Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Hằng năm, vào độ cuối tháng 12 cho đến đầu tháng 3 năm sau, miền Đông Nam Bộ bước vào mùa cây cao su thay lá. Vào mùa này, những khu vực trồng cao su như được “thay da đổi thịt”, thay bằng chiếc áo mộng mơ và lãng mạn.
Rừng cao su Đông Nam Bộ mùa thay lá.
Cao su là loại cây thân gỗ, ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Từ rất xa xưa, những thổ dân Mainas sinh sống ở đây đã biết lấy nhựa của thân cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, hay tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Thổ ngữ Mainas gọi chất nhựa này là caouchouk, có nghĩa là “nước mắt của cây”.
Do lợi ích kinh tế cao, cây cao su đã được người Pháp đưa vào trồng tại nước ta lần đầu tiên năm 1878 nhưng không thành công. Sau nhiều lần thử nghiệm, đến năm 1897, cây cao su chính thức hiện diện tại Việt Nam. Hiện tại, vùng Đông Nam Bộ là khu vực có diện tích trồng cao su lớn nhất nước, bao gồm TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước.
Những ngày đầu năm, trên Quốc lộ 51 từ huyện Long Thành, Đồng Nai rẽ vào con đường nhỏ chạy về hướng xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khi đến địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, người lữ khách đi ngang qua chợt ngẩn ngơ với vẻ đẹp của những cánh rừng cao su đang vào đúng mùa thay lá ở hai bên đường.
Không ngờ rằng, Bà Rịa-Vũng Tàu lại đẹp mơ màng và lãng mạn vì mùa cao su thay lá đến vậy.
Con đường đến xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chợt trở nên quyến rũ, hút mắt bởi sắc vàng của những cây cao su đang thay lá.
Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, cây cao su được trồng nhiều ở các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức,...
Khi rừng cây cao su dần chuyển đổi sắc màu, thay lá mới cũng là dấu hiệu của mùa khô đã bắt đầu.
Từ màu xanh, lá cây dần đổi sang vàng, cam, đỏ, nâu, rồi rụng dần...
Con đường vô tình như bị chia ra làm hai bởi hai mảng rừng cao su: một đang thay lá và một đã thay xong.
Đối với người dân địa phương, cây cao su thay lá vốn là chuyện bình thường. Nhưng đối với du khách phương xa thì khung cảnh rừng cao su thay lá có sức thu hút khó cưỡng.
Nếu như các nước châu Âu có mùa thu vàng, thì miền Đông Nam Bộ Việt Nam cũng có một mùa vàng của cao su thay lá.
Đứng dưới những tán lá xanh, vàng, cam,... xen lẫn, người lữ khách mộng mơ chợt liên tưởng tới những câu chuyện cổ tích lãng mạn.
Ngày xưa “cao su đi dễ khó về” vì công việc nặng nhọc của những công nhân đồn điền cao su, nhưng ngày nay, với du khách thì “cao su đi dễ khó về” bởi một mùa cao su thay lá tuyệt đẹp.
Khi những chiếc lá đã rụng hết, mùa đông cũng sắp qua. Sang xuân, từ những cành cây khẳng khiu trơ trọi, mầm lá mới xanh um nhú ra, bắt đầu một vòng đời mới.
Những cung bậc sắc màu của lá cao su khi rụng xuống...
Không ai có thể cưỡng lại vẻ đẹp mơ màng này khi tình cờ đi ngang qua.
Một góc rừng vắng với chén mủ cao su gần đầy.
Khoảnh rừng mộng mơ đầy sắc màu lấp lánh trong nắng.
Rừng cao su Đông Nam Bộ mùa thay lá.
Cao su là loại cây thân gỗ, ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Từ rất xa xưa, những thổ dân Mainas sinh sống ở đây đã biết lấy nhựa của thân cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, hay tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Thổ ngữ Mainas gọi chất nhựa này là caouchouk, có nghĩa là “nước mắt của cây”.
Do lợi ích kinh tế cao, cây cao su đã được người Pháp đưa vào trồng tại nước ta lần đầu tiên năm 1878 nhưng không thành công. Sau nhiều lần thử nghiệm, đến năm 1897, cây cao su chính thức hiện diện tại Việt Nam. Hiện tại, vùng Đông Nam Bộ là khu vực có diện tích trồng cao su lớn nhất nước, bao gồm TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước.
Những ngày đầu năm, trên Quốc lộ 51 từ huyện Long Thành, Đồng Nai rẽ vào con đường nhỏ chạy về hướng xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khi đến địa phận tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, người lữ khách đi ngang qua chợt ngẩn ngơ với vẻ đẹp của những cánh rừng cao su đang vào đúng mùa thay lá ở hai bên đường.
Không ngờ rằng, Bà Rịa-Vũng Tàu lại đẹp mơ màng và lãng mạn vì mùa cao su thay lá đến vậy.
Con đường đến xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chợt trở nên quyến rũ, hút mắt bởi sắc vàng của những cây cao su đang thay lá.
Tại Bà Rịa-Vũng Tàu, cây cao su được trồng nhiều ở các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức,...
Khi rừng cây cao su dần chuyển đổi sắc màu, thay lá mới cũng là dấu hiệu của mùa khô đã bắt đầu.
Từ màu xanh, lá cây dần đổi sang vàng, cam, đỏ, nâu, rồi rụng dần...
Con đường vô tình như bị chia ra làm hai bởi hai mảng rừng cao su: một đang thay lá và một đã thay xong.
Đối với người dân địa phương, cây cao su thay lá vốn là chuyện bình thường. Nhưng đối với du khách phương xa thì khung cảnh rừng cao su thay lá có sức thu hút khó cưỡng.
Nếu như các nước châu Âu có mùa thu vàng, thì miền Đông Nam Bộ Việt Nam cũng có một mùa vàng của cao su thay lá.
Đứng dưới những tán lá xanh, vàng, cam,... xen lẫn, người lữ khách mộng mơ chợt liên tưởng tới những câu chuyện cổ tích lãng mạn.
Ngày xưa “cao su đi dễ khó về” vì công việc nặng nhọc của những công nhân đồn điền cao su, nhưng ngày nay, với du khách thì “cao su đi dễ khó về” bởi một mùa cao su thay lá tuyệt đẹp.
Khi những chiếc lá đã rụng hết, mùa đông cũng sắp qua. Sang xuân, từ những cành cây khẳng khiu trơ trọi, mầm lá mới xanh um nhú ra, bắt đầu một vòng đời mới.
Những cung bậc sắc màu của lá cao su khi rụng xuống...
Không ai có thể cưỡng lại vẻ đẹp mơ màng này khi tình cờ đi ngang qua.
Một góc rừng vắng với chén mủ cao su gần đầy.
Khoảnh rừng mộng mơ đầy sắc màu lấp lánh trong nắng.