Con đường kèn hồng ở Sóc Trăng

tran hương

Well-known member
Sóc Trăng giáp Biển Đông ở phía đông và đông nam, phía đông bắc giáp Trà Vinh và Vĩnh Long, phía tây nam giáp Bạc Liêu, phía bắc và tây bắc giáp Hậu Giang. Sóc Trăng có đường bờ biển dài khoảng 70 km, với ba cửa sông lớn là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, đổ ra biển.
Sóc Trăng hội tụ đủ nét văn hóa, ẩm thực, các điểm đến và nhiều trải nghiệm tiêu biểu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thời tiết
Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, có mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, ít khi bị bão lũ.
Du khách có thể tham quan Sóc Trăng vào các mùa trong năm. Tuy nhiên, ngày rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm là thời điểm diễn ra hai lễ hội lớn là Ok Om Bok và đua ghe ngo đặc trưng. Đây có thể là thời gian lý tưởng để du lịch Sóc Trăng. Vào khoảng tháng 4-5, mùa kèn hồng nở rộ ở Sóc Trăng, với nhiều khung cảnh đẹp để chụp ảnh.
>> Xem thêm: Con đường kèn hồng ở Sóc Trăng
kenhong1-6887-1726657133.jpg
kenhong2-7652-1726657133.jpg
Di chuyển
Sóc Trăng cách TP HCM khoảng 230 km, cách Cần Thơ 60 km, trên Quốc lộ 1 nối liền Hậu Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu và Cà Mau. Cách di chuyển thuận tiện nhất là theo đường bộ, với các phương tiện như ôtô, xe máy cá nhân, xe khách.
Xe khách khởi hành từ Bến xe Miền Tây, thời gian di chuyển khoảng 4-5 tiếng. Các nhà xe gồm: Phương Trang, Trí Nhân, Liên Hưng, Ngọc Ánh, Lê Hùng, Mỹ Duyên... Giá vé giao động từ 160.000 đồng đến 300.000 đồng.
Du khách từ các địa phương xa, có thể bay tới Cần Thơ và di chuyển đường bộ tới Sóc Trăng. Từ sân bay Cần Thơ đến Sóc Trăng có nhiều tuyến xe limousine. Du khách có thể đăng ký tại sân bay. Thời gian di chuyển một tiếng 15 phút, giá vé 120.000 đồng.
Lưu trú
Thành phố Sóc Trăng có khá nhiều các khách sạn 2-3 sao với giá dao động từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng một đêm như Ngoc Thu Palace, Thuan Phat Hotel, Thien An Hotel, Quê Tôi Hotel.
Các điểm du lịch ở Sóc Trăng không quá xa trung tâm nên du khách có thể ở tại khách sạn trong thành phố, di chuyển trong ngày tới những nơi tham quan và quay trở lại nghỉ đêm.
Tham quan
Lễ hội Ok Om Bok và đua ghe ngo
Ok1-7335-1726823449.jpg
comdep-9929-1726823449.jpg
Lễ Ok Om Bok còn gọi là lễ Cúng Trăng hay "Đút cốm dẹp" được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 10 Âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội tưng bừng và được chờ đợi nhất trong năm của người Khmer ở Nam Bộ, trong đó đặc biệt nhất ở Sóc Trăng và Trà Vinh. Với người dân, Mặt Trăng được xem là vị thần điều tiết mùa màng, giúp họ làm ăn khấm khá trong năm nên trong ngày này mọi nhà đều tham gia lễ Cúng Trăng.
Theo phong tục, sau lễ Cúng Trăng là tục đua ghe ngo. Đây là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước về với biển cả sau mùa gieo trồng, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Đức Phật qua sông.
Ngoài ra trong lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa như thả đèn nước, cờ ốc, bi sắt, múa Rom Vong. Những lễ hội này thu hút khách du lịch muốn khám phá những đặc trưng của địa phương.
>> Xem thêm: Đua ghe ngo ở miền Tây
Chùa Bốn Mặt
Được xây dựng cách đây gần 500 năm, chùa Buôl Pres Phek (chùa Bốn Mặt) là công trình kiến trúc thẩm mỹ đặc trưng của đồng bào Khmer Nam Bộ, là di sản văn hóa - lịch sử. Chùa có diện tích 6,5 ha, nằm ở ấp Phước Thuận, xã Phú Tân, huyện Châu Thành. Khi nhắc đến chùa, người ta thường nói về truyền thuyết một tượng Phật có bốn mặt quay về bốn hướng, mỗi hướng có 5 vị Phật được đồng bào Khmer tìm thấy trong quá trình khai phá đất hoang. Đây là điềm lành nên người dân dựng chùa, rước tượng Phật vào thờ năm 1537.
Chùa Dơi
Chùa Dơi (hay chùa Mã Tộc, chùa Mahatup) nằm tại phường 3, TP Sóc Trăng, là quần thể kiến trúc tiêu biểu về tín ngưỡng của dân tộc Khmer. Nơi đây được công nhận di tích nghệ thuật cấp quốc gia năm 1999, là điểm sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các lễ hội truyền thống của người Khmer.
Toàn cảnh chùa Dơi nhìn từ trên cao. Ảnh: Triệu Hớn Võ
chua-doi2-2011-1726657134.jpg
Chua-Doi1-8477-1726657134.jpg
chua-doi3-2039-1726657134.jpg
Chùa được hình thành năm 1569, xây từ tre và mái lá. Trải qua các đợt trùng tu, chùa khang trang hơn. Ngoài chánh điện, chùa Dơi còn có các kiến trúc đặc trưng của người Khmer như Sala (hội trường cúng lễ), tăng xá (nơi nghỉ ngơi của các vị sư), các bảo tháp và miếu bà Đen để người dân đến cầu nguyện. Loài dơi sống tại chùa chủ yếu là dơi quạ, dơi ngựa. Con trưởng thành có sải cánh 1-1,5 m và trọng lượng 0,5-1 kg. Lúc trời chạng vạng tối, đàn dơi bay đi kiếm ăn rồi quay về vào khoảng 3-4h hôm sau.
Bảo tàng Khmer tỉnh Sóc Trăng
Bảo tàng Khmer được xây dựng từ năm 1938 gồm hai khu vực chính: Khu trưng bày Giáo đường Xamacum và Khu văn phòng. Bảo tàng có gần 13.000 sản vật văn hóa quý, trong đó hơn nửa là sản vật văn hóa do đồng bào Khmer sinh sống trong khu vực hiến tặng. Hằng năm, bảo tàng thu hút hơn 200.000 lượt du khách trong và ngoài nước ghé thăm và tìm hiểu nét đẹp văn hóa lịch sử của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.
Chợ nổi Ngã Năm
Chợ nổi Ngã Năm dịp giáp Tết. Ảnh: Huỳnh Phương
chonoi3-7824-1726823450.jpg
chonoi2-4137-1726823450.jpg
chonoi1-5818-1726823450.jpg
Chợ nổi Ngã Năm thuộc thị xã Ngã Năm, cách TP Sóc Trăng khoảng 60 km. Đây là một trong những điểm đến hút khách tham quan. Để đến chợ, du khách từ trung tâm thành phố di chuyển theo QL1A đến Phú Lộc, sau đó rẽ phải vào tỉnh lộ 42. Tên gọi Ngã Năm xuất hiện khi người Pháp đào kênh quản lộ Phụng Hiệp. Kênh này cùng kênh Xáng cắt ngang kênh Xẻo Chính tạo thành năm nhánh sông đổ về 5 ngả: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thạnh Trị, Phụng Hiệp.
Ngày thường, chợ họp buổi sáng. Còn vào dịp Tết, đặc biệt sau ngày 23 tháng Chạp, chợ nổi Ngã Năm hầu như họp từ sáng đến tối, không khí tấp nập.
Vườn cò Tân Long
Vườn cò Tân Long, nằm ở xã Long Bình, thị xã Ngã Năm, là điểm du lịch sinh thái được một người dân địa phương quản lý. Khi tham quan vườn cò, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không gian thanh bình cùng nhiều loại chim như cò gà, cò trắng, cò trâu, cồng cộc. Những cánh cò bay trong ánh hoàng hôn sẽ tạo ra một khung cảnh đẹp. Đây là một trong những cảnh đẹp Sóc Trăng được nhiều tín đồ du lịch ghé thăm và trải nghiệm.
Chùa Som Rong
Tượng phật nằm chùa Som Rong. Ảnh: Quang Du Hý
Chùa được xây dựng năm 1785, có tên đầy đủ là Botum Vongsa Som Rong, nằm ở số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP Sóc Trăng. Đây là một trong những ngôi chùa thu hút đông du khách hành hương và check in. Trong khuôn viên chùa có tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm, phúc hậu với kích thước dài 63 m, cao 22,5 m và đặt trên cao khoảng 28 m so với mặt đất. Nét độc đáo ở chùa là ngôi tháp chính được sơn màu xám, thay vì vàng truyền thống. Bên trong tháp là tượng Phật tọa trên đài sen. Chánh điện mang nhiều màu sắc và chi tiết của Phật giáo Nam Tông.
Khu du lịch sinh thái cồn Mỹ Phước
Cồn Mỹ Phước thuộc xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách. Đầu cồn hướng về phía Hậu Giang, đuôi hướng ra Biển Đông, giáp với huyện Cù Lao Dung, cách trung tâm TP Sóc Trăng khoảng 25 km. Du khách phải qua phà Nhơn Mỹ để sang cồn. Cồn Mỹ Phước có tổng diện tích hơn 1.000 ha trong đó khoảng 300 ha trồng các loại cây ăn trái nhiệt đới như chôm chôm, nhãn, sầu riêng, xoài. Ngoài ra, nơi đây đang phát triển mô hình trang trại nuôi ong lấy mật.
Biển Hồ Bể
Đây là bãi biển tọa lạc ở hạ lưu sông Hậu. Biển Hồ Bể không giống những bãi biển tự nhiên khác do được hình thành từ bãi bồi và quá trình xâm lấn của nước biển, làm nên một vùng hồ trũng rộng. Bãi biển này có một bờ cát trắng trải dài. Đây là địa điểm đón bình minh và cắm trại ưa thích của khách du lịch và cả người dân địa phương. Nơi đây vẫn giữ được nét hoang sơ và tự nhiên, mang lại sự yên bình, tự do cho du khách.
Ẩm thực
Bánh cống
Bánh cống ăn với các loại rau, nước chấm chua ngọt và ít bún. Ảnh: Khánh Thiện
Bánh cống là một trong những món ăn truyền thống của người Khmer ở Sóc Trăng. Tên bánh bắt nguồn từ hình dáng của chiếc bánh được đổ trong khuôn có lòng sâu, giống hình chiếc cống. Khuôn được làm bằng nhôm, hình trụ tròn, đáy bằng, cao 4-5 cm, có tay cầm dài 25-30 cm. Nguyên liệu làm bánh cống gồm bột gạo, đậu nành, đậu xanh, tôm, thịt, củ sắn, khoai môn, hành tím cùng nhiều loại gia vị. Phần nhân có thịt lợn xay, củ sắn với nấm mèo băm nhỏ. Để chiên bánh cống vàng đều các mặt, người dân sẽ dùng một chiếc chảo sâu lòng, cho ngập dầu, lửa lớn. Người Sóc Trăng ăn bánh cống kèm xà lách, các loại rau thơm, nước mắm chua ngọt và đồ chua, hoặc một ít bún.
Bún nước lèo
Mắm bò hóc, một loại mắm đặc trưng của người Khmer ủ từ cá lóc, cá trê đồng, tôm, tép tươi, là thành phần chính cho món bún nước lèo. Góp phần vào thành công của món ăn này là loại bún của Sóc Trăng, được làm từ gạo dẻo, ngâm qua đêm rồi xay thành bột nước trong cối đá, để tạo nên những sợi bún trong, dẻo thơm.
Khi chế biến, đầu bếp phải rã mắm trong nước sôi, chờ thịt tan hết, sau đó lọc bỏ xương mắm lấy nước riêng. Nước lèo được nấu từ xương ống, xương sườn lợn, tôm ninh nhỏ lửa, hớt bọt lấy nước trong và ngọt, hoặc nấu từ củ cải trắng và thêm nước dừa tươi, sau đó nấu chung với nước mắm đã lọc xương. Sả đập dập, ớt, ngải bún là những gia vị bổ sung để có một bát bún tròn vị.
Mì sụa
misua1-1613-1726826561.jpg
misua2-4671-1726826561.jpg
Mì sụa có nguồn gốc từ món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa, dần dần trở nên phổ biến, được nhiều người dân bản địa và khách du lịch yêu thích. Mì sụa được làm từ đậu nành, cọng mì có màu vàng, có hai loại: mặn và không mặn. Những người ăn quen cho rằng mì sụa mặn ngon hơn. Mỗi loại chế biến thành các món khác nhau, loại ngọt dùng để nấu chè, loại mặn làm các món xào. Món này ăn kèm với nước tương ớt hoặc mắm chanh ớt tùy theo khẩu vị.
Bánh khọt
Bánh khọt chế biến từ bột gạo, bột mì, bột nghệ, nước cốt dừa và trứng gà. Phần nhân gồm đậu đã hấp chín và tép xào chung nêm ít gia vị. Bánh được đổ vào khuôn đặt trên lò nóng, đậy nắp 2-3 phút là chín. Bánh khọt khi chín có màu vàng nghệ, giòn và vị ngọt của gạo, vị béo của nước dừa, có hương thơm của nghệ và hành lá. Bánh được dùng kèm với các loại rau như xà lách, dưa leo, giá và rau thơm, nước cốt dừa, nước mắm chua ngọt và thêm ít ớt cay.
Bún gỏi dà
Bún gỏi dà. Ảnh: Di Vỹ
Bún gỏi dà là món bắt nguồn từ gỏi cuốn. Các nguyên liệu như bún, tôm, tép, thịt luộc, rau sống thay vì cuốn, được biến tấu bằng cách cho tất cả vào bát. Người miền Tây thưởng thức món ăn bằng cách và (lùa) như cơm. Do cách phát âm từ "và" thành "dà" mà từ đó, bún gỏi dà ra đời. Món ăn có vị khá giống bún mắm. Trước là món bún khô, khi phục vụ, đầu bếp bưng ra một tô bún kèm nước lèo. Sau này, nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô.
Đặc sản làm quà
Bánh pía
Bánh pía là đặc sản nổi tiếng ở Sóc Trăng, do người Hoa di cư sáng tạo ra. Các lò bánh pía tập trung nhiều ở huyện Châu Thành. Bánh pía trước đây khá đơn giản, vỏ ngoài làm bằng bột mì nhiều lớp mỏng, lớp da ngoài dày thường để in chữ, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ lợn, không có các thành phần khác như hiện nay. Do thị hiếu của người tiêu dùng, các lò bánh mới thêm sầu riêng, khoai môn, trứng muối như hiện nay.
phongtomST-7345-1726826561.jpg
pia-2262-1726826561.jpg
Bánh phồng tôm
Cùng với Cà Mau, Sóc Trăng là nơi có các làng nghề bánh phồng tôm lâu đời nhất Việt Nam. Bánh phồng tôm Sóc Trăng thường hình chữ nhật, màu sẫm và hạt tiêu nổi trên bề mặt. Bánh được làm từ bột năng hoặc bột sắn với thịt tôm xay nhuyễn thêm gia vị. Hỗn hợp trên sẽ được trải đều lên khuôn và đem đi luộc chín. Sau đó, bánh sẽ được phơi nắng. Nếu nắng không to bánh dễ đổi màu không xốp, không thơm, chiên không phồng. Vì thế bánh phồng tôm thường chỉ sản xuất vào mùa khô. Bánh phồng tôm là món ăn vặt thịnh hành, hiện được dùng làm món khai vị trong các buổi tiệc.
Bánh mè láo
Bánh mè láo. Ảnh: Như Hà
Bánh mè láo có nguồn gốc từ người Hoa di cư, qua thời gian người địa phương chế biến theo cách riêng và dần trở thành loại bánh quen thuộc của miền Tây nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng. Mè láo được làm từ các nguyên liệu quen thuộc như bột nếp, khoai môn, mè (vừng) và mạch nha. Bánh có vị thơm ngon, béo và xốp của nhân bánh cùng vỏ giòn bên ngoài, thơm mùi mè được phủ đầy vỏ bánh.
Lạp xưởng Vũng Thơm
Sóc Trăng có làng nghề truyền thống sản xuất lạp xưởng Vũng Thơm ở xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Tú. Tại đây, các hộ dân duy trì nghề theo hình thức "cha truyền con nối", nhiều trẻ 13-14 tuổi đã theo nghề. Lạp xưởng Vũng Thơm có hai cách chế biến: tươi và khô. Lạp xưởng dùng ruột heo tươi để dồn thịt, sau đó sấy 4 ngày đêm, nhiệt độ tăng dần. Thành phẩm đóng gói hút chân không có thể bảo quản được ba tháng. Khi thưởng thức, chỉ cần chiên dầu, hấp cách thủy, luộc hay nướng. Giá mỗi kg lạp xưởng dao động từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng. Đáp ứng nhu cầu của thực khách, hiện có cả lạp xưởng vị tôm, trứng muối.
 
Bên trên