đinhlinh11
Bé Tleoo
Cuộc chiến pháp lý của Masimo với Apple cho đến nay đã khiến công ty thiết bị y tế thiệt hại khoảng 100 triệu USD.
Bất chấp con số thiệt hại lớn, CEO Joe Kiani của Masimo cho biết cuộc chiến sẽ không dừng lại cho đến khi Apple thay đổi cách đối xử với các công ty nhỏ hơn, về cơ bản nhằm “làm cho Apple tốt hơn”.
Masimo không muốn Apple còn bắt nạt các công ty nhỏ hơn.
Lệnh cấm nhập khẩu và bán đối với Apple Watch tại Mỹ mà ITC đưa ra gần đây là một thắng lợi ngắn ngủi nhưng quan trọng đối với Masimo - công ty cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế về cảm biến oxy trong máu (SpO2) của mình. Bất chấp lệnh cấm bán Apple Watch trong thời gian ngắn, Masimo vẫn có ý định tiếp tục chống lại Apple để chứng minh quan điểm của họ.
Phát biểu với The Wall Street Journal trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Kiani tuyên bố rằng cuộc chiến cho đến nay đã chứng kiến Masimo chi “khoảng 100 triệu USD” để chống lại Apple về công nghệ của họ. Dẫu vậy, vị CEO của Masimo cho biết ông có ý định tiếp tục cuộc chiến và sẽ không giải quyết cho đến khi Apple trả tiền cho công nghệ và đồng ý thay đổi mối quan hệ tương tác với các công ty nhỏ hơn.
Trước hành động pháp lý của Kiani, các nhân viên và bạn bè đã cảnh báo ông về những rủi ro khi làm như vậy trước một đối thủ lớn như Apple. Ông chia sẻ: “Mọi người nói với tôi rằng tôi điên và tôi không thể chống lại Apple”, đồng thời cho biết Apple được mô tả là có “tài nguyên không giới hạn”.
Mặc dù vậy, với lịch sử trước đây của Apple trong việc giải quyết các cáo buộc vi phạm bằng sáng chế từ các công ty nhỏ hơn, Kiani cho rằng ông có thể tạo ra sự khác biệt. Ông nói: “Không ai đứng lên chống lại họ. Nếu tôi có thể làm điều đó, điều đó có thể khiến Apple trở nên tốt đẹp hơn”.
Lệnh cấm Apple Watch trong thời gian ngắn cũng là một chiến thắng cho Masimo.
Lịch sử khởi kiện của Kiani và Masimo chắc chắn có lợi cho công ty ông khi họ liên tục giành chiến thắng trước những đối thủ trong phòng xử án liên quan đến vi phạm bằng sáng chế. Kiani khẳng định: “Công lý không chỉ mù quáng mà còn rất chậm chạp. Thật đau đớn, đó là một điều tồi tệ phải trải qua, giống như chiến tranh vậy”.
Dẫu vậy, hồ sơ về Masimo và các cuộc đấu tranh pháp lý của Kiani cho thấy một số công ty coi việc “sử dụng mạnh mẽ hệ thống bằng sáng chế tại Mỹ” của Kiani là “sự bóc lột nhằm cản trở sự đổi mới của công ty khác”.
Các trận chiến do Kiani lựa chọn tuy kéo dài nhưng mang lại lợi nhuận cho Masimo. Trong cuộc chiến bằng sáng chế kéo dài 7 năm với Nellcor kết thúc vào năm 2006, Masimo đã chiến thắng và nhận được khoản bồi thường lên đến gần 800 triệu USD.
Trong khi đó, một vụ vi phạm bằng sáng chế khác kéo dài 7 năm chống lại Royal Philips đã được giải quyết vào năm 2016, khiến Philips phải trả 300 triệu USD và đồng ý sử dụng công nghệ của Masimo trong sản phẩm của mình. Động thái đó đã mang về cho Masimo hơn 1 tỷ USD.
Mặc dù Masimo cho đến nay đã chi khoảng 100 triệu USD cho vụ kiện pháp lý chống lại Apple nhưng họ vẫn còn một ít tiền mặt dự phòng. Vào năm 2022, công ty đạt lợi nhuận khoảng 144 triệu USD.
Bất chấp con số thiệt hại lớn, CEO Joe Kiani của Masimo cho biết cuộc chiến sẽ không dừng lại cho đến khi Apple thay đổi cách đối xử với các công ty nhỏ hơn, về cơ bản nhằm “làm cho Apple tốt hơn”.
Masimo không muốn Apple còn bắt nạt các công ty nhỏ hơn.
Lệnh cấm nhập khẩu và bán đối với Apple Watch tại Mỹ mà ITC đưa ra gần đây là một thắng lợi ngắn ngủi nhưng quan trọng đối với Masimo - công ty cáo buộc Apple vi phạm bằng sáng chế về cảm biến oxy trong máu (SpO2) của mình. Bất chấp lệnh cấm bán Apple Watch trong thời gian ngắn, Masimo vẫn có ý định tiếp tục chống lại Apple để chứng minh quan điểm của họ.
Phát biểu với The Wall Street Journal trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Kiani tuyên bố rằng cuộc chiến cho đến nay đã chứng kiến Masimo chi “khoảng 100 triệu USD” để chống lại Apple về công nghệ của họ. Dẫu vậy, vị CEO của Masimo cho biết ông có ý định tiếp tục cuộc chiến và sẽ không giải quyết cho đến khi Apple trả tiền cho công nghệ và đồng ý thay đổi mối quan hệ tương tác với các công ty nhỏ hơn.
Trước hành động pháp lý của Kiani, các nhân viên và bạn bè đã cảnh báo ông về những rủi ro khi làm như vậy trước một đối thủ lớn như Apple. Ông chia sẻ: “Mọi người nói với tôi rằng tôi điên và tôi không thể chống lại Apple”, đồng thời cho biết Apple được mô tả là có “tài nguyên không giới hạn”.
Mặc dù vậy, với lịch sử trước đây của Apple trong việc giải quyết các cáo buộc vi phạm bằng sáng chế từ các công ty nhỏ hơn, Kiani cho rằng ông có thể tạo ra sự khác biệt. Ông nói: “Không ai đứng lên chống lại họ. Nếu tôi có thể làm điều đó, điều đó có thể khiến Apple trở nên tốt đẹp hơn”.
Lệnh cấm Apple Watch trong thời gian ngắn cũng là một chiến thắng cho Masimo.
Lịch sử khởi kiện của Kiani và Masimo chắc chắn có lợi cho công ty ông khi họ liên tục giành chiến thắng trước những đối thủ trong phòng xử án liên quan đến vi phạm bằng sáng chế. Kiani khẳng định: “Công lý không chỉ mù quáng mà còn rất chậm chạp. Thật đau đớn, đó là một điều tồi tệ phải trải qua, giống như chiến tranh vậy”.
Dẫu vậy, hồ sơ về Masimo và các cuộc đấu tranh pháp lý của Kiani cho thấy một số công ty coi việc “sử dụng mạnh mẽ hệ thống bằng sáng chế tại Mỹ” của Kiani là “sự bóc lột nhằm cản trở sự đổi mới của công ty khác”.
Các trận chiến do Kiani lựa chọn tuy kéo dài nhưng mang lại lợi nhuận cho Masimo. Trong cuộc chiến bằng sáng chế kéo dài 7 năm với Nellcor kết thúc vào năm 2006, Masimo đã chiến thắng và nhận được khoản bồi thường lên đến gần 800 triệu USD.
Trong khi đó, một vụ vi phạm bằng sáng chế khác kéo dài 7 năm chống lại Royal Philips đã được giải quyết vào năm 2016, khiến Philips phải trả 300 triệu USD và đồng ý sử dụng công nghệ của Masimo trong sản phẩm của mình. Động thái đó đã mang về cho Masimo hơn 1 tỷ USD.
Mặc dù Masimo cho đến nay đã chi khoảng 100 triệu USD cho vụ kiện pháp lý chống lại Apple nhưng họ vẫn còn một ít tiền mặt dự phòng. Vào năm 2022, công ty đạt lợi nhuận khoảng 144 triệu USD.