daipt
Well-known member
Công nghệ Blockchain mang một tiềm năng to lớn, được xem là “chìa khóa” cho chuyển đổi số và mở ra một xu hướng mới cho nhiều lĩnh vực trong tương lai. Vậy công nghệ blockchain là gì? Các đặc điểm nổi bật của blockchain? Và ứng dụng nó như thế nào?
Công nghệ Blockchain là gì?
Blockchain là công nghệ chuỗi khối, cho phép chia sẻ thông tin một cách minh bạch và an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các khối, liên kết với nhau trong một chuỗi và được mở rộng theo thời gian. Mỗi khối sẽ chứa đựng các thông tin về dữ liệu giao dịch và liên kết với khối trước đó nên việc can thiệp thay đổi thông tin là điều không thể xảy ra.
Một điều khác biệt của blockchain so với các công nghệ khác là thông tin không nằm tập trung ở một máy chủ nào cả, cũng không ai kiểm soát được nó, mọi thông tin sẽ được sao lưu trên nhiều máy chủ khác nhau. Thiết kế của mạng lưới này giúp chống lại sự thay đổi của dữ liệu và quản lý dưới mạng lưới phi tập trung. Ngay cả khi một phần của hệ thống blockchain sụp đổ thì các nút khác vẫn sẽ tiếp tục lưu trữ và giữ cho mạng lưới hoạt động bình thường.
Công nghệ blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ nào?
Blockchain là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ:
Các chuỗi blockchain không thể làm giả và phá hủy: Chỉ khi máy Internet trên toàn cầu biến mất blockchain mới bị phá hủy.
Blockchain là một công nghệ mới và ngày càng chứng minh được khả năng ứng dụng tuyệt vời của nó vào thực tiễn. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình của công nghệ blockchain trong nhiều lĩnh vực.
Truyền thông và viễn thông: Blockchain sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông tối ưu hóa quy trình, tăng cường khả năng bảo mật mạng cũng như quản lý danh tính trong mô hình kinh doanh của mình.
Sản xuất: Công nghệ blockchain mang đến các giải pháp giúp theo dõi quá trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho, truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua các khâu, theo dõi nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất, ghi nhận thông tin giao dịch,…
Y tế: Blockchain được sử dụng để quản lý tài sản và lưu trữ thông tin sức khỏe bệnh nhân, quản lý chuỗi cung ứng thuốc, thiết bị y tế (nguồn gốc, hạn sử dụng,…), tăng cường tính minh bạch và tự động hóa trong các giao dịch khám chữa bệnh,…
Giáo dục: Công nghệ blockchain giúp lưu trữ các thông tin về quá trình học, các kinh nghiệm thực tế, trình độ học vấn, kỷ luật,… tránh tình trạng ứng viên gian lận trong quá trình xin học bổng, thăng tiến. Blockchain còn giúp thực hiện các khoản nội quy đào tạo của nhà trường, xử lý các trường hợp vi phạm và cải thiện quy trình làm việc.
Tài chính & ngân hàng: Khả năng tạo hợp đồng thông minh của blockchain sẽ giải quyết được các rủi ro khi giao dịch, loại bỏ tình trạng tập trung quyền lực, cho phép giao dịch ngay cả khi không có trung gian xác minh. Người dùng sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng tốc độ giao dịch và hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán.
Thương mại điện tử: Công nghệ blockchain sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn gốc sản phẩm, quá trình vận chuyển bằng các hợp đồng thông minh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đa quốc gia dễ dàng ký kết.
Nông nghiệp: Blockchain được ứng dụng trong nông nghiệp giúp lưu trữ thông tin giao dịch, tăng tính minh bạch của thông tin trong quá trình vận chuyển sản phẩm từ cơ sở sản xuất đến cơ sở chế biến, nhà phân phối, cửa hàng hay siêu thị. Điều này giúp truy xuất nguồn gốc hiệu quả, nâng cao lòng tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, công nghệ blockchain còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác như vận tải và logistics, ngành bán lẻ, du lịch, bảo hiểm, năng lượng, xây dựng,…
Tương lai của công nghệ blockchain
Thành công lớn nhất của công nghệ blockchain là tạo ra “hợp đồng thông minh”, các giao dịch thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được xác nhận mà không cần thông qua bên trung gian. Mọi giao dịch đều an toàn và minh bạch, khó có thể làm giả và nếu có chắc chắn sẽ để lại dấu vết.
Công nghệ blockchain đã mở ra một xu hướng mới cho các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, kế toán kiểm toán, y tế, game,… Kéo theo cơn khát nhân sự blockchain nóng hơn bao giờ hết.
Trong thời đại công nghệ, nhu cầu bảo mật, kết nối và tiện lợi của khách hàng ngày càng cao, việc nắm bắt xu hướng công nghệ mới sẽ tạo lợi thế khác biệt để thương hiệu vươn lên trước đối thủ cạnh tranh. Hiện nay đã có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn bắt tay vào xây dựng blockchain như Facebook, Apple, Alibaba, Ford,… tạo nên một làn sóng công nghệ mới cho tương lai.
Tóm lại, công nghệ blockchain ra đời đã và đang trở thành một điểm sáng trong nền khoa học 4.0 của thế kỷ 21. Đây là thời điểm thích hợp để các công ty/doanh nghiệp khai thác và tận dụng công nghệ mới này một các tối ưu và hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ blockchain, chúc bạn có những định hướng tốt trong trong tương lai.
Công nghệ Blockchain là gì?
Blockchain là công nghệ chuỗi khối, cho phép chia sẻ thông tin một cách minh bạch và an toàn dựa trên hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp. Dữ liệu sẽ được lưu trữ trong các khối, liên kết với nhau trong một chuỗi và được mở rộng theo thời gian. Mỗi khối sẽ chứa đựng các thông tin về dữ liệu giao dịch và liên kết với khối trước đó nên việc can thiệp thay đổi thông tin là điều không thể xảy ra.
Một điều khác biệt của blockchain so với các công nghệ khác là thông tin không nằm tập trung ở một máy chủ nào cả, cũng không ai kiểm soát được nó, mọi thông tin sẽ được sao lưu trên nhiều máy chủ khác nhau. Thiết kế của mạng lưới này giúp chống lại sự thay đổi của dữ liệu và quản lý dưới mạng lưới phi tập trung. Ngay cả khi một phần của hệ thống blockchain sụp đổ thì các nút khác vẫn sẽ tiếp tục lưu trữ và giữ cho mạng lưới hoạt động bình thường.
Công nghệ blockchain – sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ nào?
Blockchain là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ:
- Mật mã học: Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.
- Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.
- Lý thuyết trò chơi: Các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân theo giao thức đồng thuận (PoS, PoW,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.
Các chuỗi blockchain không thể làm giả và phá hủy: Chỉ khi máy Internet trên toàn cầu biến mất blockchain mới bị phá hủy.
- Bất biến: Dữ liệu không thể được sửa chữa nếu giao dịch đã xảy ra.
- Bảo mật: Các thông tin và dữ liệu về các chuỗi blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối.
- Minh bạch: AI sẽ theo dõi đườngđi của blockchain từ địa chỉ này qua địa chỉ khác và ghi lại toàn bộ lịch sử đó.
- Hợp đồng thông minh: Đây là một dạng hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT) cho phép chúng tự động thực thi khi đáp ứng các điều kiện đã định sẵn mà không cần can thiệp bởi bên thứ ba.
Blockchain là một công nghệ mới và ngày càng chứng minh được khả năng ứng dụng tuyệt vời của nó vào thực tiễn. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình của công nghệ blockchain trong nhiều lĩnh vực.
Truyền thông và viễn thông: Blockchain sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông tối ưu hóa quy trình, tăng cường khả năng bảo mật mạng cũng như quản lý danh tính trong mô hình kinh doanh của mình.
Sản xuất: Công nghệ blockchain mang đến các giải pháp giúp theo dõi quá trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho, truy xuất nguồn gốc sản phẩm qua các khâu, theo dõi nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất, ghi nhận thông tin giao dịch,…
Y tế: Blockchain được sử dụng để quản lý tài sản và lưu trữ thông tin sức khỏe bệnh nhân, quản lý chuỗi cung ứng thuốc, thiết bị y tế (nguồn gốc, hạn sử dụng,…), tăng cường tính minh bạch và tự động hóa trong các giao dịch khám chữa bệnh,…
Giáo dục: Công nghệ blockchain giúp lưu trữ các thông tin về quá trình học, các kinh nghiệm thực tế, trình độ học vấn, kỷ luật,… tránh tình trạng ứng viên gian lận trong quá trình xin học bổng, thăng tiến. Blockchain còn giúp thực hiện các khoản nội quy đào tạo của nhà trường, xử lý các trường hợp vi phạm và cải thiện quy trình làm việc.
Tài chính & ngân hàng: Khả năng tạo hợp đồng thông minh của blockchain sẽ giải quyết được các rủi ro khi giao dịch, loại bỏ tình trạng tập trung quyền lực, cho phép giao dịch ngay cả khi không có trung gian xác minh. Người dùng sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng tốc độ giao dịch và hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán.
Thương mại điện tử: Công nghệ blockchain sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn gốc sản phẩm, quá trình vận chuyển bằng các hợp đồng thông minh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đa quốc gia dễ dàng ký kết.
Nông nghiệp: Blockchain được ứng dụng trong nông nghiệp giúp lưu trữ thông tin giao dịch, tăng tính minh bạch của thông tin trong quá trình vận chuyển sản phẩm từ cơ sở sản xuất đến cơ sở chế biến, nhà phân phối, cửa hàng hay siêu thị. Điều này giúp truy xuất nguồn gốc hiệu quả, nâng cao lòng tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, công nghệ blockchain còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác như vận tải và logistics, ngành bán lẻ, du lịch, bảo hiểm, năng lượng, xây dựng,…
Tương lai của công nghệ blockchain
Thành công lớn nhất của công nghệ blockchain là tạo ra “hợp đồng thông minh”, các giao dịch thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được xác nhận mà không cần thông qua bên trung gian. Mọi giao dịch đều an toàn và minh bạch, khó có thể làm giả và nếu có chắc chắn sẽ để lại dấu vết.
Công nghệ blockchain đã mở ra một xu hướng mới cho các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bảo hiểm, kế toán kiểm toán, y tế, game,… Kéo theo cơn khát nhân sự blockchain nóng hơn bao giờ hết.
Trong thời đại công nghệ, nhu cầu bảo mật, kết nối và tiện lợi của khách hàng ngày càng cao, việc nắm bắt xu hướng công nghệ mới sẽ tạo lợi thế khác biệt để thương hiệu vươn lên trước đối thủ cạnh tranh. Hiện nay đã có rất nhiều công ty và tập đoàn lớn bắt tay vào xây dựng blockchain như Facebook, Apple, Alibaba, Ford,… tạo nên một làn sóng công nghệ mới cho tương lai.
Tóm lại, công nghệ blockchain ra đời đã và đang trở thành một điểm sáng trong nền khoa học 4.0 của thế kỷ 21. Đây là thời điểm thích hợp để các công ty/doanh nghiệp khai thác và tận dụng công nghệ mới này một các tối ưu và hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ blockchain, chúc bạn có những định hướng tốt trong trong tương lai.