Quang Minh
Well-known member
Rồng chính trong cụm linh vật ở Bình Định lấy cảm hứng từ truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ, hai rồng phụ thể hiện khát vọng vươn lên của địa phương.
14
Đêm 31/1, Cụm linh vật với chủ đề Tự hào cha rồng mẹ tiên ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã hoàn thành 95% để khai trương hôm nay.
Khu trưng bày dài khoảng 105 m, rộng 40 m, điểm cao nhất của linh vật là 7,5 m. Ngoài các cụm biểu tượng chính, biểu tượng phụ, hai bộ chữ hai bên đường vào ở mặt chính diện, khu trưng bày còn có khoảng 45.000 chậu cây cảnh, hoa, lá các loại... kết hợp cùng kỹ thuật phun hơi nước và hiệu ứng về âm thanh, ánh sáng được kỳ vọng sẽ tạo thành điểm nhấn của thành phố biển và tỉnh Bình Định trong dịp Tết Giáp Thìn.
Theo UBND Bình Định, cụm linh vật lấy cảm hứng từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu chuyện về trăm trứng nở trăm con như một biểu tượng của sự phồn thịnh và niềm tự hào về nòi giống Tiên Rồng, đồng thời tôn vinh truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc, thể hiện khát vọng vươn lên của đất nước.
Phía trước của khu trưng bày là rồng chính phía sau tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ, rồng có nhiều họa tiết cách điệu từ trống đồng, mũ Lạc Long Quân...
Hình tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ trong truyền thuyết đặt trong đại cảnh.
Đơn vị thi công đang hoàn thiện phần chân đế để đặt tượng rồng chính lấy cảm hứng từ truyền thuyết. Từ dưới ngước lên, rồng giữ ngọc tạo vẻ uy nghiêm.
Trong khi đó, mặt sau của đại cảnh là hai con rồng màu hồng hai bên đang vươn mình, ở giữa là biểu tượng của thành phố khoa học Quy Nhơn. "Nếu như phía trước nói về niềm tự hào dân tộc thì phần sau của cụm linh vật thể hiện khát vọng vươn lên của Quy Nhơn và tỉnh Bình Định", đại diện đơn vị thi công nói.
Hai rồng phụ được chuyển ra khu trưng bày trước rồng chính, từ bốn hôm trước, đã nhận được nhiều lời khen bởi các chi tiết sắc sảo.
Cụm linh vật được trưng bày ở trước quảng trường Nguyễn Tất Thành, bên bờ biển Quy Nhơn.
Ngoài rồng, khu trưng bày còn có các quả trứng từ câu chuyện "trăm trứng". Quanh rồng còn có 45.000 chậu cây cảnh, hoa, lá.
Công ty Đức Nhân, đơn vị thi công cho biết, cụm biểu tượng linh vật năm nay có sự đặc biệt với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, và khói... tạo ra một không gian ấn tượng.
Khu trưng bày linh vật còn có nhiều tượng chibi ngộ nghĩnh để thu hút giới trẻ và các em nhỏ.
Ông Tạ Xuân Chính, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định, cho biết đơn vị thi công tăng tốc để khánh thành linh vật vào hôm nay.
Rồng đứng đầu trong bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Năm Giáp Thìn 2024 với biểu tượng con rồng được quan niệm mang lại năng lượng, sức mạnh, niềm tin, hy vọng, phồn vinh và may mắn.
Truyền thuyết "con rồng, cháu tiên" thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc của người Việt, trong cách gọi ngày Rồng chỉ Lạc Long Quân còn Tiên là Âu Cơ.
14
Đêm 31/1, Cụm linh vật với chủ đề Tự hào cha rồng mẹ tiên ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã hoàn thành 95% để khai trương hôm nay.
Khu trưng bày dài khoảng 105 m, rộng 40 m, điểm cao nhất của linh vật là 7,5 m. Ngoài các cụm biểu tượng chính, biểu tượng phụ, hai bộ chữ hai bên đường vào ở mặt chính diện, khu trưng bày còn có khoảng 45.000 chậu cây cảnh, hoa, lá các loại... kết hợp cùng kỹ thuật phun hơi nước và hiệu ứng về âm thanh, ánh sáng được kỳ vọng sẽ tạo thành điểm nhấn của thành phố biển và tỉnh Bình Định trong dịp Tết Giáp Thìn.
Theo UBND Bình Định, cụm linh vật lấy cảm hứng từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu chuyện về trăm trứng nở trăm con như một biểu tượng của sự phồn thịnh và niềm tự hào về nòi giống Tiên Rồng, đồng thời tôn vinh truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc, thể hiện khát vọng vươn lên của đất nước.
Phía trước của khu trưng bày là rồng chính phía sau tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ, rồng có nhiều họa tiết cách điệu từ trống đồng, mũ Lạc Long Quân...
Hình tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ trong truyền thuyết đặt trong đại cảnh.
Đơn vị thi công đang hoàn thiện phần chân đế để đặt tượng rồng chính lấy cảm hứng từ truyền thuyết. Từ dưới ngước lên, rồng giữ ngọc tạo vẻ uy nghiêm.
Trong khi đó, mặt sau của đại cảnh là hai con rồng màu hồng hai bên đang vươn mình, ở giữa là biểu tượng của thành phố khoa học Quy Nhơn. "Nếu như phía trước nói về niềm tự hào dân tộc thì phần sau của cụm linh vật thể hiện khát vọng vươn lên của Quy Nhơn và tỉnh Bình Định", đại diện đơn vị thi công nói.
Hai rồng phụ được chuyển ra khu trưng bày trước rồng chính, từ bốn hôm trước, đã nhận được nhiều lời khen bởi các chi tiết sắc sảo.
Cụm linh vật được trưng bày ở trước quảng trường Nguyễn Tất Thành, bên bờ biển Quy Nhơn.
Ngoài rồng, khu trưng bày còn có các quả trứng từ câu chuyện "trăm trứng". Quanh rồng còn có 45.000 chậu cây cảnh, hoa, lá.
Công ty Đức Nhân, đơn vị thi công cho biết, cụm biểu tượng linh vật năm nay có sự đặc biệt với hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, và khói... tạo ra một không gian ấn tượng.
Khu trưng bày linh vật còn có nhiều tượng chibi ngộ nghĩnh để thu hút giới trẻ và các em nhỏ.
Ông Tạ Xuân Chính, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định, cho biết đơn vị thi công tăng tốc để khánh thành linh vật vào hôm nay.
Rồng đứng đầu trong bộ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng. Năm Giáp Thìn 2024 với biểu tượng con rồng được quan niệm mang lại năng lượng, sức mạnh, niềm tin, hy vọng, phồn vinh và may mắn.
Truyền thuyết "con rồng, cháu tiên" thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc của người Việt, trong cách gọi ngày Rồng chỉ Lạc Long Quân còn Tiên là Âu Cơ.