Nguyễn May
Well-known member
"Cơn lốc quản trị" (ba trụ cột của văn hóa doanh nghiệp) được đánh giá là cuốn sách xứng đáng có trong tủ sách của nhà quản trị.
Tháng 9, Nhà xuất bản Trẻ ra mắt cuốn sách Cơn lốc quản trị của GS Phan Văn Trường. Tác phẩm dài 250 trang, gồm 8 chương, bàn về 3 trụ cột của văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa lãnh đạo: Mọi việc đều căn cứ theo "lợi ích tối đa của doanh nghiệp".
Văn hóa làm việc: Truyền thông toàn diện, hay còn gọi là văn hóa báo cáo kịp thời.
Văn hóa tự thân cho mỗi nhân viên: Ôn hòa và chuyên nghiệp.
Ở mỗi phong cách văn hóa, GS Phan Văn Trường giải thích chi tiết nội hàm và ứng dụng vào thực tế doanh nghiệp, với nhiều ví dụ mà chính ông đã trải qua hoặc chứng kiến.
Bìa sách "Cơn lốc quản trị" (Ảnh: NXB Trẻ).
Trên thực tế, các mô hình quản lý chỉ mang lý luận kỹ thuật cục bộ hạn hẹp và những giải pháp cấu trúc có sẵn cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, văn hóa có khả năng vào sâu một cách uyển chuyển các vấn đề trong mối quan hệ giữa người với người. Đây chính là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải.
Cơn lốc quản trị sẽ giúp độc giả hiểu sâu hơn về lãnh đạo: Không dụng cụ quản lý nào có khả năng thay thế văn hóa doanh nghiệp. Không quy trình nào mang nhiều quyền lực như văn hóa.
Điều đặc biệt là quyền lực từ văn hóa luôn rất nhẹ nhàng, thuần hậu, tự giác và bao hàm cả tự quản. Sai quy trình có thể khó lòng phát hiện, nhưng sai văn hóa sẽ hiện rõ mồn một...
Là một nhà quản trị ở nhiều cấp bậc, phong cách viết đặc sắc của GS Phan Văn Trường là diễn đạt dễ hiểu những điều có vẻ mơ hồ trong nghệ thuật quản trị, ví như cách ông phân biệt "Quản lý" và "Quản trị".
"Quản lý là làm tốt nhất có thể việc mà bạn được giao. Quản trị là việc của lãnh đạo, chọn đúng việc, đúng người và đúng thời điểm.
Quản lý liên quan đến công việc. Quản trị liên quan đến con người.
Những phương pháp quản lý biến đổi không ngừng theo những tiến bộ của công nghệ, của những mô thức lý luận khoa học và kỹ thuật mới. Quản trị thì bất biến, vì con người từ muôn thuở vẫn không thay đổi".
Những tác phẩm của GS Phan Văn Trường do NXB Trẻ phát hành (Ảnh: NXB Trẻ).
"Thực hiện "cách mạng" văn hóa doanh nghiệp vừa dễ vừa khó. Tôi đã may mắn có những trải nghiệm tích cực, trong khi một số lãnh đạo khác đã không đạt chiều hướng mong muốn. Một trong những lý do chính đưa tới thất bại hay thành công là lòng tin giữa người với người.
Trên bản chất, doanh nghiệp vốn dĩ phải là nơi gắn bó người với người, nhân sự với nhau, nhân viên với lãnh đạo. Sứ mệnh chung, thách thức chung, việc nào cũng phải chia sẻ, việc nào cũng phải hợp lực cùng làm và cùng đúc kết.
Nghe có vẻ dễ, nhưng khi làm thử mới thấy rằng chỉ cần một số ít nhân viên e dè, một số ít nữa hoài nghi, như thế là đủ để cuộc chuyển đổi thất bại", trích nội dung sách Cơn lốc quản trị.
"Một KPI hay OKR (tạm dịch: năng suất, mục tiêu công việc) tại nước văn minh luôn luôn là kết quả của một cuộc thương thuyết gay go giữa nhân viên với ý thức trách nhiệm cao và lãnh đạo. Nhân viên phải giải thích tại sao mức sào nào đó quá cao, không thể đạt được, còn lãnh đạo phải thuyết phục nhân viên rằng mục tiêu vừa nói vẫn còn quá thấp.
Ý nghĩa thực của KPI/OKR là tạo cơ hội cho cấp trên và cấp dưới cùng nhận định được mốc khả thi cao nhất có thể cho đôi bên, mà chỉ một cuộc thương thuyết tay đôi sếp-nhân viên mới giúp tìm ra. Nó không thể là một bản tổng kết lỏng lẻo và thiếu kiểm định.
Thành thử, KPI ở đây sẽ là một cuộc thương thuyết đi tới một cuộc cam kết xuyên tổ chức.
Còn ở các doanh nghiệp trong nước, chưa bao giờ tôi được chứng kiến một cuộc thương thuyết nào giữa lãnh đạo và nhân viên để cố định một mục tiêu mang tính cam kết và ràng buộc đôi bên.
Phía nhân viên đã đành, nhưng lãnh đạo cũng có phần cam kết của họ trong việc thực hiện KPI của nhân viên - họ phải hỗ trợ như thế nào, họ phải tôn trọng tiến độ của công việc ra sao…", trích nội dung sách.
Theo Nhà xuất bản Trẻ, sách kinh tế - quản trị trên thị trường rất nhiều, nhưng đa phần là sách dịch nên sẽ có khoảng cách nhất định với thực tế doanh nghiệp trong nước.
Đơn vị kiên trì theo đuổi dòng sách được viết bởi chuyên gia kinh tế trong nước như GS Phan Văn Trường, GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm, bà Nguyễn Phi Vân, ông Lý Quý Trung… để doanh nhân và người làm quản lý tại Việt Nam, dù công ty ở quy mô nào cũng sẽ rút ra được ứng dụng cho mình.
Tháng 9, Nhà xuất bản Trẻ ra mắt cuốn sách Cơn lốc quản trị của GS Phan Văn Trường. Tác phẩm dài 250 trang, gồm 8 chương, bàn về 3 trụ cột của văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa lãnh đạo: Mọi việc đều căn cứ theo "lợi ích tối đa của doanh nghiệp".
Văn hóa làm việc: Truyền thông toàn diện, hay còn gọi là văn hóa báo cáo kịp thời.
Văn hóa tự thân cho mỗi nhân viên: Ôn hòa và chuyên nghiệp.
Ở mỗi phong cách văn hóa, GS Phan Văn Trường giải thích chi tiết nội hàm và ứng dụng vào thực tế doanh nghiệp, với nhiều ví dụ mà chính ông đã trải qua hoặc chứng kiến.
Bìa sách "Cơn lốc quản trị" (Ảnh: NXB Trẻ).
Trên thực tế, các mô hình quản lý chỉ mang lý luận kỹ thuật cục bộ hạn hẹp và những giải pháp cấu trúc có sẵn cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, văn hóa có khả năng vào sâu một cách uyển chuyển các vấn đề trong mối quan hệ giữa người với người. Đây chính là những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải.
Cơn lốc quản trị sẽ giúp độc giả hiểu sâu hơn về lãnh đạo: Không dụng cụ quản lý nào có khả năng thay thế văn hóa doanh nghiệp. Không quy trình nào mang nhiều quyền lực như văn hóa.
Điều đặc biệt là quyền lực từ văn hóa luôn rất nhẹ nhàng, thuần hậu, tự giác và bao hàm cả tự quản. Sai quy trình có thể khó lòng phát hiện, nhưng sai văn hóa sẽ hiện rõ mồn một...
Là một nhà quản trị ở nhiều cấp bậc, phong cách viết đặc sắc của GS Phan Văn Trường là diễn đạt dễ hiểu những điều có vẻ mơ hồ trong nghệ thuật quản trị, ví như cách ông phân biệt "Quản lý" và "Quản trị".
"Quản lý là làm tốt nhất có thể việc mà bạn được giao. Quản trị là việc của lãnh đạo, chọn đúng việc, đúng người và đúng thời điểm.
Quản lý liên quan đến công việc. Quản trị liên quan đến con người.
Những phương pháp quản lý biến đổi không ngừng theo những tiến bộ của công nghệ, của những mô thức lý luận khoa học và kỹ thuật mới. Quản trị thì bất biến, vì con người từ muôn thuở vẫn không thay đổi".
Những tác phẩm của GS Phan Văn Trường do NXB Trẻ phát hành (Ảnh: NXB Trẻ).
"Thực hiện "cách mạng" văn hóa doanh nghiệp vừa dễ vừa khó. Tôi đã may mắn có những trải nghiệm tích cực, trong khi một số lãnh đạo khác đã không đạt chiều hướng mong muốn. Một trong những lý do chính đưa tới thất bại hay thành công là lòng tin giữa người với người.
Trên bản chất, doanh nghiệp vốn dĩ phải là nơi gắn bó người với người, nhân sự với nhau, nhân viên với lãnh đạo. Sứ mệnh chung, thách thức chung, việc nào cũng phải chia sẻ, việc nào cũng phải hợp lực cùng làm và cùng đúc kết.
Nghe có vẻ dễ, nhưng khi làm thử mới thấy rằng chỉ cần một số ít nhân viên e dè, một số ít nữa hoài nghi, như thế là đủ để cuộc chuyển đổi thất bại", trích nội dung sách Cơn lốc quản trị.
"Một KPI hay OKR (tạm dịch: năng suất, mục tiêu công việc) tại nước văn minh luôn luôn là kết quả của một cuộc thương thuyết gay go giữa nhân viên với ý thức trách nhiệm cao và lãnh đạo. Nhân viên phải giải thích tại sao mức sào nào đó quá cao, không thể đạt được, còn lãnh đạo phải thuyết phục nhân viên rằng mục tiêu vừa nói vẫn còn quá thấp.
Ý nghĩa thực của KPI/OKR là tạo cơ hội cho cấp trên và cấp dưới cùng nhận định được mốc khả thi cao nhất có thể cho đôi bên, mà chỉ một cuộc thương thuyết tay đôi sếp-nhân viên mới giúp tìm ra. Nó không thể là một bản tổng kết lỏng lẻo và thiếu kiểm định.
Thành thử, KPI ở đây sẽ là một cuộc thương thuyết đi tới một cuộc cam kết xuyên tổ chức.
Còn ở các doanh nghiệp trong nước, chưa bao giờ tôi được chứng kiến một cuộc thương thuyết nào giữa lãnh đạo và nhân viên để cố định một mục tiêu mang tính cam kết và ràng buộc đôi bên.
Phía nhân viên đã đành, nhưng lãnh đạo cũng có phần cam kết của họ trong việc thực hiện KPI của nhân viên - họ phải hỗ trợ như thế nào, họ phải tôn trọng tiến độ của công việc ra sao…", trích nội dung sách.
Theo Nhà xuất bản Trẻ, sách kinh tế - quản trị trên thị trường rất nhiều, nhưng đa phần là sách dịch nên sẽ có khoảng cách nhất định với thực tế doanh nghiệp trong nước.
Đơn vị kiên trì theo đuổi dòng sách được viết bởi chuyên gia kinh tế trong nước như GS Phan Văn Trường, GS Tôn Thất Nguyễn Thiêm, bà Nguyễn Phi Vân, ông Lý Quý Trung… để doanh nhân và người làm quản lý tại Việt Nam, dù công ty ở quy mô nào cũng sẽ rút ra được ứng dụng cho mình.