Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Huệ luôn có một tình yêu bất diệt với núi. Nếu lựa chọn đi biển hay đi núi, cô nàng vẫn ưu tiên lựa chọn đi đến những vùng núi hơn vì không khí rất khác biệt.
“Chuyến đi được mình và bạn quyết định khá ngẫu hứng, khi tình cờ thấy trên nhóm du lịch có bài viết của nhóm bạn mới đi Gia Lai về. Mình ấn tượng bởi phong cảnh quá đẹp, cùng những trải nghiệm tuyệt vời mà các bạn chia sẻ”, Đỗ Linh Huệ, sinh sống và làm việc tại Hà Nội, nói về lý do có chuyến đi 4 ngày 3 đêm đáng nhớ cùng người bạn ở hai tỉnh Kon Tum, Gia Lai.
View đẹp ở Biển Hồ Pleiku.
Cô nàng 9X này yêu thích du lịch khám phá, trải nghiệm những vùng đất mới lạ và tìm hiểu văn hóa địa phương của những nơi đặt chân đến.
“Mình luôn có một tình yêu bất diệt với núi, nghĩa là nếu lựa chọn đi biển hay đi núi vẫn ưu tiên lựa chọn đi những vùng núi hơn, vì không khí rất khác biệt. Chuyến đi này, mình không chuẩn bị gì nhiều, chỉ có tinh thần sẵn sàng khám phá. Bạn mình đã từng đi Gia Lai và Kon Tum nên đã lên lịch trình, liệt kê địa điểm và note sẵn những món ăn nên thử để hành trình được chủ động hơn”, Huệ tiết lộ với Tạp chí Du lịch TP. HCM.
Trước khi đi, Huệ xem dự báo thời tiết. Mặc dù thấy báo mưa nhưng họ vẫn quyết định thực hiện chuyến đi này. Bởi cô suy nghĩ mưa sẽ chơi theo cách mưa, nếu không chơi được chỉ cần thay đổi không khí như nhóm Huệ hay nói vui với nhau là “đổi chỗ ngủ”.
Sân bay Pleiku đón hai vị khách bằng những tia nắng ấm rất đẹp. Chuyến đi 4 ngày 3 đêm tuy có mưa vào buổi chiều, nhưng tổng quan là trọn vẹn đúng nghĩa khi được ăn, được chơi nhiều. Họ đi từ 7h30’ sáng đến tối, không ngủ trưa hôm nào.
Chill ở hàng thông trăm tuổi ở khu Biển Hồ chè.
Chụp ảnh ở công viên đồi thông Pleiku.
Sau khi nhận phòng, hai bạn đi ăn uống ở thành phố, buổi chiều họ đi Biển Hồ chè, đồi thông trăm tuổi. Sang ngày tiếp theo, Huệ đi dốc 90 độ, cánh đồng điện gió Đăk Đoa, đồi thông, bắt xe bus từ TP. Pleiku lên TP. Kon Tum và đi tiếp một chặng lên thị trấn Măng Đen.
Ngày thứ ba, họ đi thác Pa Sỹ, cafe khu 37 hộ, ăn trưa và bắt xe bus trở lại Kon Tum, tranh thủ chơi ở Kon Tum (nhà thờ gỗ, cafe Gác Măng Rê) rồi bắt xe bus về lại TP. Pleiku.
Ngày cuối của chuyến đi, hai vị khách đi Biển Hồ Pleiku, đập Tân Sơn, núi lửa Chư Đăng Ya, hàng thông trăm tuổi.
Một kỷ niệm “dở khóc dở cười” của hai bạn là lúc đèo nhau đi núi lửa Chư Đăng Ya. Hôm ấy, trời mới mưa xong nên đường lên dễ trơn trượt. Dù đã được người dân nhắc nhở, nhưng họ vẫn quyết định tự đèo nhau lên. Kết quả, lên được nửa đường xe mất đà trượt dốc, nhưng hai bạn vẫn nở nụ cười vì sự cố chấp của mình.
Thời điểm Huệ cùng người bạn đến Gia Lai là lúc hoa cà phê vào cuối mùa, nên đi đến đâu cũng tràn ngập sắc trắng, hương thơm dịu và ấn tượng bởi cảnh những đàn bướm bay dọc đường ở cung đường đi cánh đồng điện gió, đập Tân Sơn, núi lửa... Đi qua những vườn chè xanh ngát, đồi thông, cảm nhận nắng, gió, đất đỏ Tây Nguyên, càng làm tình yêu của hai bạn dành cho vùng đất này mỗi ngày mỗi nhiều hơn.
Hai bạn đều không kén ăn, nên thấy đồ ăn ở đây rất hợp khẩu vị, từ các món đặc sản như phở khô Gia Lai, cơm gà, trái cây tô đến lẩu xuyên tiêu ở Măng Đen đều rất ngon. Đặc biệt, không hổ danh là vùng đất cà phê, mọi người ghé ngẫu nhiên một quán nào đó đều được thưởng thức cà phê ngon. Có những ngày, họ uống đến 3 cốc cà phê nhưng không bị mất ngủ.
Các bạn đến núi lửa Chư Đăng Ya.
Đi cafe 37 hộ ở Măng Đen, Kon Tum.
Điều để lại ấn tượng trong mỗi chuyến đi, ngoài cảnh quan, ẩm thực đó là tình người. “Chúng mình may mắn gặp những con người dễ mến, từ những người bán hàng ăn, chủ homestay đến người dân nhiệt tình hướng dẫn cách di chuyển, nhắc nhở bảo quản tư trang cẩn thận tránh việc trộm cướp. Nhờ đó, dù đi xa nhưng mình vẫn luôn có cảm giác gần gũi, đi chơi về lại càng nhớ và muốn quay lại trong thời gian sớm nhất”, Huệ cảm nhận.
Sau hành trình nhiều ngày khám phá hai tỉnh thuộc mảnh đất Tây Nguyên, với Huệ, Gia Lai và Kon Tum là những nơi rất đáng để đi và trải nghiệm.
Đến mảnh đất Tây Nguyên.
Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.
Nhiều nơi chụp ảnh đẹp.
Chuyến đi đáng nhớ.
Chụp ảnh bên những cánh đồng điện gió.
Dừng chân bên con thác.
Chuyến đi Tây Nguyên thú vị.
Mặt hồ yên bình.
Khung cảnh nên thơ, kỳ vĩ.
Cảnh đẹp không muốn về.
“Chuyến đi được mình và bạn quyết định khá ngẫu hứng, khi tình cờ thấy trên nhóm du lịch có bài viết của nhóm bạn mới đi Gia Lai về. Mình ấn tượng bởi phong cảnh quá đẹp, cùng những trải nghiệm tuyệt vời mà các bạn chia sẻ”, Đỗ Linh Huệ, sinh sống và làm việc tại Hà Nội, nói về lý do có chuyến đi 4 ngày 3 đêm đáng nhớ cùng người bạn ở hai tỉnh Kon Tum, Gia Lai.
View đẹp ở Biển Hồ Pleiku.
Cô nàng 9X này yêu thích du lịch khám phá, trải nghiệm những vùng đất mới lạ và tìm hiểu văn hóa địa phương của những nơi đặt chân đến.
“Mình luôn có một tình yêu bất diệt với núi, nghĩa là nếu lựa chọn đi biển hay đi núi vẫn ưu tiên lựa chọn đi những vùng núi hơn, vì không khí rất khác biệt. Chuyến đi này, mình không chuẩn bị gì nhiều, chỉ có tinh thần sẵn sàng khám phá. Bạn mình đã từng đi Gia Lai và Kon Tum nên đã lên lịch trình, liệt kê địa điểm và note sẵn những món ăn nên thử để hành trình được chủ động hơn”, Huệ tiết lộ với Tạp chí Du lịch TP. HCM.
Trước khi đi, Huệ xem dự báo thời tiết. Mặc dù thấy báo mưa nhưng họ vẫn quyết định thực hiện chuyến đi này. Bởi cô suy nghĩ mưa sẽ chơi theo cách mưa, nếu không chơi được chỉ cần thay đổi không khí như nhóm Huệ hay nói vui với nhau là “đổi chỗ ngủ”.
Sân bay Pleiku đón hai vị khách bằng những tia nắng ấm rất đẹp. Chuyến đi 4 ngày 3 đêm tuy có mưa vào buổi chiều, nhưng tổng quan là trọn vẹn đúng nghĩa khi được ăn, được chơi nhiều. Họ đi từ 7h30’ sáng đến tối, không ngủ trưa hôm nào.
Chill ở hàng thông trăm tuổi ở khu Biển Hồ chè.
Chụp ảnh ở công viên đồi thông Pleiku.
Sau khi nhận phòng, hai bạn đi ăn uống ở thành phố, buổi chiều họ đi Biển Hồ chè, đồi thông trăm tuổi. Sang ngày tiếp theo, Huệ đi dốc 90 độ, cánh đồng điện gió Đăk Đoa, đồi thông, bắt xe bus từ TP. Pleiku lên TP. Kon Tum và đi tiếp một chặng lên thị trấn Măng Đen.
Ngày thứ ba, họ đi thác Pa Sỹ, cafe khu 37 hộ, ăn trưa và bắt xe bus trở lại Kon Tum, tranh thủ chơi ở Kon Tum (nhà thờ gỗ, cafe Gác Măng Rê) rồi bắt xe bus về lại TP. Pleiku.
Ngày cuối của chuyến đi, hai vị khách đi Biển Hồ Pleiku, đập Tân Sơn, núi lửa Chư Đăng Ya, hàng thông trăm tuổi.
Một kỷ niệm “dở khóc dở cười” của hai bạn là lúc đèo nhau đi núi lửa Chư Đăng Ya. Hôm ấy, trời mới mưa xong nên đường lên dễ trơn trượt. Dù đã được người dân nhắc nhở, nhưng họ vẫn quyết định tự đèo nhau lên. Kết quả, lên được nửa đường xe mất đà trượt dốc, nhưng hai bạn vẫn nở nụ cười vì sự cố chấp của mình.
Thời điểm Huệ cùng người bạn đến Gia Lai là lúc hoa cà phê vào cuối mùa, nên đi đến đâu cũng tràn ngập sắc trắng, hương thơm dịu và ấn tượng bởi cảnh những đàn bướm bay dọc đường ở cung đường đi cánh đồng điện gió, đập Tân Sơn, núi lửa... Đi qua những vườn chè xanh ngát, đồi thông, cảm nhận nắng, gió, đất đỏ Tây Nguyên, càng làm tình yêu của hai bạn dành cho vùng đất này mỗi ngày mỗi nhiều hơn.
Hai bạn đều không kén ăn, nên thấy đồ ăn ở đây rất hợp khẩu vị, từ các món đặc sản như phở khô Gia Lai, cơm gà, trái cây tô đến lẩu xuyên tiêu ở Măng Đen đều rất ngon. Đặc biệt, không hổ danh là vùng đất cà phê, mọi người ghé ngẫu nhiên một quán nào đó đều được thưởng thức cà phê ngon. Có những ngày, họ uống đến 3 cốc cà phê nhưng không bị mất ngủ.
Các bạn đến núi lửa Chư Đăng Ya.
Đi cafe 37 hộ ở Măng Đen, Kon Tum.
Điều để lại ấn tượng trong mỗi chuyến đi, ngoài cảnh quan, ẩm thực đó là tình người. “Chúng mình may mắn gặp những con người dễ mến, từ những người bán hàng ăn, chủ homestay đến người dân nhiệt tình hướng dẫn cách di chuyển, nhắc nhở bảo quản tư trang cẩn thận tránh việc trộm cướp. Nhờ đó, dù đi xa nhưng mình vẫn luôn có cảm giác gần gũi, đi chơi về lại càng nhớ và muốn quay lại trong thời gian sớm nhất”, Huệ cảm nhận.
Sau hành trình nhiều ngày khám phá hai tỉnh thuộc mảnh đất Tây Nguyên, với Huệ, Gia Lai và Kon Tum là những nơi rất đáng để đi và trải nghiệm.
Đến mảnh đất Tây Nguyên.
Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.
Nhiều nơi chụp ảnh đẹp.
Chuyến đi đáng nhớ.
Chụp ảnh bên những cánh đồng điện gió.
Dừng chân bên con thác.
Chuyến đi Tây Nguyên thú vị.
Mặt hồ yên bình.
Khung cảnh nên thơ, kỳ vĩ.
Cảnh đẹp không muốn về.