Nghiên cứu mới cho thấy con người khai thác lượng nước ngầm lớn đến mức khiến cực quay của hành tinh dịch chuyển và nước biển dâng.
Mô phỏng Trái Đất trong không gian. Ảnh: iStock
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters hôm 15/6, nhóm nhà khoa học phát hiện cực quay (vị trí mà Trái Đất quay quanh) dịch chuyển khoảng 79 cm về phía đông từ năm 1993 đến năm 2010 do khai thác nước ngầm. Điều này cũng dẫn đến mực nước biển dâng.
Vị trí tương đối của cực quay so với lớp vỏ Trái Đất có thể bị ảnh hưởng bởi cách phân phối nước trên hành tinh. "Cực quay Trái Đất thực sự thay đổi rất nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ngoài các nguyên nhân liên quan đến khí hậu, sự phân phối lại nước ngầm có tác động lớn nhất đến việc cực quay dịch chuyển", Ki-Weon Seo, nhà địa vật lý tại Đại học Quốc gia Seoul, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học nhận thấy khả năng nước làm thay đổi chuyển động quay của Trái Đất từ năm 2016, nhưng họ chưa rõ nước ngầm đóng góp bao nhiêu vào sự thay đổi này. Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia lập mô hình những thay đổi quan sát được về sự di chuyển của cực quay và nước.
Kết quả, mô hình chỉ khớp với sự dịch chuyển của cực trong giai đoạn 1993 - 2010 khi tính đến 2.150 tỷ tấn nước ngầm được phân phối lại. "Tôi rất mừng khi tìm ra nguyên nhân bí ẩn khiến cực quay trôi đi. Mặt khác, là một cư dân trên Trái Đất và cũng là một người cha, tôi ngạc nhiên và lo ngại khi thấy việc bơm hút nước ngầm là một nguyên nhân khiến nước biển dâng lên", Seo cho biết.
Con số 2.150 tỷ tấn, tương đương với 0,6 cm nước biển dâng trên toàn cầu trong giai đoạn 1993 - 2010, bắt nguồn từ ước tính trước đây của các nhà khoa học về việc bơm nước ngầm trong 17 năm này. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng quan sát trực tiếp về ước tính đó. Mô hình trong nghiên cứu mới nhất - có tính đến sự phân phối lại nước từ các nguồn nước ngầm vào đại dương - đã cung cấp sự xác nhận độc lập cho ước tính này.
Sự cạn kiệt nước ngầm xảy ra khi việc bơm hút nước khỏi các nguồn như tầng ngậm nước dưới đất xảy ra nhanh hơn tốc độ bổ sung nước. Nước ngầm thường xuyên được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và cung cấp cho các khu đô thị. Sau khi được khai thác, nước ngầm có thể đi vào đại dương thông qua các dòng chảy hoặc quá trình bốc hơi và mưa.
Mô phỏng Trái Đất trong không gian. Ảnh: iStock
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Geophysical Research Letters hôm 15/6, nhóm nhà khoa học phát hiện cực quay (vị trí mà Trái Đất quay quanh) dịch chuyển khoảng 79 cm về phía đông từ năm 1993 đến năm 2010 do khai thác nước ngầm. Điều này cũng dẫn đến mực nước biển dâng.
Vị trí tương đối của cực quay so với lớp vỏ Trái Đất có thể bị ảnh hưởng bởi cách phân phối nước trên hành tinh. "Cực quay Trái Đất thực sự thay đổi rất nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ngoài các nguyên nhân liên quan đến khí hậu, sự phân phối lại nước ngầm có tác động lớn nhất đến việc cực quay dịch chuyển", Ki-Weon Seo, nhà địa vật lý tại Đại học Quốc gia Seoul, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.
Các nhà khoa học nhận thấy khả năng nước làm thay đổi chuyển động quay của Trái Đất từ năm 2016, nhưng họ chưa rõ nước ngầm đóng góp bao nhiêu vào sự thay đổi này. Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia lập mô hình những thay đổi quan sát được về sự di chuyển của cực quay và nước.
Kết quả, mô hình chỉ khớp với sự dịch chuyển của cực trong giai đoạn 1993 - 2010 khi tính đến 2.150 tỷ tấn nước ngầm được phân phối lại. "Tôi rất mừng khi tìm ra nguyên nhân bí ẩn khiến cực quay trôi đi. Mặt khác, là một cư dân trên Trái Đất và cũng là một người cha, tôi ngạc nhiên và lo ngại khi thấy việc bơm hút nước ngầm là một nguyên nhân khiến nước biển dâng lên", Seo cho biết.
Con số 2.150 tỷ tấn, tương đương với 0,6 cm nước biển dâng trên toàn cầu trong giai đoạn 1993 - 2010, bắt nguồn từ ước tính trước đây của các nhà khoa học về việc bơm nước ngầm trong 17 năm này. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng quan sát trực tiếp về ước tính đó. Mô hình trong nghiên cứu mới nhất - có tính đến sự phân phối lại nước từ các nguồn nước ngầm vào đại dương - đã cung cấp sự xác nhận độc lập cho ước tính này.
Sự cạn kiệt nước ngầm xảy ra khi việc bơm hút nước khỏi các nguồn như tầng ngậm nước dưới đất xảy ra nhanh hơn tốc độ bổ sung nước. Nước ngầm thường xuyên được sử dụng cho mục đích nông nghiệp và cung cấp cho các khu đô thị. Sau khi được khai thác, nước ngầm có thể đi vào đại dương thông qua các dòng chảy hoặc quá trình bốc hơi và mưa.