Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Người mới đến Thượng Hải có thể bất ngờ bởi các giàn phơi quần áo lớn nhô ra từ các tòa chung cư cao tầng, đặc biệt tại khu tập thể cũ.
Nhưng trong mắt người dân tại đây, các giá phơi này lại giống như những lá cờ nhiều màu tung bay trong gió.
Giàn phơi quần áo ở Thượng Hải thường là một khung hình chữ nhật cố định vào tường, kích thước khoảng 3x2 m, trải dài từ ban công hoặc cửa sổ. Quần áo sau khi giặt được sắp xếp trên các cọc dài và treo cẩn thận lên khung. Mỗi chiếc cọc tre hoặc thép có độ dài đủ để làm khô 3-4 tấm ga trải giường cùng lúc.
Các giàn phơi này được ưa chuộng vì người dân cho rằng hiệu quả hơn máy sấy quần áo lại tiết kiệm điện.
Giá phơi quần áo ở một chung cư cũ tại Thượng Hải, tháng 2/2024. Ảnh: Wang Gang/VCG
Vào những ngày nắng, khung cảnh phơi đồ theo tầng, lớp có thể tạo cảm hứng cho nhiều văn nghệ sĩ. Nhưng ở góc độ khác, sự riêng tư sẽ không còn khi người dân sẵn sàng phơi bày tất cả quần áo, kể cả đồ lót ra đường.
Đây có thể là một nguyên nhân khiến chính quyền Thượng Hải cho rằng những giá phơi quần áo gây mất mỹ quan, tác động tiêu cực đến hình ảnh thành phố. Năm 2010, giới chức tuyên bố cấm người dân phơi quần áo cửa sổ trên các con đường chính. Nhưng với dân địa phương, thói quen phơi đồ này nên được coi là "di sản văn hóa phi vật thể", không thể xóa bỏ.
Việc sử dụng các giá treo đòi hỏi nhiều kỹ năng. Các thanh thép dài hai, ba mét rất nặng bởi chất đầy đồ phơi ướt và nặng nên làm thế nào để không chạm vào bệ cửa sổ bụi bẩn và vẫn giữ được thăng bằng là việc khó.
Hai người dân trò chuyện với nhau trong khi sấy quần áo tại Thượng Hải, tháng 4/2022. Ảnh: VCG
Hiện vẫn có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của những giá phơi quần áo tại Thượng Hải.
Nhà văn Ma Shanglong cho rằng công nhân là những người đầu tiên sử dụng phương pháp này. Ông phỏng đoán các giá phơi có thể xuất hiện tại một trong những khu dân cư xây dựng vào những năm 1980 - 1990, nhằm đáp ứng từ nhu cầu thiết yếu.
"Trước hết là do độ ẩm ở Thượng Hải tương đối cao nên chuyển từ nhà mặt đất lên chung cư thì họ vẫn giữ thói quen phơi quần áo ngoài trời. Thứ hai là không gian sống chật hẹp khiến cư dân thiếu khoảng không phơi quần áo", nhà văn Ma nói.
Theo thống kê vào những năm 1980-1990, trung bình một căn hộ ở Thượng Hải có diện tích 13-15 m2. Một cặp vợ chồng có con và các đồ đạc cơ bản gần như lấp đầy căn phòng. Do vậy nhiều gia đình đã nảy ra ý tưởng cơi nới ban công để tăng không gian sống.
"Cũng chính vì ban công được tận dụng làm nơi ở buộc các cơ dân phải làm giá treo bên ngoài cửa sổ", nam nhà văn chia sẻ.
Ji Bisou, một nhà văn khác ở Thượng Hải, cũng tự làm một giá phơi quần áo đua ra đường. Sự phổ biến của các giá đỡ có liên quan đến sự nhảy cảm của người dân Thượng Hải đối với không gian sống. Một đặc điểm mà Ji gọi là "cơn đói khoảng không".
Zhou Liyuan sống tại đường Hoàng Hà, quận Hoàng Phố vào những năm 1980 ấn tượng nhất với cảnh tượng mẹ chồng tranh giành chỗ phơi quần áo với hàng xóm. Mỗi sáng, mẹ chồng cô - người phụ nữ vóc dáng nhỏ nhắn đều cầm 7-8 cọc tre lớn chạy ra ngoài để chiếm những chỗ có nắng. Điều này thường dẫn đến những cuộc cãi vã với hàng xóm.
"Cảnh tượng rất căng thẳng, là con dâu tôi không dám ra ngoài những lúc đó bởi rất hỗn hoạn", Zhou kể. "Bây giờ gặp lại, hàng xóm cũ mẹ vẫn gọi mẹ chồng tôi là một 'dũng sĩ'".
Một giá phơi đồ "vươn" ra đường phố tại một tòa chung cư cao tầng ở Thượng Hải năm 2011. Ảnh: Reneby/VCG
Pan Yuhua, sống ở một chung cư ở quận Tĩnh An, nói rằng ban công hướng về phía nam và có giá phơi quần áo lớn là tiêu chí để chọn mua nhà.
Thay vì các cọc treo quần áo dài đến 3 mét, hiện nhiều cư dân tại nơi Pan sống đang sử dụng giàn phơi thông minh. Nhưng cô cho rằng các thiết bị mới chỉ có thể vươn ra tối đa khoảng một mét và không thuận tiện cho việc phơi đồ như cọc tre, thép truyền thống.
Thừa nhận tính tiện dụng nhưng trên thực tế đã ghi nhận một số tai nạn xảy ra với giàn phơi cổ điển này. Trước đó tại một chung cư trên đường Thấm Xuân, quận Mẫn Hàng, một giá phơi tại tầng bốn bị gió thổi bay và làm hỏng trần kính của căn hộ tầng trệt. Hay một số cư dân từng bị rơi khỏi cửa sổ khi cố gắng cố định giàn phơi. Điều này khiến một số tòa nhà ở Thượng Hải cấm sử dụng giá đỡ kiểu cũ này, bất chấp sự phản đối của cư dân.
Nhưng trong mắt người dân tại đây, các giá phơi này lại giống như những lá cờ nhiều màu tung bay trong gió.
Giàn phơi quần áo ở Thượng Hải thường là một khung hình chữ nhật cố định vào tường, kích thước khoảng 3x2 m, trải dài từ ban công hoặc cửa sổ. Quần áo sau khi giặt được sắp xếp trên các cọc dài và treo cẩn thận lên khung. Mỗi chiếc cọc tre hoặc thép có độ dài đủ để làm khô 3-4 tấm ga trải giường cùng lúc.
Các giàn phơi này được ưa chuộng vì người dân cho rằng hiệu quả hơn máy sấy quần áo lại tiết kiệm điện.
Giá phơi quần áo ở một chung cư cũ tại Thượng Hải, tháng 2/2024. Ảnh: Wang Gang/VCG
Vào những ngày nắng, khung cảnh phơi đồ theo tầng, lớp có thể tạo cảm hứng cho nhiều văn nghệ sĩ. Nhưng ở góc độ khác, sự riêng tư sẽ không còn khi người dân sẵn sàng phơi bày tất cả quần áo, kể cả đồ lót ra đường.
Đây có thể là một nguyên nhân khiến chính quyền Thượng Hải cho rằng những giá phơi quần áo gây mất mỹ quan, tác động tiêu cực đến hình ảnh thành phố. Năm 2010, giới chức tuyên bố cấm người dân phơi quần áo cửa sổ trên các con đường chính. Nhưng với dân địa phương, thói quen phơi đồ này nên được coi là "di sản văn hóa phi vật thể", không thể xóa bỏ.
Việc sử dụng các giá treo đòi hỏi nhiều kỹ năng. Các thanh thép dài hai, ba mét rất nặng bởi chất đầy đồ phơi ướt và nặng nên làm thế nào để không chạm vào bệ cửa sổ bụi bẩn và vẫn giữ được thăng bằng là việc khó.
Hai người dân trò chuyện với nhau trong khi sấy quần áo tại Thượng Hải, tháng 4/2022. Ảnh: VCG
Hiện vẫn có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của những giá phơi quần áo tại Thượng Hải.
Nhà văn Ma Shanglong cho rằng công nhân là những người đầu tiên sử dụng phương pháp này. Ông phỏng đoán các giá phơi có thể xuất hiện tại một trong những khu dân cư xây dựng vào những năm 1980 - 1990, nhằm đáp ứng từ nhu cầu thiết yếu.
"Trước hết là do độ ẩm ở Thượng Hải tương đối cao nên chuyển từ nhà mặt đất lên chung cư thì họ vẫn giữ thói quen phơi quần áo ngoài trời. Thứ hai là không gian sống chật hẹp khiến cư dân thiếu khoảng không phơi quần áo", nhà văn Ma nói.
Theo thống kê vào những năm 1980-1990, trung bình một căn hộ ở Thượng Hải có diện tích 13-15 m2. Một cặp vợ chồng có con và các đồ đạc cơ bản gần như lấp đầy căn phòng. Do vậy nhiều gia đình đã nảy ra ý tưởng cơi nới ban công để tăng không gian sống.
"Cũng chính vì ban công được tận dụng làm nơi ở buộc các cơ dân phải làm giá treo bên ngoài cửa sổ", nam nhà văn chia sẻ.
Ji Bisou, một nhà văn khác ở Thượng Hải, cũng tự làm một giá phơi quần áo đua ra đường. Sự phổ biến của các giá đỡ có liên quan đến sự nhảy cảm của người dân Thượng Hải đối với không gian sống. Một đặc điểm mà Ji gọi là "cơn đói khoảng không".
Zhou Liyuan sống tại đường Hoàng Hà, quận Hoàng Phố vào những năm 1980 ấn tượng nhất với cảnh tượng mẹ chồng tranh giành chỗ phơi quần áo với hàng xóm. Mỗi sáng, mẹ chồng cô - người phụ nữ vóc dáng nhỏ nhắn đều cầm 7-8 cọc tre lớn chạy ra ngoài để chiếm những chỗ có nắng. Điều này thường dẫn đến những cuộc cãi vã với hàng xóm.
"Cảnh tượng rất căng thẳng, là con dâu tôi không dám ra ngoài những lúc đó bởi rất hỗn hoạn", Zhou kể. "Bây giờ gặp lại, hàng xóm cũ mẹ vẫn gọi mẹ chồng tôi là một 'dũng sĩ'".
Một giá phơi đồ "vươn" ra đường phố tại một tòa chung cư cao tầng ở Thượng Hải năm 2011. Ảnh: Reneby/VCG
Pan Yuhua, sống ở một chung cư ở quận Tĩnh An, nói rằng ban công hướng về phía nam và có giá phơi quần áo lớn là tiêu chí để chọn mua nhà.
Thay vì các cọc treo quần áo dài đến 3 mét, hiện nhiều cư dân tại nơi Pan sống đang sử dụng giàn phơi thông minh. Nhưng cô cho rằng các thiết bị mới chỉ có thể vươn ra tối đa khoảng một mét và không thuận tiện cho việc phơi đồ như cọc tre, thép truyền thống.
Thừa nhận tính tiện dụng nhưng trên thực tế đã ghi nhận một số tai nạn xảy ra với giàn phơi cổ điển này. Trước đó tại một chung cư trên đường Thấm Xuân, quận Mẫn Hàng, một giá phơi tại tầng bốn bị gió thổi bay và làm hỏng trần kính của căn hộ tầng trệt. Hay một số cư dân từng bị rơi khỏi cửa sổ khi cố gắng cố định giàn phơi. Điều này khiến một số tòa nhà ở Thượng Hải cấm sử dụng giá đỡ kiểu cũ này, bất chấp sự phản đối của cư dân.