Minh Thư
Well-known member
Sau 1-4 năm sử dụng, iPhone có mức hao hụt giá trị bằng một nửa mẫu máy Android cùng phân khúc. Tuy nhiên, vẫn có những mẫu điện thoại Apple rớt giá nhanh.
Báo cáo về mức độ mất giá của các dòng điện thoại thông minh từ BankMyCell cho thấy iPhone luôn duy trì được mức độ hao hụt ở mức tốt hơn đáng kể so với smartphone Android. Điều này cho thấy sự tin tưởng của người dùng vào việc “giữ giá” của điện thoại Apple là có cơ sở.
iPhone giữ giá tốt
BankMyCell là công ty chuyên thu mua và tân trang smartphone qua sử dụng tại Mỹ. Họ đã theo dõi biến động giá trên thị trường thứ cấp của hơn 500 mẫu smartphone trong giai đoạn 2020-2022. Kết quả báo cáo cho thấy Apple là thương hiệu di động có thiết bị mất giá ít nhất. Theo đó, trung bình smartphone Android rớt giá gấp đôi iPhone ở cùng khoảng thời gian.
Công ty Mỹ đã theo dõi giá các mẫu smartphone cao cấp, giá từ 699 USD. Từ năm thứ nhất đến năm thứ 4, mức lỗ trung bình người dùng mua một chiếc iPhone mới phải chịu là 14,8% mỗi năm. Trong khi đó, mức ở phía điện thoại Android cao hơn gấp đôi, vào khoảng 32,2%.
Sau 4 năm, điện thoại Apple có thể được bán lại với giá thấp hơn khoảng 48% so với ban đầu. Cùng khoảng thời gian, người dùng Android mất đến 79% giá trị chiếc máy.
Việc mất giá của điện thoại Android trầm trọng ở các phân khúc thấp. BankMyCell cho biết máy Android giá từ 400 USD trở xuống sẽ được bán lại ở giá bằng khoảng 60% giá mua ban đầu, sau năm đầu tiên sử dụng. Với chu kỳ nâng cấp thông thường 24 tháng, chiếc điện thoại đó sẽ chỉ còn 40% giá trị.
Ví dụ, mẫu máy bình dân A11 của Samsung giảm 94% giá trị sau 2 năm. Từ mức 179 USD vào năm 2019, đến 2021 nó được thu vào với mức 10,5 USD. Tương tự, mẫu Pixel 3a có giá niêm yết là 399 USD. Sau 24 tháng, nó được bán lại ở khoảng 86 USD.
Nhóm thiết bị đắt tiền có mức độ mất giá cao nhất là dòng máy màn hình gập, với các đại diện từ Samsung, Motorola. Những chiếc máy này thường được bán kèm với gói bảo hành cao cấp trong năm đầu tiên. Do vậy, thiết bị mất giá nhanh khi sang năm thứ 2. Đây là “cơn ác mộng” với các công ty chuyên thu mua điện thoại cũ.
Lý do là nhà sản xuất tính phí cao cho việc sửa chữa linh kiện. Ví dụ, màn hình trong của chiếc Fold3 mất khoảng 12 triệu đồng cho chi phí sửa chữa chính hãng. Con số này của mẫu flagship màn hình phẳng chỉ vào khoảng 5-6 triệu đồng. Do vậy, bên thu mua lại khó đặt giá cao cho sản phẩm bởi rủi ro bảo hành.
Hãng mất giá nhiều nhất
Báo cáo của BankMyCell tại thị trường Mỹ cho thấy trong cùng chu kỳ, Apple là hãng giữ giá smartphone tốt nhất. Tiếp đến là Google, LG, Motorola, Oneplus và Samsung. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây Samsung có chính sách mới, ràng buộc đối tác bán lẻ hạn chế giảm giá thiết bị.
Trao đổi với Tri Thức Trực Tuyến, đại diện các nhà bán lẻ trong nước cho biết thương hiệu Hàn Quốc không quá tập trung vào khuyến mãi đặt hàng ban đầu, vốn có thể khiến giá máy giảm nhanh ở thị trường thứ cấp sau vài tháng. Máy được bán ra theo chiết khấu giống nhau ở hầu hết đơn vị. Đồng thời, việc giảm giá cũng được thực hiện đồng bộ.
Trong khi đó, việc iPhone có giá bán ít hao hụt là bởi độ bền, được hỗ trợ phần mềm dài và phổ biến. Đại diện nền tảng rao vặt Chotot cho biết iPhone qua sử dụng là những mẫu điện thoại có số lượng đăng bán, tìm mua lớn nhất. Trong đó, người dùng ưa chuộng các mẫu máy màn hình lớn, với pin dung lượng cao, ít hao hụt sau thời gian sử dụng.
Tuy nhiên, không phải thiết bị nào của Apple cũng giữ giá tốt. iPhone SE là mẫu máy mất giá nhanh nhất trong dải sản phẩm của Táo khuyết.
Sau khoảng 8 tháng ra mắt, chiếc máy của Apple mất gần 50% giá trị trên thị trường bán lại. Mức này còn cao hơn nhiều mẫu máy Android bình dân. Con số này biến iPhone SE trở thành chiếc điện thoại rớt giá nhanh nhất của Apple.
Báo cáo về mức độ mất giá của các dòng điện thoại thông minh từ BankMyCell cho thấy iPhone luôn duy trì được mức độ hao hụt ở mức tốt hơn đáng kể so với smartphone Android. Điều này cho thấy sự tin tưởng của người dùng vào việc “giữ giá” của điện thoại Apple là có cơ sở.
iPhone giữ giá tốt
BankMyCell là công ty chuyên thu mua và tân trang smartphone qua sử dụng tại Mỹ. Họ đã theo dõi biến động giá trên thị trường thứ cấp của hơn 500 mẫu smartphone trong giai đoạn 2020-2022. Kết quả báo cáo cho thấy Apple là thương hiệu di động có thiết bị mất giá ít nhất. Theo đó, trung bình smartphone Android rớt giá gấp đôi iPhone ở cùng khoảng thời gian.
Công ty Mỹ đã theo dõi giá các mẫu smartphone cao cấp, giá từ 699 USD. Từ năm thứ nhất đến năm thứ 4, mức lỗ trung bình người dùng mua một chiếc iPhone mới phải chịu là 14,8% mỗi năm. Trong khi đó, mức ở phía điện thoại Android cao hơn gấp đôi, vào khoảng 32,2%.
Sau 4 năm, điện thoại Apple có thể được bán lại với giá thấp hơn khoảng 48% so với ban đầu. Cùng khoảng thời gian, người dùng Android mất đến 79% giá trị chiếc máy.
Việc mất giá của điện thoại Android trầm trọng ở các phân khúc thấp. BankMyCell cho biết máy Android giá từ 400 USD trở xuống sẽ được bán lại ở giá bằng khoảng 60% giá mua ban đầu, sau năm đầu tiên sử dụng. Với chu kỳ nâng cấp thông thường 24 tháng, chiếc điện thoại đó sẽ chỉ còn 40% giá trị.
Ví dụ, mẫu máy bình dân A11 của Samsung giảm 94% giá trị sau 2 năm. Từ mức 179 USD vào năm 2019, đến 2021 nó được thu vào với mức 10,5 USD. Tương tự, mẫu Pixel 3a có giá niêm yết là 399 USD. Sau 24 tháng, nó được bán lại ở khoảng 86 USD.
Nhóm thiết bị đắt tiền có mức độ mất giá cao nhất là dòng máy màn hình gập, với các đại diện từ Samsung, Motorola. Những chiếc máy này thường được bán kèm với gói bảo hành cao cấp trong năm đầu tiên. Do vậy, thiết bị mất giá nhanh khi sang năm thứ 2. Đây là “cơn ác mộng” với các công ty chuyên thu mua điện thoại cũ.
Lý do là nhà sản xuất tính phí cao cho việc sửa chữa linh kiện. Ví dụ, màn hình trong của chiếc Fold3 mất khoảng 12 triệu đồng cho chi phí sửa chữa chính hãng. Con số này của mẫu flagship màn hình phẳng chỉ vào khoảng 5-6 triệu đồng. Do vậy, bên thu mua lại khó đặt giá cao cho sản phẩm bởi rủi ro bảo hành.
Hãng mất giá nhiều nhất
Báo cáo của BankMyCell tại thị trường Mỹ cho thấy trong cùng chu kỳ, Apple là hãng giữ giá smartphone tốt nhất. Tiếp đến là Google, LG, Motorola, Oneplus và Samsung. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây Samsung có chính sách mới, ràng buộc đối tác bán lẻ hạn chế giảm giá thiết bị.
Trao đổi với Tri Thức Trực Tuyến, đại diện các nhà bán lẻ trong nước cho biết thương hiệu Hàn Quốc không quá tập trung vào khuyến mãi đặt hàng ban đầu, vốn có thể khiến giá máy giảm nhanh ở thị trường thứ cấp sau vài tháng. Máy được bán ra theo chiết khấu giống nhau ở hầu hết đơn vị. Đồng thời, việc giảm giá cũng được thực hiện đồng bộ.
Trong khi đó, việc iPhone có giá bán ít hao hụt là bởi độ bền, được hỗ trợ phần mềm dài và phổ biến. Đại diện nền tảng rao vặt Chotot cho biết iPhone qua sử dụng là những mẫu điện thoại có số lượng đăng bán, tìm mua lớn nhất. Trong đó, người dùng ưa chuộng các mẫu máy màn hình lớn, với pin dung lượng cao, ít hao hụt sau thời gian sử dụng.
Tuy nhiên, không phải thiết bị nào của Apple cũng giữ giá tốt. iPhone SE là mẫu máy mất giá nhanh nhất trong dải sản phẩm của Táo khuyết.
Sau khoảng 8 tháng ra mắt, chiếc máy của Apple mất gần 50% giá trị trên thị trường bán lại. Mức này còn cao hơn nhiều mẫu máy Android bình dân. Con số này biến iPhone SE trở thành chiếc điện thoại rớt giá nhanh nhất của Apple.