Cư dân bản địa ở Gia Lai sôi nổi đua thuyền độc mộc

TRng

Well-known member
Gia Lai – Ngày hội đua thuyền nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa độc đáo của cư dân bản địa sống lâu đời trên địa bàn.
Cư dân bản địa ở Gia Lai sôi nổi đua thuyền độc mộc
Các đội tranh tài ở Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô. Ảnh: Thanh Tuấn
Ngày 2.11, UBND huyện Ia Grai khai mạc Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2024 tại làng Dăng, xã Ia O.
Hội đua thuyền năm nay thu hút 43 đội tham gia (tăng 4 đội so với năm trước). Ngoài các đội đua đến từ các xã, thị trấn, trường học, đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn huyện Ia Grai thì còn có một số đội đến từ các huyện biên giới Đức Cơ (Gia Lai) và huyện Ia H’Drai (Kon Tum).
Mỗi đội gồm 2 vận động viên sẽ tranh tài gay cấn trên đường đua 2.000m. Diễn ra song song với hội đua thuyền là Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai với nhiều phần trình diễn đặc sắc.
Có 13 đoàn cồng chiêng, mỗi đoàn 45 nghệ nhân, diễn viên tham gia liên hoan.
Các đoàn nghệ nhân tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng, lễ hội dân gian Tây Nguyên qua những bài chiêng truyền thống đặc sắc tự chọn như: Mừng lúa mới, cúng giọt nước, pơ thi (bỏ mả), mừng Tây Nguyên thắng trận…
Đông đảo người dân cổ vũ bên sông, xem đua thuyền. Ảnh: Thanh Tuấn
Đông đảo người dân cổ vũ xem Hội đua thuyền độc mộc. Ảnh: Thanh Tuấn
Nhân dịp này, huyện Ia Grai còn tổ chức 26 gian hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP đặc trưng của vùng đất biên giới và nhiều sản vật của sông Sê San.
Ông Lê Ngọc Quý - Chủ tịch UBND huyện Ia Grai cho biết: “Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai năm 2024 là hoạt động thường niên nhằm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa độc đáo của cư dân sống lâu đời trên địa bàn huyện”.
Đây cũng là dịp để huyện Ia Grai quảng bá hình ảnh, giới thiệu đến du khách gần xa bề dày lịch sử văn hoá cùng tài nguyên du lịch phong phú trên địa bàn huyện.
 
Bên trên