Bui Kieu My
Bùi Kiều My
1Có nên tập thể dục khi đang nhịn ăn gián đoạn?
Trước khi có câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta cùng điểm qua một số ưu điểm, nhược điểm nếu bạn tập thể dục khi đang nhịn ăn gián đoạn nhé.
Ưu điểm
Nếu kết hợp chế độ nhịn ăn gián đoạn với tập thể dục sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và quá trình sinh hóa trong cơ thể, liên quan đến độ nhạy insulin và kiểm soát ổn định lượng đường trong máu. Do đó, điều này sẽ tốt cho người bệnh tiểu đường hoặc mắc hội chứng chuyển hóa.
Nhược điểm
Tuy nhiên, việc kết hợp tập thể dục và nhịn ăn gián đoạn cùng lúc có thể gây hại đến cơ bắp khi sử dụng protein làm nhiên liệu. Bên cạnh đó, khi nhịn ăn thì cơ thể sẽ không có đủ năng lượng và dễ mệt mỏi hơn, khiến việc tập luyện không đạt được kết quả như ý muốn.
Nếu duy trì tập luyện lâu ngày có thể dẫn đến suy nhược cơ thể do cạn kiện năng lượng và calo, dẫn đến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm.
Có nên tập thể dục khi đang nhịn ăn gián đoạn?
Từ những thông tin về ưu điểm, nhược điểm trên, có thể thấy rằng bạn vẫn có thể tập thể dục khi đang nhịn ăn nếu bạn có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý những điều sau:
Tập với cường độ phù hợp
Để tiết kiệm năng lượng và an toàn cho sức khỏe thì bạn nên tập luyện ở cường độ thấp khi đang nhịn ăn, nhất là ở giai đoạn đầu và giữa thời gian nhịn ăn.
Nếu bạn tăng cường độ thì nên giảm thời gian tập luyện lại, ví dụ bạn đang tập luyện với cường độ nhẹ trong 20 phút, thì khi tăng cường độ lên mức trung bình, bạn nên giảm xuống còn 10 phút.
Bổ sung đủ nước
Bất kể là khi đang nhịn ăn hay đang tập thể dục thì bạn cũng đều nên uống đủ nước mỗi ngày để mọi chức năng trong cơ thể vận hành trơn tru, khỏe mạnh. Trung bình, một người lớn sẽ cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, còn nếu tập thể dục mất nhiều nước do mồ hôi thì nên uống nhiều hơn.
Bổ sung đủ nước
Nên tập thể dục vào thời gian đầu nhịn ăn
Thời điểm đầu nhịn ăn là thời điểm tốt nhất mà bạn nên tập thể dục, bởi lúc này cơ thể vẫn còn nhiều năng lượng dự trữ để cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện, giúp quá trình tập luyện có nhiều hiệu quả hơn.
Lựa chọn bài tập phù hợp
Nếu bạn đang theo đuổi chế độ nhịn ăn gián đoạn thì nên kết hợp với các bài tập cường độ thấp như yoga, đi dạo, pilates nhẹ nhàng.
Lựa chọn bài tập phù hợp
Không để cơ thể mất điện giải
Khi vận động gia tăng sẽ khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, các chất điện giải trong cơ thể cũng vì thế mà thải ra ngoài theo tuyến mồ hôi. Nếu cơ thể mất chất điện giải quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Do đó bạn nên đảm bảo bổ sung chất điện giải cho cơ thể thông qua các nước uống như sữa, nước dừa, nước ép, đồ uống thể thao,...
Lắng nghe cơ thể
Hãy luôn lắng nghe cơ thể của bạn kể từ khi bắt đầu theo đuổi chế độ ăn kiêng gián đoạn, đặc biệt là khi kết hợp với việc tập thể dục nhé!
Nếu thường xuyên cảm thấy cơ thể bị mệt mỏi, chóng mặt, yếu ớt thì nên ngừng ngay và tập trung khắc phục các tình trạng trên.
Trước khi có câu trả lời cho vấn đề này, chúng ta cùng điểm qua một số ưu điểm, nhược điểm nếu bạn tập thể dục khi đang nhịn ăn gián đoạn nhé.
Ưu điểm
Nếu kết hợp chế độ nhịn ăn gián đoạn với tập thể dục sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và quá trình sinh hóa trong cơ thể, liên quan đến độ nhạy insulin và kiểm soát ổn định lượng đường trong máu. Do đó, điều này sẽ tốt cho người bệnh tiểu đường hoặc mắc hội chứng chuyển hóa.
Nhược điểm
Tuy nhiên, việc kết hợp tập thể dục và nhịn ăn gián đoạn cùng lúc có thể gây hại đến cơ bắp khi sử dụng protein làm nhiên liệu. Bên cạnh đó, khi nhịn ăn thì cơ thể sẽ không có đủ năng lượng và dễ mệt mỏi hơn, khiến việc tập luyện không đạt được kết quả như ý muốn.
Nếu duy trì tập luyện lâu ngày có thể dẫn đến suy nhược cơ thể do cạn kiện năng lượng và calo, dẫn đến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm.
Từ những thông tin về ưu điểm, nhược điểm trên, có thể thấy rằng bạn vẫn có thể tập thể dục khi đang nhịn ăn nếu bạn có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Không nên gắng sức tập thể dục nếu bạn quá đói, mệt mỏi, bởi có thể gây nguy hiểm do chóng mặt, ngất xỉu.
- Không nên kết hợp tập thể dục và nhịn ăn gián đoạn trong một thời gian kéo dài.
- Người có vấn đề sức khỏe như mắc chứng huyết áp cao, tiểu đường, động mạch vành,...thì không nên tập thể dục khi đang nhịn ăn.
- Cần ngủ đủ giấc và uống đủ nước, đảm bảo có sức khỏe tốt trước khi bắt đầu nhịn ăn.
Tập với cường độ phù hợp
Để tiết kiệm năng lượng và an toàn cho sức khỏe thì bạn nên tập luyện ở cường độ thấp khi đang nhịn ăn, nhất là ở giai đoạn đầu và giữa thời gian nhịn ăn.
Nếu bạn tăng cường độ thì nên giảm thời gian tập luyện lại, ví dụ bạn đang tập luyện với cường độ nhẹ trong 20 phút, thì khi tăng cường độ lên mức trung bình, bạn nên giảm xuống còn 10 phút.
Bổ sung đủ nước
Bất kể là khi đang nhịn ăn hay đang tập thể dục thì bạn cũng đều nên uống đủ nước mỗi ngày để mọi chức năng trong cơ thể vận hành trơn tru, khỏe mạnh. Trung bình, một người lớn sẽ cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, còn nếu tập thể dục mất nhiều nước do mồ hôi thì nên uống nhiều hơn.
Nên tập thể dục vào thời gian đầu nhịn ăn
Thời điểm đầu nhịn ăn là thời điểm tốt nhất mà bạn nên tập thể dục, bởi lúc này cơ thể vẫn còn nhiều năng lượng dự trữ để cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện, giúp quá trình tập luyện có nhiều hiệu quả hơn.
Lựa chọn bài tập phù hợp
Nếu bạn đang theo đuổi chế độ nhịn ăn gián đoạn thì nên kết hợp với các bài tập cường độ thấp như yoga, đi dạo, pilates nhẹ nhàng.
Không để cơ thể mất điện giải
Khi vận động gia tăng sẽ khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, các chất điện giải trong cơ thể cũng vì thế mà thải ra ngoài theo tuyến mồ hôi. Nếu cơ thể mất chất điện giải quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Do đó bạn nên đảm bảo bổ sung chất điện giải cho cơ thể thông qua các nước uống như sữa, nước dừa, nước ép, đồ uống thể thao,...
Lắng nghe cơ thể
Hãy luôn lắng nghe cơ thể của bạn kể từ khi bắt đầu theo đuổi chế độ ăn kiêng gián đoạn, đặc biệt là khi kết hợp với việc tập thể dục nhé!
Nếu thường xuyên cảm thấy cơ thể bị mệt mỏi, chóng mặt, yếu ớt thì nên ngừng ngay và tập trung khắc phục các tình trạng trên.