Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Để giảm tải áp lực về hạ tầng, môi trường và hút khách du lịch hạng sang đến khám phá Côn Đảo, mô hình kinh tế tuần hoàn đang được nghiên cứu thực hiện tại huyện đảo này.
Khu vực đường trung tâm Côn Đảo
Nhiều điểm mới trong quy hoạch Côn Đảo
Với 200 km bờ biển trải dài, nhiều bãi tắm hoang sơ như Đầm Trầu, bãi Vông, bãi Nhát… kết hợp với hệ thống di tích nhà tù, vườn quốc gia, các lễ hội văn hóa, Côn Đảo là điểm du lịch lý tưởng cho những người thích khám phá thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa, lịch sử.
Tuy nhiên, hòn đảo này đang đối mặt với nhiều thách thức về giao thông, điện, nước ngọt, rác thải, sự gia tăng dân số và khách du lịch… Vì vậy, nhiều năm qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã liên tục có những Đề án, hành động thiết thực để khai thác lợi thế, tiềm năng của Côn Đảo một cách bền vững.
Theo Nghị quyết số 24-NQ/TW về việc “phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Bộ Chính trị đã xác định nhiệm vụ tăng cường bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học trong khu dự trữ sinh quyển, rừng ngập mặn, rừng đặc dụng, Vườn quốc gia Côn Đảo và đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo.
Đây đều là những mục tiêu cấp thiết để bảo vệ hệ sinh thái và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Để thực hiện mục tiêu này, lãnh đạo tỉnh đã xây dựng Đề án “Phát triển Côn Đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, đến năm 2030, Côn Đảo sẽ hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ du lịch và dịch vụ chất lượng cao, trên cơ sở chú trọng hiệu quả, chất lượng và yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội.
Tầm nhìn đến năm 2045, Côn Đảo sẽ trở thành điểm du lịch đẳng cấp khu vực và quốc tế, giữ vững vị thế là khu vực bảo tồn di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, đồng thời là khu vực bảo tồn hệ sinh thái đa dạng rừng, biển, bảo vệ quốc phòng an ninh của đất nước.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm là lấy du lịch làm “trục xoay” để phát triển các ngành kinh tế khác, Côn Đảo không ngừng hoàn thiện kết cấu hạ tầng như sân bay, bến cảng, phương tiện vận chuyển.
Tháng 7/2023, cảng tàu khách Côn Đảo đã đi vào hoạt động, tạo thuận lợi cho du khách đến đảo theo đường biển, rút ngắn hơn 10km đường về trung tâm, tiết kiệm chi phí đi lại trung bình 50.000 đồng mỗi lượt và giảm tải lớn cho cảng Bến Đầm.
Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo cũng được Chính phủ phê duyệt và dự kiến hoàn thành năm 2026.
Hiện UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiến nghị Chính phủ bổ sung vốn xây dựng công trình đường trục phía Bắc trung tâm huyện; nâng cấp sân bay Cỏ Ống; phục hồi tuyến bay từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại; tăng số chuyến bay từ TP.HCM đi Côn Đảo.
Đồng thời, với các chính sách ưu đãi do Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên kêu gọi dòng vốn trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ tại Côn Đảo.
Cầu cảng quốc tế Côn Đảo
Xanh hóa Côn Đảo để hút khách sang
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn triển khai thực hiện đề án "Kinh tế tuần hoàn và phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030".
Đề án này nhằm giải quyết các tồn tại và thách thức về vấn đề môi trường, năng lượng tại Côn Đảo dựa vào kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Với lộ trình 2 giai đoạn 2022-2025 và 2026-2030, Đề án được triển khai qua 6 nhóm giải pháp gồm: Giáo dục nhận thức về kinh tế tuần hoàn; Giảm thiểu rác thải, không rác thải nhựa; Tuần hoàn nước; Phát triển giao thông xanh và sử dụng hiệu quả năng lượng; Bảo tồn đa dạng sinh học; Du lịch bền vững gắn với áp dụng kinh tế tuần hoàn.
Để phát triển du lịch mà không gây hại đến môi trường, lãnh đạo địa phương đề xuất Côn Đảo có thể tái sử dụng đất suy thoái cho canh tác nông nghiệp kết hợp du lịch. Theo đó, cộng đồng địa phương có thể tái tạo, bảo tồn các khu rừng nguyên sinh thông qua các khu nghỉ dưỡng sinh thái.
Địa phương cũng phục hồi đa dạng sinh học bằng việc bổ sung các loài động vật hoang dã, các tour cho du khách trồng cây tại điểm đến. Kế sách dựa vào du lịch để khôi phục một di tích văn hóa lịch sử, một nghề, một sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương thông qua nhu cầu trải nghiệm và chia sẻ trách nhiệm xã hội của du khách cũng được đặt ra.
Cầu cảng quốc tế Côn Đảo nhìn từ trên cao
Hiện Côn Đảo đã hoàn thành dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, chất lượng nước đầu ra có thể phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp. Tuy nhiên, khối lượng công việc còn lại cần nguồn vốn lớn để thực hiện như xây dựng hệ thống cấp nước liên kết cho đảo chính; xây các hồ chứa lưu trữ nước ngọt trên triền núi; hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt…
Phó Chủ tịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đặng Minh Thông chia sẻ: “Việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn tại Côn Đảo sẽ phát triển nhanh chóng và bền vững, với những bước tiến đột phá.
Việc triển khai đề án cũng hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành kinh tế chủ lực, thúc đẩy phát triển du lịch chất lượng cao, thu hút khách hạng sang, tăng doanh thu ngành du lịch cho Côn Đảo cũng như kéo theo sự phát triển bền vững của các cụm ngành kinh tế phụ trợ, tái tạo nguồn vốn tự nhiên, con người và xã hội dựa trên cách tiếp cận theo mô hình kinh tế tuần hoàn cho các hoạt động thực tế tại địa phương".
Khu vực đường trung tâm Côn Đảo
Nhiều điểm mới trong quy hoạch Côn Đảo
Với 200 km bờ biển trải dài, nhiều bãi tắm hoang sơ như Đầm Trầu, bãi Vông, bãi Nhát… kết hợp với hệ thống di tích nhà tù, vườn quốc gia, các lễ hội văn hóa, Côn Đảo là điểm du lịch lý tưởng cho những người thích khám phá thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa, lịch sử.
Tuy nhiên, hòn đảo này đang đối mặt với nhiều thách thức về giao thông, điện, nước ngọt, rác thải, sự gia tăng dân số và khách du lịch… Vì vậy, nhiều năm qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã liên tục có những Đề án, hành động thiết thực để khai thác lợi thế, tiềm năng của Côn Đảo một cách bền vững.
Theo Nghị quyết số 24-NQ/TW về việc “phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Bộ Chính trị đã xác định nhiệm vụ tăng cường bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học trong khu dự trữ sinh quyển, rừng ngập mặn, rừng đặc dụng, Vườn quốc gia Côn Đảo và đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo.
Đây đều là những mục tiêu cấp thiết để bảo vệ hệ sinh thái và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Để thực hiện mục tiêu này, lãnh đạo tỉnh đã xây dựng Đề án “Phát triển Côn Đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Theo đó, đến năm 2030, Côn Đảo sẽ hoàn thiện kết cấu hạ tầng, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ du lịch và dịch vụ chất lượng cao, trên cơ sở chú trọng hiệu quả, chất lượng và yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội.
Tầm nhìn đến năm 2045, Côn Đảo sẽ trở thành điểm du lịch đẳng cấp khu vực và quốc tế, giữ vững vị thế là khu vực bảo tồn di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, đồng thời là khu vực bảo tồn hệ sinh thái đa dạng rừng, biển, bảo vệ quốc phòng an ninh của đất nước.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm là lấy du lịch làm “trục xoay” để phát triển các ngành kinh tế khác, Côn Đảo không ngừng hoàn thiện kết cấu hạ tầng như sân bay, bến cảng, phương tiện vận chuyển.
Tháng 7/2023, cảng tàu khách Côn Đảo đã đi vào hoạt động, tạo thuận lợi cho du khách đến đảo theo đường biển, rút ngắn hơn 10km đường về trung tâm, tiết kiệm chi phí đi lại trung bình 50.000 đồng mỗi lượt và giảm tải lớn cho cảng Bến Đầm.
Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo cũng được Chính phủ phê duyệt và dự kiến hoàn thành năm 2026.
Hiện UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiến nghị Chính phủ bổ sung vốn xây dựng công trình đường trục phía Bắc trung tâm huyện; nâng cấp sân bay Cỏ Ống; phục hồi tuyến bay từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại; tăng số chuyến bay từ TP.HCM đi Côn Đảo.
Đồng thời, với các chính sách ưu đãi do Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên kêu gọi dòng vốn trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, dịch vụ tại Côn Đảo.
Cầu cảng quốc tế Côn Đảo
Xanh hóa Côn Đảo để hút khách sang
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn triển khai thực hiện đề án "Kinh tế tuần hoàn và phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện Côn Đảo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030".
Đề án này nhằm giải quyết các tồn tại và thách thức về vấn đề môi trường, năng lượng tại Côn Đảo dựa vào kinh tế tuần hoàn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Với lộ trình 2 giai đoạn 2022-2025 và 2026-2030, Đề án được triển khai qua 6 nhóm giải pháp gồm: Giáo dục nhận thức về kinh tế tuần hoàn; Giảm thiểu rác thải, không rác thải nhựa; Tuần hoàn nước; Phát triển giao thông xanh và sử dụng hiệu quả năng lượng; Bảo tồn đa dạng sinh học; Du lịch bền vững gắn với áp dụng kinh tế tuần hoàn.
Để phát triển du lịch mà không gây hại đến môi trường, lãnh đạo địa phương đề xuất Côn Đảo có thể tái sử dụng đất suy thoái cho canh tác nông nghiệp kết hợp du lịch. Theo đó, cộng đồng địa phương có thể tái tạo, bảo tồn các khu rừng nguyên sinh thông qua các khu nghỉ dưỡng sinh thái.
Địa phương cũng phục hồi đa dạng sinh học bằng việc bổ sung các loài động vật hoang dã, các tour cho du khách trồng cây tại điểm đến. Kế sách dựa vào du lịch để khôi phục một di tích văn hóa lịch sử, một nghề, một sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương thông qua nhu cầu trải nghiệm và chia sẻ trách nhiệm xã hội của du khách cũng được đặt ra.
Cầu cảng quốc tế Côn Đảo nhìn từ trên cao
Hiện Côn Đảo đã hoàn thành dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, chất lượng nước đầu ra có thể phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp. Tuy nhiên, khối lượng công việc còn lại cần nguồn vốn lớn để thực hiện như xây dựng hệ thống cấp nước liên kết cho đảo chính; xây các hồ chứa lưu trữ nước ngọt trên triền núi; hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt…
Phó Chủ tịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Đặng Minh Thông chia sẻ: “Việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn tại Côn Đảo sẽ phát triển nhanh chóng và bền vững, với những bước tiến đột phá.
Việc triển khai đề án cũng hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành kinh tế chủ lực, thúc đẩy phát triển du lịch chất lượng cao, thu hút khách hạng sang, tăng doanh thu ngành du lịch cho Côn Đảo cũng như kéo theo sự phát triển bền vững của các cụm ngành kinh tế phụ trợ, tái tạo nguồn vốn tự nhiên, con người và xã hội dựa trên cách tiếp cận theo mô hình kinh tế tuần hoàn cho các hoạt động thực tế tại địa phương".