Minh Thư
Well-known member
Việc Apple mạo hiểm vào các dịch vụ tài chính báo hiệu tham vọng to lớn đánh chiếm giới tài chính Phố Wall.
Năm 2019, sau nhiều tháng đàm phán, Apple và Goldman Sachs cuối cùng đã ra mắt Apple Card, một động thái mang tính bước ngoặt cho tham vọng của nhà sản xuất iPhone trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
"Táo khuyết" mong muốn cung cấp giá trị độc đáo cho khách hàng và muốn quảng bá sản phẩm này theo cách hoành tráng nhất có thể với tựa đề “thẻ tín dụng an toàn nhất từ trước đến nay”. Tuy nhiên, Goldman Sachs lại chùn bước chỉ vì lo ngại chữ "nhất" trong tuyên bố của Apple.
Cuối cùng, Goldman Sachs phải giải quyết bằng một tuyên bố an toàn hơn rằng Apple Card “cung cấp mức độ riêng tư và bảo mật mới”, nhấn mạnh việc không có số 16 chữ số hoặc mã bảo mật trên thẻ khiến nó “an toàn hơn bất kỳ thẻ tín dụng vật lý nào khác".
Apple đang toan tính điều gì?
Giờ đây, chỉ sau 4 năm kể từ nỗ lực đầu tiên vào thị trường tài chính, Apple ngày càng lấn sâu trong lĩnh vực này và thậm chí còn đẩy mạnh mở rộng hơn nữa.
Chỉ trong 3 tuần qua, nhà sản xuất iPhone đã liên tục ghi dấu với hai sản phẩm là dịch vụ mua trước trả sau Apple Pay Later và tài khoản tiết kiệm Apple Card với lãi suất hàng năm 4,15%.
Apple Pay Later là sản phẩm đầu tiên mà Apple cho người tiêu dùng vay trực tiếp từ bảng cân đối kế toán của chính công ty. Trong khi đó, tài khoản tiết kiệm Apple Card có lãi suất hàng năm 4,15%, cao gấp 10 lần lãi suất bình quân của các ngân hàng trên nước Mỹ.
Với một công ty công nghệ có 1,2 tỷ người dùng iPhone, vốn hóa thị trường 2.600 tỷ USD và luôn hướng tới sự đổi mới đột phá, các ngân hàng và nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác có lý do để lo lắng khi Apple tiến vào thị trường tài chính.
Quy mô của Apple khiến ngay cả những ngân hàng lớn nhất thế giới cũng trở nên nhỏ bé. Chỉ riêng bộ phận dịch vụ, với doanh thu từ thuê bao thanh toán định kỳ trên App Store, đã tạo ra tới 55 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2022, cao hơn cả JPMorgan và Citi cộng lại.
Đáng nói hơn, con số này mới chỉ chiếm 20% trong tổng doanh thu của Apple. "Táo khuyết" cũng không che giấu về tham vọng của mình trong lĩnh vực tài chính.
Theo Financial Times, trang web việc làm của nhà sản xuất iPhone đều đang đề cập tới vị trí “chuyển đổi ngành về thanh toán, chuyển tuyến và nhận dạng”. Năm 2016, Jennifer Bailey, người đứng đầu Apple Pay từng nói rằng Apple đang trên “một hành trình dài và tốt đẹp để thay thế những chiếc ví”.
Jamie Dimon, CEO của JP Morgan Chase, đã khẳng định ông coi Apple là một ngân hàng. “Apple không có tiền gửi được bảo hiểm, nhưng về cơ bản đó là một ngân hàng. Nếu có công ty nào đó có thể chuyển, giữ, quản lý hay cho vay tiền thì đó là một ngân hàng”, Dimon nói.
Trong tháng 4, Dimon một lần nữa cảnh báo các nhà đầu tư về mối đe dọa đang rình rập. Theo CEO của JP Morgan Chase, các công ty công nghệ lớn đang sở hữu nguồn tài nguyên khổng lồ về dữ liệu và hệ thống độc quyền - những yếu tố quan trọng có thể mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh phi thường.
Sức mạnh của sự chắc chắn
Khác với chiến lược mở rộng bằng những thương vụ mua lại sáp nhập, ở lĩnh vực tài chính Apple chọn cách từng bước tăng dần mang lại lợi thế bền vững theo thời gian.
Thành quả rõ ràng nhất trong chiến lược đốt cháy chậm Apple có thể kể đến Apple Pay, công nghệ thanh toán không dây với mục đích “chuyển đổi thanh toán di động” khi được công bố lần đầu tiên cùng với iPhone 6 vào năm 2014.
Việc áp dụng chiến lược chậm mà chắc thậm chí còn từng khiến Apple bị chế giễu trong những năm đầu tiên đưa vào hoạt động dịch vụ tài chính. Đến năm 2016, chỉ 10% chủ sở hữu iPhone trên toàn cầu sử dụng Apple Pay.
Tuy nhiên, theo Deepwater Asset Management, lượng người dùng Apple Pay đã tăng lên 50% vào năm 2020. Đến năm 2022, Ủy ban châu Âu (EC) phải mở một cuộc điều tra chống độc quyền khi tỷ lệ người dùng iPhone có sử dụng Apple Pay đã đạt tới 75%.
“Chiếc lược của Apple di chuyển với tốc độ và sức mạnh của sông băng. Việc này sẽ mất từ 5 đến 10 năm, nhưng sau đó chúng ta sẽ nghĩ về Apple giống như Citi, JPMorgan hay Wells Fargo”, Gene Munster, đối tác quản lý của Deepwater, cho biết.
Theo nguồn tin nội bộ mà Financial Times thu thập được, nhà sản xuất iPhone đang chơi một cuộc chơi lâu dài về tài chính và thanh toán, với các động thái hiện tại đang đặt nền tảng kỹ thuật để chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường.
Apple đã dành nhiều năm phát triển "Dự án Muirfield" trong nội bộ, biến chiếc iPhone không chỉ gửi thanh toán mà còn có thể nhận tiền.
Hồi tháng 2/2022, một thông cáo báo chí của Apple mô tả rằng những người bán sử dụng iPhone có chip NFC hiện có thể chấp nhận thanh toán từ thẻ tín dụng mà "không cần thêm phần cứng hoặc thiết bị đầu cuối thanh toán". Dịch vụ này hoạt động với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bao gồm Stripe, Adyen và Square.
Những nguồn tin trong giới công nghệ cho biết ý nghĩa của dự án này còn rộng lớn hơn nhiều. Nếu cả người mua và người bán đều sử dụng iPhone hoặc iPad để xử lý thanh toán, điều đó mang lại cho Apple khả năng tạo ra một hệ sinh thái kín mà không cần đến các đối tác ngân hàng hoặc mạng lưới được điều hành bởi Visa hay Mastercard.
Munster đề cập đến việc Apple có một thói quen hợp tác với những đối thủ trong ngành, cho đến khi "Táo khuyết" có thể tự đi một mình và từ bỏ mối quan hệ. Ông cho rằng đó cũng sẽ là viễn cảnh của lĩnh vực tài chính trong tương lai.
"Có một danh sách rất dài những đối tác cũ của Apple đã trở nên lỗi thời", Munster nhận định.
Trong khi đó, Sam Shawki, CEO của MagicCube - công ty cung cấp công nghệ thanh toán tương tự cho thiết bị Android, cho biết nếu người bán chấp nhận thanh toán một cách an toàn thông qua smartphone và máy tính bảng, điều này có thể khiến toàn bộ thị trường thiết bị thanh toán trị giá 48 tỷ USD hiện do Verifone và Ingenico dẫn đầu trở nên lỗi thời.
“Chúng ta đang dùng máy fax trong thời đại mà bạn có email. Việc cạnh tranh miếng bánh với những công ty thanh toán chẳng là gì cả, nhưng Apple làm điều đó với Ingenico và Verifone. Thậm chí mục tiêu dài hạn của họ là ăn miếng trả miếng với Visa và PayPal”, Shawki đề cập đến việc Apple nuôi tham vọng đánh sập những ông lớn trong mảng thiết bị đầu cuối.
Năm 2019, sau nhiều tháng đàm phán, Apple và Goldman Sachs cuối cùng đã ra mắt Apple Card, một động thái mang tính bước ngoặt cho tham vọng của nhà sản xuất iPhone trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.
"Táo khuyết" mong muốn cung cấp giá trị độc đáo cho khách hàng và muốn quảng bá sản phẩm này theo cách hoành tráng nhất có thể với tựa đề “thẻ tín dụng an toàn nhất từ trước đến nay”. Tuy nhiên, Goldman Sachs lại chùn bước chỉ vì lo ngại chữ "nhất" trong tuyên bố của Apple.
|
Thẻ tín dụng Apple Card. |
Apple đang toan tính điều gì?
Giờ đây, chỉ sau 4 năm kể từ nỗ lực đầu tiên vào thị trường tài chính, Apple ngày càng lấn sâu trong lĩnh vực này và thậm chí còn đẩy mạnh mở rộng hơn nữa.
Chỉ trong 3 tuần qua, nhà sản xuất iPhone đã liên tục ghi dấu với hai sản phẩm là dịch vụ mua trước trả sau Apple Pay Later và tài khoản tiết kiệm Apple Card với lãi suất hàng năm 4,15%.
Apple Pay Later là sản phẩm đầu tiên mà Apple cho người tiêu dùng vay trực tiếp từ bảng cân đối kế toán của chính công ty. Trong khi đó, tài khoản tiết kiệm Apple Card có lãi suất hàng năm 4,15%, cao gấp 10 lần lãi suất bình quân của các ngân hàng trên nước Mỹ.
|
Với lãi suất 4,15%/năm, dịch vụ tiết kiệm của Apple đang là một trong số các dịch vụ có lãi suất cao nhất. |
Quy mô của Apple khiến ngay cả những ngân hàng lớn nhất thế giới cũng trở nên nhỏ bé. Chỉ riêng bộ phận dịch vụ, với doanh thu từ thuê bao thanh toán định kỳ trên App Store, đã tạo ra tới 55 tỷ USD lợi nhuận trong năm 2022, cao hơn cả JPMorgan và Citi cộng lại.
Đáng nói hơn, con số này mới chỉ chiếm 20% trong tổng doanh thu của Apple. "Táo khuyết" cũng không che giấu về tham vọng của mình trong lĩnh vực tài chính.
Theo Financial Times, trang web việc làm của nhà sản xuất iPhone đều đang đề cập tới vị trí “chuyển đổi ngành về thanh toán, chuyển tuyến và nhận dạng”. Năm 2016, Jennifer Bailey, người đứng đầu Apple Pay từng nói rằng Apple đang trên “một hành trình dài và tốt đẹp để thay thế những chiếc ví”.
Jamie Dimon, CEO của JP Morgan Chase, đã khẳng định ông coi Apple là một ngân hàng. “Apple không có tiền gửi được bảo hiểm, nhưng về cơ bản đó là một ngân hàng. Nếu có công ty nào đó có thể chuyển, giữ, quản lý hay cho vay tiền thì đó là một ngân hàng”, Dimon nói.
|
Jamie Dimon, CEO của JP Morgan Chase đã khẳng định ông coi Apple là một ngân hàng. |
Sức mạnh của sự chắc chắn
Khác với chiến lược mở rộng bằng những thương vụ mua lại sáp nhập, ở lĩnh vực tài chính Apple chọn cách từng bước tăng dần mang lại lợi thế bền vững theo thời gian.
Thành quả rõ ràng nhất trong chiến lược đốt cháy chậm Apple có thể kể đến Apple Pay, công nghệ thanh toán không dây với mục đích “chuyển đổi thanh toán di động” khi được công bố lần đầu tiên cùng với iPhone 6 vào năm 2014.
Việc áp dụng chiến lược chậm mà chắc thậm chí còn từng khiến Apple bị chế giễu trong những năm đầu tiên đưa vào hoạt động dịch vụ tài chính. Đến năm 2016, chỉ 10% chủ sở hữu iPhone trên toàn cầu sử dụng Apple Pay.
|
Khối lượng giao dịch trên Apple Pay tăng trưởng ấn tượng qua từng năm. |
“Chiếc lược của Apple di chuyển với tốc độ và sức mạnh của sông băng. Việc này sẽ mất từ 5 đến 10 năm, nhưng sau đó chúng ta sẽ nghĩ về Apple giống như Citi, JPMorgan hay Wells Fargo”, Gene Munster, đối tác quản lý của Deepwater, cho biết.
Theo nguồn tin nội bộ mà Financial Times thu thập được, nhà sản xuất iPhone đang chơi một cuộc chơi lâu dài về tài chính và thanh toán, với các động thái hiện tại đang đặt nền tảng kỹ thuật để chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường.
Apple đã dành nhiều năm phát triển "Dự án Muirfield" trong nội bộ, biến chiếc iPhone không chỉ gửi thanh toán mà còn có thể nhận tiền.
Hồi tháng 2/2022, một thông cáo báo chí của Apple mô tả rằng những người bán sử dụng iPhone có chip NFC hiện có thể chấp nhận thanh toán từ thẻ tín dụng mà "không cần thêm phần cứng hoặc thiết bị đầu cuối thanh toán". Dịch vụ này hoạt động với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán bao gồm Stripe, Adyen và Square.
Những nguồn tin trong giới công nghệ cho biết ý nghĩa của dự án này còn rộng lớn hơn nhiều. Nếu cả người mua và người bán đều sử dụng iPhone hoặc iPad để xử lý thanh toán, điều đó mang lại cho Apple khả năng tạo ra một hệ sinh thái kín mà không cần đến các đối tác ngân hàng hoặc mạng lưới được điều hành bởi Visa hay Mastercard.
|
Vào tháng 2, Apple công bố tính năng thanh toán Tap to Pay, biến iPhone thành thiết bị thanh toán hữu ích mà không cần phần cứng bổ sung. |
"Có một danh sách rất dài những đối tác cũ của Apple đã trở nên lỗi thời", Munster nhận định.
Trong khi đó, Sam Shawki, CEO của MagicCube - công ty cung cấp công nghệ thanh toán tương tự cho thiết bị Android, cho biết nếu người bán chấp nhận thanh toán một cách an toàn thông qua smartphone và máy tính bảng, điều này có thể khiến toàn bộ thị trường thiết bị thanh toán trị giá 48 tỷ USD hiện do Verifone và Ingenico dẫn đầu trở nên lỗi thời.
“Chúng ta đang dùng máy fax trong thời đại mà bạn có email. Việc cạnh tranh miếng bánh với những công ty thanh toán chẳng là gì cả, nhưng Apple làm điều đó với Ingenico và Verifone. Thậm chí mục tiêu dài hạn của họ là ăn miếng trả miếng với Visa và PayPal”, Shawki đề cập đến việc Apple nuôi tham vọng đánh sập những ông lớn trong mảng thiết bị đầu cuối.