quan03
Trần Anh Quân
Google liên tục ra quy định "trấn áp", nhiều người dùng vẫn tìm cách lách, còn nhà phát triển cũng nhanh chóng cập nhật công cụ chặn quảng cáo YouTube.
Đầu tháng 10, hàng trăm nhà phát triển công cụ chặn quảng cáo đã hội tụ về Amsterdam để tham dự hội nghị thường niên dành cho những người trong lĩnh vực này. Trong số những người tham gia có cả đại diện Google, thậm chí công ty còn là đơn vị tài trợ.
Bên kia đại dương, một nhóm khác của Google âm thầm chuẩn bị cho cuộc trấn áp sâu rộng nhất đối với các trình chặn quảng cáo. Khi sự kiện ở Amsterdam kết thúc vài tuần, YouTube thông báo người dùng phải tắt trình chặn quảng cáo nếu muốn tiếp tục xem video trên nền tảng.
"Cuộc chiến chặn quảng cáo bắt đầu", Krzysztof Modras, Giám đốc sản phẩm của công ty phát triển quảng cáo và công cụ bảo mật Ghostery (Đức), nhận xét.
Thông báo của YouTube về giới hạn xem video do cài đặt trình chặn quảng cáo. Ảnh: Bảo Lâm
Khi YouTube "mạnh tay" với trình chặn quảng cáo
Việc YouTube loại bỏ trình chặn quảng cáo bắt đầu có hiệu quả. Thử nghiệm từ tháng 5 và triển khai chính thức cuối tháng 10, nền tảng video này đã "ép" hàng trăm nghìn người gỡ trình chặn quảng cáo. Theo ghi nhận của Ghostery, trong tháng 10, số lượng gỡ cài đặt phần mềm của công ty này mỗi ngày nhiều gấp 3-5 lần thông thường. Trong khảo sát về lý do gỡ, 90% cho biết công cụ không hoạt động được trên YouTube.
Trong khi đó, AdGuard, công ty đứng sau trình chặn quảng cáo cùng tên cho Chrome qua tiện ích mở rộng (extension), nói công cụ của công ty có khoảng 75 triệu người sử dụng, trong đó 4,5 triệu tài khoản trả phí. Đầu tháng 10, có 6.000 lượt gỡ cài đặt mỗi ngày, từ 9/10 đến đầu tháng 11 lên 11.000 lượt, và đỉnh điểm ngày 18/10 là 52.000 lượt gỡ mỗi ngày.
Tuy nhiên, AdGuard cho biết việc gỡ chủ yếu là extension miễn phí vốn bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của YouTube. Đối với tài khoản trả phí, lượt tải tăng nhanh hơn, cao nhất là khoảng 60.000 lượt cài đặt trên Chrome vào ngày 18 và 27/10. "Số người đăng ký tăng, khi bản trả phí của AdGuard không bị tác động bởi lệnh cấm của YouTube", CTO AdGuard Andrey Meshkov cho biết.
Một công ty phát triển trình chặn quảng cáo khác là AdLock cũng ghi nhận số cài đặt hàng ngày trong tháng 10 giảm 30% so với các tháng trước. Tương tự, Eyeo, đơn vị vận hành Adblock Plus, AdBlock và uBlock, cũng ghi nhận lượt tải phần mềm hoặc extension giảm trong tháng qua.
Theo Terry Taouss, CEO công ty tư vấn công nghệ quảng cáo AdProfs, người dùng tìm đến trình chặn quảng cáo là do YouTube tăng tần suất hiển thị quảng cáo trên video gần đây. "Các dịch vụ như YouTube cũng nên tôn trọng việc họ kiểm soát trải nghiệm của mình ở mức độ nhất định", ông nói.
Trước đó, Google cho biết nền tảng video bán được hơn 22 tỷ USD tiền quảng cáo trong 9 tháng đầu năm, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 10% tổng doanh thu của Google. Các nhà sáng tạo nội dung thường nhận 55% doanh thu với video dài và 45% với video ngắn. Theo ước tính của công ty phân tích thị trường Insider Intelligence, Google có thể kiếm được 2,7 tỷ USD năm nay thông qua dịch vụ trả phí YouTube Premium.
Cuộc chiến không hồi kết
Matthew Maier, người giám sát trình chặn quảng cáo của Eyeo, dẫn khảo sát của công ty rằng hầu hết người dùng không hoàn toàn phản đối quảng cáo trực tuyến, nhưng thất vọng với những quảng cáo mang tính xâm phạm, quá nhiều hoặc dài hơn sáu giây mà không có tùy chọn "bỏ qua".
"Vấn đề xảy ra khi họ thấy mọi thứ vượt giới hạn", Maier nói, nhưng không đưa ra số liệu chi tiết.
YouTube ngăn các trình chặn quảng cáo thông qua công nghệ phản chiếu mã (mirrors code) được Google phát triển từ 2017 gọi là Funding Choices. Công cụ này không nhắm trực tiếp vào trình chặn cụ thể, thay vào đó sẽ quét toàn bộ mã nguồn, gồm các extension, để loại phần mềm khả nghi.
Trong khi đó, nhà phát triển trình chặn cũng liên tục tìm cách lách công cụ quét này. Trên các kênh nội bộ như Slack hay nền tảng GitHub, các chủ đề được thảo luận sôi nổi và cập nhật liên tục.
Trước động thái mới nhất của YouTube, hàng loạt website ra đời, cho phép dán liên kết YouTube để xem nội dung không quảng cáo. Một số công cụ khác cũng thay đổi thuật toán, như Hankuper phát hành phiên bản mới cho người dùng Windows, dự kiến có cho macOS, Android và iOS trong tương lai gần.
Modras của Ghostery cho biết ông lo ngại trước sự "leo thang cuộc chiến" giữa Google và người sử dụng công cụ chặn quảng cáo. Họ có thể gặp nguy cơ trực tuyến khi tải phải phần mềm lừa đảo núp bóng, hoặc gặp lỗ hổng bảo mật ngoài ý muốn. Trong khi đó, đội ngũ phát triển công cụ chặn quảng cáo có thể đối mặt với nguy cơ pháp lý, bởi đây là hành động không được phép ở một số quốc gia.
Theo Maier của Eyeo, thay vì chơi trò rượt đuổi, các nền tảng như YouTube nên hiển thị quảng cáo ở mức chấp nhận được thay vì cố nhồi nhét càng nhiều càng tốt.
Thực tế, năm 2016, Meta, khi đó là Facebook, từng tốn hàng tỷ USD để loại bỏ trình chặn quảng cáo. Chiến dịch của họ không thành công và Google được cho là đang theo vết xe đổ này.
"Tôi chưa thấy Google sẵn sàng thực hiện bất kỳ chiến lược quảng cáo nào theo hướng chấp nhận được", Meshkov của AdGuard nói. "Họ đang khiến cho quảng cáo của mình ngày càng khó chịu hơn sau mỗi lần cập nhật".
Đầu tháng 10, hàng trăm nhà phát triển công cụ chặn quảng cáo đã hội tụ về Amsterdam để tham dự hội nghị thường niên dành cho những người trong lĩnh vực này. Trong số những người tham gia có cả đại diện Google, thậm chí công ty còn là đơn vị tài trợ.
Bên kia đại dương, một nhóm khác của Google âm thầm chuẩn bị cho cuộc trấn áp sâu rộng nhất đối với các trình chặn quảng cáo. Khi sự kiện ở Amsterdam kết thúc vài tuần, YouTube thông báo người dùng phải tắt trình chặn quảng cáo nếu muốn tiếp tục xem video trên nền tảng.
"Cuộc chiến chặn quảng cáo bắt đầu", Krzysztof Modras, Giám đốc sản phẩm của công ty phát triển quảng cáo và công cụ bảo mật Ghostery (Đức), nhận xét.
Thông báo của YouTube về giới hạn xem video do cài đặt trình chặn quảng cáo. Ảnh: Bảo Lâm
Khi YouTube "mạnh tay" với trình chặn quảng cáo
Việc YouTube loại bỏ trình chặn quảng cáo bắt đầu có hiệu quả. Thử nghiệm từ tháng 5 và triển khai chính thức cuối tháng 10, nền tảng video này đã "ép" hàng trăm nghìn người gỡ trình chặn quảng cáo. Theo ghi nhận của Ghostery, trong tháng 10, số lượng gỡ cài đặt phần mềm của công ty này mỗi ngày nhiều gấp 3-5 lần thông thường. Trong khảo sát về lý do gỡ, 90% cho biết công cụ không hoạt động được trên YouTube.
Trong khi đó, AdGuard, công ty đứng sau trình chặn quảng cáo cùng tên cho Chrome qua tiện ích mở rộng (extension), nói công cụ của công ty có khoảng 75 triệu người sử dụng, trong đó 4,5 triệu tài khoản trả phí. Đầu tháng 10, có 6.000 lượt gỡ cài đặt mỗi ngày, từ 9/10 đến đầu tháng 11 lên 11.000 lượt, và đỉnh điểm ngày 18/10 là 52.000 lượt gỡ mỗi ngày.
Tuy nhiên, AdGuard cho biết việc gỡ chủ yếu là extension miễn phí vốn bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của YouTube. Đối với tài khoản trả phí, lượt tải tăng nhanh hơn, cao nhất là khoảng 60.000 lượt cài đặt trên Chrome vào ngày 18 và 27/10. "Số người đăng ký tăng, khi bản trả phí của AdGuard không bị tác động bởi lệnh cấm của YouTube", CTO AdGuard Andrey Meshkov cho biết.
Một công ty phát triển trình chặn quảng cáo khác là AdLock cũng ghi nhận số cài đặt hàng ngày trong tháng 10 giảm 30% so với các tháng trước. Tương tự, Eyeo, đơn vị vận hành Adblock Plus, AdBlock và uBlock, cũng ghi nhận lượt tải phần mềm hoặc extension giảm trong tháng qua.
Theo Terry Taouss, CEO công ty tư vấn công nghệ quảng cáo AdProfs, người dùng tìm đến trình chặn quảng cáo là do YouTube tăng tần suất hiển thị quảng cáo trên video gần đây. "Các dịch vụ như YouTube cũng nên tôn trọng việc họ kiểm soát trải nghiệm của mình ở mức độ nhất định", ông nói.
Trước đó, Google cho biết nền tảng video bán được hơn 22 tỷ USD tiền quảng cáo trong 9 tháng đầu năm, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 10% tổng doanh thu của Google. Các nhà sáng tạo nội dung thường nhận 55% doanh thu với video dài và 45% với video ngắn. Theo ước tính của công ty phân tích thị trường Insider Intelligence, Google có thể kiếm được 2,7 tỷ USD năm nay thông qua dịch vụ trả phí YouTube Premium.
Cuộc chiến không hồi kết
Matthew Maier, người giám sát trình chặn quảng cáo của Eyeo, dẫn khảo sát của công ty rằng hầu hết người dùng không hoàn toàn phản đối quảng cáo trực tuyến, nhưng thất vọng với những quảng cáo mang tính xâm phạm, quá nhiều hoặc dài hơn sáu giây mà không có tùy chọn "bỏ qua".
"Vấn đề xảy ra khi họ thấy mọi thứ vượt giới hạn", Maier nói, nhưng không đưa ra số liệu chi tiết.
YouTube ngăn các trình chặn quảng cáo thông qua công nghệ phản chiếu mã (mirrors code) được Google phát triển từ 2017 gọi là Funding Choices. Công cụ này không nhắm trực tiếp vào trình chặn cụ thể, thay vào đó sẽ quét toàn bộ mã nguồn, gồm các extension, để loại phần mềm khả nghi.
Trong khi đó, nhà phát triển trình chặn cũng liên tục tìm cách lách công cụ quét này. Trên các kênh nội bộ như Slack hay nền tảng GitHub, các chủ đề được thảo luận sôi nổi và cập nhật liên tục.
Trước động thái mới nhất của YouTube, hàng loạt website ra đời, cho phép dán liên kết YouTube để xem nội dung không quảng cáo. Một số công cụ khác cũng thay đổi thuật toán, như Hankuper phát hành phiên bản mới cho người dùng Windows, dự kiến có cho macOS, Android và iOS trong tương lai gần.
Modras của Ghostery cho biết ông lo ngại trước sự "leo thang cuộc chiến" giữa Google và người sử dụng công cụ chặn quảng cáo. Họ có thể gặp nguy cơ trực tuyến khi tải phải phần mềm lừa đảo núp bóng, hoặc gặp lỗ hổng bảo mật ngoài ý muốn. Trong khi đó, đội ngũ phát triển công cụ chặn quảng cáo có thể đối mặt với nguy cơ pháp lý, bởi đây là hành động không được phép ở một số quốc gia.
Theo Maier của Eyeo, thay vì chơi trò rượt đuổi, các nền tảng như YouTube nên hiển thị quảng cáo ở mức chấp nhận được thay vì cố nhồi nhét càng nhiều càng tốt.
Thực tế, năm 2016, Meta, khi đó là Facebook, từng tốn hàng tỷ USD để loại bỏ trình chặn quảng cáo. Chiến dịch của họ không thành công và Google được cho là đang theo vết xe đổ này.
"Tôi chưa thấy Google sẵn sàng thực hiện bất kỳ chiến lược quảng cáo nào theo hướng chấp nhận được", Meshkov của AdGuard nói. "Họ đang khiến cho quảng cáo của mình ngày càng khó chịu hơn sau mỗi lần cập nhật".