Content Performance - Thuật ngữ mới trong làng Content

Nguyên Linh

Well-known member
Một content hiệu quả không chỉ dựa trên cảm xúc mà còn cần đánh giá qua những con số. Bởi khi được đánh giá khách quan và không hề cảm tính, hiệu suất nội dung ngày một cải thiện và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai.

Content Performance là gì?

Content Performance (CP) hiểu đơn giản là một quá trình chỉnh sửa và tối ưu liên tục các nội dung quảng cáo. Nhằm tác động được nhiều nhất đến khách hàng và tăng ROI (Return on investment). Đây là một hoạt động nằm trong chiến dịch Digital Marketing.

Content Performance sẽ tập trung nhất vào yếu tố cải thiện, tối ưu các nội dung sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất đối với mục tiêu mà Marketers đề ra. Mỗi nội dung được tạo ra sẽ đều gắn với một tiêu chí đo lường nhất định để có thể thu thập dữ liệu, đánh giá và cải thiện nội dung đó.

1683271899136.png


Content Performance và Performance Content có khác nhau?

Chắc hẳn nhiều người sẽ bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này, hiểu đơn giản Content Performance (CP) là một quá trình nằm trong Performance Content (PC).

Performance Content là việc sản xuất một thể loại nội dung, nhằm khuyến khích người đọc thực hiện một hành động nhất định (click xem, click mua, comment tương tác,…). Tuy nhiên, khi Performance Content trở nên kém hiệu quả, không thu hút được nhiều lượt click mua hàng, đó là lúc cần đến Content Performance để chỉnh sửa nội dung , hình ảnh nhằm đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn.

Nói tóm lại, các hành động tác động lên Content như chỉnh sửa, tối ưu, thay thế… thì gọi là quá trình Content Performance.

Để bạn đọc dễ hiểu hơn, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ như sau:

Pageview của website cao khoảng 500,000 và Time on Site (TOS) là 3 phút. Tuy nhiên, nếu muốn tăng TOS lên 4 phút và giữ chân người đọc ở lại lâu hơn trên trang, chúng ta cần làm gì?

Có thể thấy rằng, các bài viết đang có tiêu đề hoặc liên kết thu hút sự quan tâm của độc giả, khiến họ nhấp vào trang. Tuy nhiên, khi người đọc không tìm thấy thông tin có giá trị hoặc cảm thấy bài viết không thú vị, họ sẽ nhanh chóng rời đi.

Lúc này, bạn sẽ cần đến Content Performance. Nội dung bài viết cần được đánh giá, đo lường và cải thiện không ngừng thông qua sản xuất bài viết có nội dung phân tích chuyên sâu và bổ ích hơn để giữ chân độc giả lâu hơn, từ đó giúp tăng chỉ số TOS của bài viết.

Lợi ích của Content Performance là gì?

Content Performance giúp Marketers có thể tối ưu, tiết kiệm chi phí và nguồn lực để thực hiện các mục tiêu quảng cáo của mình. Ngoài ra, CP còn giúp tập trung vào mục tiêu và kịp thời chỉnh sửa, thay đổi nội dung để đạt được kết quả tốt nhất.

3 Tips xây dựng mô hình Content Performance thành công

Tạo ra mạng lưới rộng


Nhiều công ty chỉ chú trọng vào việc phân tích số liệu như một yếu tố đầu vào duy nhất. Tuy nhiên, chỉ riêng dữ liệu từ Google Analytics thì không đủ để tạo thành một bức tranh toàn diện về cách nội dung của bạn đang vận hành.

Tạo ra một mạng lưới rộng có nghĩa là tận dụng nhiều yếu tố đầu vào, bao gồm cả những yếu tố như dữ liệu từ sales, xu hướng thị trường, đối thủ,…. Sử dụng chúng làm nguồn cảm hứng để xây dựng một mô hình toàn diện (dựa trên tất cả dữ liệu đầu vào), giúp bạn có thể đánh giá nội dung của mình một cách thường xuyên và chính xác.

Dữ liệu chất lượng

Không phải tất cả dữ liệu đều như nhau, bạn cần phải sử các dụng dữ liệu liên quan. Bắt đầu từ mục tiêu rõ ràng, giúp bạn xác định được KPI phù hợp, từ đó sẽ cho ra nguồn dữ liệu tốt. Hãy nhớ rằng, một số liệu phải trả lời càng nhiều câu hỏi theo 5W-1H càng tốt: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao và như thế nào.

Ví dụ: một mục tiêu được xác định rõ ràng có thể là: tăng 20% số lần mua hàng qua trang web trong vòng sáu tháng.

Đảm bảo rằng mỗi phần nội dung đều có mục tiêu và đánh giá mục tiêu thành công hay không thông qua đo lường các chỉ số.

Con người là chìa khóa then chốt

Con người ở đây không chỉ hiểu là những nhân sự đang làm việc trong doanh nghiệp mà còn là khách hàng. Quên đi yếu tố con người sẽ khiến bạn nhận cái kết đắng. Để tránh cạm bẫy này, bạn cần những nhân sự có khả năng phân tích hiệu suất và đề ra các giải pháp. Ngoài ra, hãy nhớ rằng nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, tìm ra những điểm sáng mới để thu hút người tiêu dùng.
 
Bên trên