạo tài khoản mạng xã hội, đăng nhập đều được thực hiện tự động.
Cách PhoneFarm "kích" lượt like, lượt view trên mạng xã hội.
Một số hộp PhoneFarm hoàn chỉnh bán ra thị trường. "Vẫn còn nhiều người xem trọng lượt view, lượt like", Trần Kiên, hiện sử dụng 5 box PhoneFarm để chạy các dịch vụ "làm đẹp" tài khoản trên mạng xã hội, nói. Người này từ chối nói về doanh thu, nhưng cho biết chỉ 2-3 tháng đã có thể thu hồi vốn mua box.
Anh Quân, chuyên gia trong lĩnh vực marketing online, khuyến cáo: "Dịch vụ PhoneFarm có thể bị các nền tảng quét và loại bỏ bất cứ lúc nào, còn tài khoản sử dụng dịch vụ này có nguy cơ bị khóa do gian lận". Dịch vụ like ảo, view ảo nhiều lần bị Facebook siết vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng. Trong khi đó, điều khoản của các nền tảng như YouTube, TikTok cũng cấm sử dụng bot để tăng lượt xem và bình luận. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn tồn tại và chưa được xử lý triệt để do các chương trình phần mềm cũng liên tục được cập nhật để qua mặt máy quét.