Thanh Tuấn
Well-known member
Trong lá bàng có rất nhiều hoạt chất có các tác dụng dược lý khác nhau, nếu sử dụng một cách hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Công dụng của lá bàng theo y học hiện đại
Theo các nghiên cứu hiện đại, trong lá bàng chứa nhiều tanin và nhiều thành phần có tác dụng điều trị bệnh như flavonoid, phytosterol… Đây là các chất có tác dụng giúp giảm viêm nhiễm, mau lành vết thương.
Hoạt chất tanin có trong lá bàng cũng có thể dùng như một loại thuốc sát khuẩn, có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống mưng mủ ở những vết thương ngoài da.
Bên cạnh đó lá bàng còn có khả năng ức chế men α-glucosidase làm giảm quá trình thoái giáng carbohydrate thành glucose trong máu, đồng thời bảo vệ và tăng sinh tế bào beta tuyến tụy giúp tiết ra insulin. Từ đó làm hạn chế đường huyết tăng cao, bảo vệ tuyến tụy, ngăn ngừa đái tháo đường.
Các nhà khoa học còn tìm thấy trong lá bàng có chứa thành phần chloroform, saponin bên cạnh flavonoid, đây là những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng chống các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư.
Lá bàng chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe.
Công dụng của lá bàng theo y học cổ truyền
Lá bàng cũng là một loại thuốc theo Đông y. Lá bàng theo Đông y được gọi với tên Lãm nhân thụ diệp. Lá bàng có vị cay hơi đắng, tính mát, đi vào các kinh Phế, Can, Đại trường và có các tác dụng khư phong thanh nhiệt, chỉ khái chỉ thống, giải độc sát trùng.
Lá bàng thường được dùng trong các trường hợp cảm mạo phát nhiệt, ho do đàm nhiệt, đau đầu, đau nhức xương khớp do phong thấp, đau do sán khí, chứng xích lỵ, các chứng ung nhọt, lở loét.
Trong Đài Loan dược dụng thực vật chí viết: "Lá bàng là thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, trị các chứng viêm khớp do phong thấp, đau đầu và sán khí", "nước sắc lá non chế thành cao trị chứng ghẻ ngứa, phong hủi và các bệnh ngoài da khác".
Y học bản địa của một số vùng cũng dùng lá bàng sắc uống chữa cảm sốt, làm cho ra mồ hôi, hoặc dùng lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức.
Một số cách dùng lá bàng
Đông y thường thu hái lá bàng, phơi khô rồi chế biến thành dược liệu, có thể kết hợp với một số loại thảo dược khác để tăng cường hiệu quả điều trị.
Bên cạnh cách dùng của Đông y truyền thống, lá bàng còn có thể sử dụng với một số cách dùng đơn giản khác như:
Chăm sóc răng miệng: Đun sôi lá bàng, để nguội đến nhiệt độ ấm và dùng làm nước súc miệng, nước sắc lá bàng sẽ giúp làm sạch miệng và giảm hôi miệng. Một số thành phần trong lá bàng cũng được cho là có tác dụng chăm sóc nướu. Đây là phương pháp rất hiệu quả giúp phòng và điều trị các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, nhiệt miệng.
Trà lá bàng: Sau khi phơi khô, lá bàng có thể dùng để pha trà. Trà lá bàng có hương vị nhẹ nhàng, dễ uống. Uống trà lá bàng thường xuyên giúp thanh nhiệt giải độc, điều hòa độ ẩm trong cơ thể và có tác dụng giảm bớt các triệu chứng của thấp nhiệt.
Lá bàng chăm sóc da: Lá bàng cũng có thể dùng để chăm sóc da. Giã nát lá bàng thành bột nhão và bôi lên vùng da bị ngứa do thấp nhiệt sẽ giúp làm dịu cảm giác khó chịu và duy trì sức khỏe làn da.
Đắp bột lá bàng chăm sóc sức khỏe làn da.
Tắm hoặc ngâm: Đây có thể coi là cách dùng phổ biến nhất của lá bàng. Cho lá bàng vào nước ấm ngâm cho các hoạt chất tiết ra hoặc sắc lá bàng lấy nước. Sử dụng nước này khi tắm giúp thư giãn, giảm mệt mỏi và tăng cường tuần hoàn máu.
Ngoài ra, nước sắc lá bàng cũng có thể ngâm rửa, giúp hỗ trợ điều trị các chứng viêm da cơ địa, mụn nhọt, ghẻ lở, trị các bệnh lý viêm nhiễm ở phần phụ của phụ nữ…
Công dụng của lá bàng theo y học hiện đại
Theo các nghiên cứu hiện đại, trong lá bàng chứa nhiều tanin và nhiều thành phần có tác dụng điều trị bệnh như flavonoid, phytosterol… Đây là các chất có tác dụng giúp giảm viêm nhiễm, mau lành vết thương.
Hoạt chất tanin có trong lá bàng cũng có thể dùng như một loại thuốc sát khuẩn, có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống mưng mủ ở những vết thương ngoài da.
Bên cạnh đó lá bàng còn có khả năng ức chế men α-glucosidase làm giảm quá trình thoái giáng carbohydrate thành glucose trong máu, đồng thời bảo vệ và tăng sinh tế bào beta tuyến tụy giúp tiết ra insulin. Từ đó làm hạn chế đường huyết tăng cao, bảo vệ tuyến tụy, ngăn ngừa đái tháo đường.
Các nhà khoa học còn tìm thấy trong lá bàng có chứa thành phần chloroform, saponin bên cạnh flavonoid, đây là những chất chống oxy hóa mạnh, có khả năng chống các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư.
Lá bàng chứa nhiều dược chất tốt cho sức khỏe.
Công dụng của lá bàng theo y học cổ truyền
Lá bàng cũng là một loại thuốc theo Đông y. Lá bàng theo Đông y được gọi với tên Lãm nhân thụ diệp. Lá bàng có vị cay hơi đắng, tính mát, đi vào các kinh Phế, Can, Đại trường và có các tác dụng khư phong thanh nhiệt, chỉ khái chỉ thống, giải độc sát trùng.
Lá bàng thường được dùng trong các trường hợp cảm mạo phát nhiệt, ho do đàm nhiệt, đau đầu, đau nhức xương khớp do phong thấp, đau do sán khí, chứng xích lỵ, các chứng ung nhọt, lở loét.
Trong Đài Loan dược dụng thực vật chí viết: "Lá bàng là thuốc có tác dụng làm ra mồ hôi, trị các chứng viêm khớp do phong thấp, đau đầu và sán khí", "nước sắc lá non chế thành cao trị chứng ghẻ ngứa, phong hủi và các bệnh ngoài da khác".
Y học bản địa của một số vùng cũng dùng lá bàng sắc uống chữa cảm sốt, làm cho ra mồ hôi, hoặc dùng lá tươi giã nát, xào nóng để đắp và chườm vào nơi đau nhức.
Một số cách dùng lá bàng
Đông y thường thu hái lá bàng, phơi khô rồi chế biến thành dược liệu, có thể kết hợp với một số loại thảo dược khác để tăng cường hiệu quả điều trị.
Bên cạnh cách dùng của Đông y truyền thống, lá bàng còn có thể sử dụng với một số cách dùng đơn giản khác như:
Chăm sóc răng miệng: Đun sôi lá bàng, để nguội đến nhiệt độ ấm và dùng làm nước súc miệng, nước sắc lá bàng sẽ giúp làm sạch miệng và giảm hôi miệng. Một số thành phần trong lá bàng cũng được cho là có tác dụng chăm sóc nướu. Đây là phương pháp rất hiệu quả giúp phòng và điều trị các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, nhiệt miệng.
Trà lá bàng: Sau khi phơi khô, lá bàng có thể dùng để pha trà. Trà lá bàng có hương vị nhẹ nhàng, dễ uống. Uống trà lá bàng thường xuyên giúp thanh nhiệt giải độc, điều hòa độ ẩm trong cơ thể và có tác dụng giảm bớt các triệu chứng của thấp nhiệt.
Lá bàng chăm sóc da: Lá bàng cũng có thể dùng để chăm sóc da. Giã nát lá bàng thành bột nhão và bôi lên vùng da bị ngứa do thấp nhiệt sẽ giúp làm dịu cảm giác khó chịu và duy trì sức khỏe làn da.
Đắp bột lá bàng chăm sóc sức khỏe làn da.
Tắm hoặc ngâm: Đây có thể coi là cách dùng phổ biến nhất của lá bàng. Cho lá bàng vào nước ấm ngâm cho các hoạt chất tiết ra hoặc sắc lá bàng lấy nước. Sử dụng nước này khi tắm giúp thư giãn, giảm mệt mỏi và tăng cường tuần hoàn máu.
Ngoài ra, nước sắc lá bàng cũng có thể ngâm rửa, giúp hỗ trợ điều trị các chứng viêm da cơ địa, mụn nhọt, ghẻ lở, trị các bệnh lý viêm nhiễm ở phần phụ của phụ nữ…
Lá bàng có rất nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng khi dùng cần tùy thuộc vào cơ địa từng người, lá bàng sử dụng để uống trong cũng chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải, uống quá nhiều có thể gây ra các tình trạng sức khỏe không tốt. Trong quá trình sử dụng nếu có các phản ứng bất thường nên dừng lại ngay và tham khảo ý kiến của thầy thuốc. |