Có nên vò rau ngót trước khi nấu?

TRUONGTRINH

Well-known member
Nhiều người có thói quen vò rau ngót trước khi nấu nhưng nếu không biết cách dễ làm hao hụt dinh dưỡng.


Rau ngót có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Bùi Thủy


Rau ngót có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Bùi Thủy


Theo Đông y, rau ngót vị ngọt, tính mát lạnh (khi nấu chín sẽ bớt lạnh) giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, bổ huyết, tiêu viêm, sát khuẩn.

Từ xưa, rau ngót được xem là thang thuốc ''công bổ kiêm thi'' (vừa công vừa bổ), ''vừa phù chính vừa khu tà'' (nâng đỡ chính khí, trừ tà khí) có công dụng tăng đề kháng bên trong và chống lại bệnh xâm nhập từ bên ngoài cơ thể.

Theo y học hiện đại, rau ngót giàu dinh dưỡng nhất là vitamin A, C cao hơn so với bưởi, chanh, cam giúp chống lão hóa, cải thiện chức năng não. Ngoài ra còn có nhiều dưỡng chất khác như đạm, sắt, mangan, phốt pho... tốt cho sức khỏe.

Sơ chế rau đúng cách

Lá rau ngót có bề mặt bóng, dai và không dính ướt vì thế theo thói quen, nhiều người thường vò để rau mềm, thấm vị khi nấu. Tuy nhiên, nếu vò nát trước khi rửa dễ làm các chất dinh dưỡng có trong rau trôi ra nước khi rửa.


Vò sơ rau sau khi rửa. Ảnh: Bùi Thủy


Vò sơ rau sau khi rửa. Ảnh: Bùi Thủy


Nếu muốn làm mềm và rau dễ thấm vị hơn khi nấu, các bà nội trợ nên rửa sạch trước, rồi trước khi cho vào nồi canh sôi mới vò nhẹ rồi cho vào. Chú ý vò rau xong, tuyệt đối không rửa lại càng làm dưỡng chất bị mất đi nhiều hơn.

Nấu canh rau ngót


Rau ngót nấu với thịt nạc là phổ biến nhất. Ảnh: Bùi Thủy


Rau ngót nấu với thịt nạc là phổ biến nhất. Ảnh: Bùi Thủy


Chuẩn bị các nguyên liệu khác:
Tùy theo khẩu vị mà nấu canh rau ngót với đậu xanh kiểu cổ, nấu với thịt nạc, hến, riêu tôm hay tận dụng nước luộc thịt đều ngon ngọt. Trong đó nhanh gọn và phổ biến nhất là dùng thịt nạc băm hoặc xay, ướp chút gia vị cho đậm đà. Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.


Nấu nước sôi mới cho rau ngót vào. Ảnh: Bùi Thủy


Nấu nước sôi mới cho rau ngót vào. Ảnh: Bùi Thủy


Nấu canh:
Phi thơm hành khô, trút thịt nạc đã ướp vào xào chín. Đổ nước nóng (căn đủ lượng người ăn) rồi đun sôi. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng, đun to lửa, cho rau ngót vào nhấn chìm xuống. Rau ngót nhanh chín nên chỉ cần sôi trở lại một hai dạo là được, tắt bếp múc rau bát ăn nóng. Chú ý không nên xào rau lâu hay nấu canh rau ngót kỹ quá khiến rau thất thoát vitamin cũng như màu xỉn thẫm kém sắc, kém vị.


Thành phẩm. Ảnh: Bùi Thủy


Thành phẩm. Ảnh: Bùi Thủy


Yêu cầu thành phẩm:
Bát canh rau ngót xanh mềm, không bị khô ráp hay dai cứng, nước canh ngọt thanh, thịt chín thơm. Món canh dân dã này không chỉ thanh mát, giải nhiệt và còn giúp nhuận tràng, giàu canxi tốt cho bà bầu, trẻ em.

Bùi Thủy
 
Bên trên