Con người chưa thể dập 'Cổng địa ngục' cháy suốt 50 năm

TRUONGTRINH

Well-known member
TurkmenistanGiới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra biện pháp khả thi để dập tắt miệng hố Darvaza chứa đầy khí methane và cháy suốt từ thời Liên Xô.


Miệng hố Darvaza bốc cháy đỏ rực. Ảnh: BBC


Miệng hố Darvaza bốc cháy đỏ rực. Ảnh: BBC


Cách đây 10 năm, nhà thám hiểm National Geographic George Kourounis trèo vào Cổng địa ngục. Hố sâu 30 m, rộng 70 m ở vùng trung bắc Turkmenistan có tên gọi chính thức là miệng hố Darvaza (đặt theo tên ngôi làng gần đó), nhưng biệt danh Cổng địa ngục mô tả rõ hơn hiện tượng, đó là hố chứa methane bắt lửa hàng thập kỷ trước ở vùng hẻo lánh của sa mạc Karakum và cháy liên tục kể từ đó. Năm 2013, Kourounis trở thành người đầu tiên trèo vào bên trong miệng hố bốc cháy. Sau hai năm lên kế hoạch, ông chỉ có 17 phút để thu số liệu khí gas và mẫu vật đất trước khi phải thoát ra ngoài. "17 phút đó đã khắc sâu vào tâm trí tôi. Nó đáng sợ hơn nhiều, nóng và lớn hơn nhiều so với tôi nghĩ", National Geographic dẫn lời Kourounis.

Chuyến thám hiểm thu hút sự chú ý đối với miệng hố Darvaza trên khắp thế giới. Chính phủ Turkmenistan từng tuyên bố sẽ dập tắt vĩnh viễn ngọn lửa bốc cháy do khí methane vĩnh viễn trước khi quyết định bỏ mặc Cổng địa ngục.

Với nguồn dự trữ dầu khí khổng lồ, Turkmenistan có vô số khu công nghiệp, nơi khí methane, một loại khí nhà kính mạnh, rò rỉ vào khí quyển. Đầu mùa hè năm nay, chính quyền Mỹ và Turkmenistan thảo luận cách hợp tác để bịt kín những khu vực này, có thể bao gồm cả miệng hố Darvaza. Nhưng dập lửa không phải việc dễ dàng. "Quá trình có thể sai hướng. Tôi rất lo ngại về nguy cơ xảy ra vụ nổ", Guillermo Rein, nhà khoa học nghiên cứu hỏa hoạn ở Đại học Hoàng gia London, chia sẻ.

Dù có vẻ ngoài đáng sợ, miệng hố Darvaza không quá kỳ lạ. Còn gọi là "Ánh sáng Karakum" trong tiếng Turkmenistan, miệng hố nằm trên lòng chảo Amu-Darya, một thành hệ địa chất chứa lượng dầu và khí tự nhiên chưa thể xác định, chủ yếu là khí methane. Phần lớn khí methane thoát ra từ vỏ Trái Đất. Nếu bắt lửa, nó sẽ cháy cho tới khi nhiên liệu, nguồn nhiệt, hoặc không khí giàu oxy không còn nữa. Thông thường, khí methane trong vùng được khai thác bởi ngành công nghiệp dầu khí hoặc rò rỉ bên trên mặt đất hay dưới nước mà không ai chú ý.

Miệng hố Darvaza cháy suốt nhiều thập kỷ, bắt đầu như một sự cố thời Chiến tranh Lạnh. Vào khoảng thập niên 1960 - 1980, các kỹ sư Liên Xô thăm dò dầu khí đang khoan trong vùng thì đất đá sụp đổ dưới chân họ, hé lộ miệng hố giải phóng khí methane. Có thể nhóm kỹ sư đốt khí methane với hy vọng nó sẽ nhanh chóng cháy hết hoặc ai đó vô tình ném một điếu thuốc lá khiến ngọn lửa bùng lên. Dù với lý do gì, tai nạn xả ra hàng loạt chất gây ô nhiễm độc hại nhưng do ngôi làng gần nhất bị san bằng vào năm 2004, không ai quan tâm tới miệng hố.

Việc dập lửa ở miệng hố Darvaza Crater đòi hỏi hai yếu tố là dập tắt ngọn lửa và ngăn khí methane rò rỉ từ lòng đất. Bước đầu tiên dễ dàng hơn nhiều so với bước thứ hai. Chẳng hạn, có thể phun xi măng khô nhanh vào miệng hố, triệu tiêu không khí giàu oxy tiếp sức cho ngọn lửa. Nhưng các nhà khoa học địa chất cảnh báo với biện pháp này, khí methane có thể lên mặt đất theo đường khác, tạo thêm nguồn rò rỉ. Như vậy, cách duy nhất để đóng Cổng địa ngục là ngăn chặn rò rỉ ở nguồn khí methane.

Mấu chốt nằm ở chỗ tìm ra có gì bên dưới miệng hố Darvaza. Các chuyên gia ngành dầu khí nên xác định vết nứt dưới mặt đất làm rò rỉ khí methane. Sau đó, có thể đổ bê tông vào chỗ nứt qua đường ống dưới đất. Mark Tingay, chuyên gia địa cơ học dầu khí ở Đại học Adelaide không chắc chắn làm thế nào để bịt vết nứt dưới lòng đất như vậy, ngay cả khi những kỹ sư có thể xác định vị trí của nó. Rò rỉ công nghiệp có thể khá phức tạp để sửa chữa, nhưng rò rỉ địa chất rắc rối hơn và chứa đầy điều không chắc chắn.

Một khả năng xa xôi là dùng thiết bị gây nổ lớn để bịt chỗ rò rỉ khí methane. Theo phương pháp này, một quả bom vận chuyển qua hố khoang, phát nổ gần nguồn khí methane, loại bỏ oxy và ngăn chặn ngọn lửa, đồng thời đổ sập xuống vết nứt gây rò rỉ khí methane.

Giới nghiên cứu chưa rõ phương pháp sẽ hiệu quả như thế nào với miệng hố Darvaza nhưng chắc chắn quả bom cần dùng phải rất lớn. Trên thực tế, các kỹ sư Liên Xô từng sử dụng đầu đạn hạt nhân vài lần để bịt ngọn lửa dưới lòng đất, lần gần nhất vào năm 1981. Tuy nhiên, cách đó có thể không hiệu quả với miệng hố t Darvaza bởi Kourounis nghi ngờ khí gas sẽ vẫn rò rỉ ở nơi khác.

An Khang (Theo National Geographic)​
 
Bên trên