Apple, Samsung, Google và nhiều hãng khác chạy đua cải thiện tính năng chụp đêm trên smartphone trong bối cảnh các thông số khác dần bão hòa.
Thông số máy ảnh đang được xem là "yếu tố bán hàng quan trọng" khi mà cuộc đua về cấu hình không còn hấp dẫn. Trong số đó, chụp đêm được chú trọng hơn cả nhờ tính thiết thực của nó.
Đầu tháng 4, Google giới thiệu bản cải tiến chế độ Night Sight trên smartphone Pixel, sử dụng thuật toán AI làm sáng hình ảnh trong môi trường tối. Trong khi đó, Night Mode có từ iPhone 11 cũng liên tục được Apple nâng cấp theo thời gian. Các hãng Samsung, Huawei, Oppo cũng có công nghệ chụp đêm riêng và được đánh giá cao.
Một bức ảnh được chụp bởi Google Pixel 5. Ảnh: CNN
Theo giới chuyên gia, tính năng chụp thiếu sáng trên smartphone đã trải qua một chặng đường dài, nhưng đột phá chỉ mới xuất hiện gần đây nhờ tiến bộ đáng kể về AI giúp quá trình xử lý hình ảnh tốt hơn. Ảnh đã trở nên sắc nét, không còn bị nhiễu nhiều, tốc độ chụp nhanh và linh hoạt hơn trong nhiều tình huống thử thách.
"Người dùng ngày càng có thói quen sử dụng smartphone chụp ảnh, quay video và tạo nội dung. Điều này sẽ thúc đẩy các hãng điện thoại nâng cấp camera, đặc biệt là khả năng xử lý ảnh và video ở nhiều môi trường, cũng như tăng cường chúng bằng AI", Lian Jye Su, nhà phân tích về trí tuệ nhân tạo tại ABI Research, nói.
Nỗ lực của các hãng smartphone
Đối với khả năng chụp đêm, yếu tố được các hãng tập trung nhiều nhất là xử lý nhiễu. Điều kiện ánh sáng kém, thời gian phơi sáng lâu và một số yếu tố khác có thể làm giảm chất lượng của hình ảnh.
Samsung là một trong những nhà sản xuất đi đầu trong việc cải thiện khả năng chụp đêm trên điện thoại. Các mẫu Galaxy được trang bị hệ thống ống kính độ phân giải cao, kết hợp Night Mode cho phép điện thoại chụp rõ nét trong điều kiện trời tối.
Trên Galaxy S23 mới nhất, Samsung cho biết bí quyết để giảm nhiễu là kết hợp giữa cảm biến 200 megapixel với thuật toán gộp ảnh. Khi người dùng nhấn nút chụp, AI dùng công nghệ xử lý đa khung nâng cao để kết hợp nhiều ảnh thành một ảnh duy nhất và tinh chỉnh nếu cần.
"Khi chụp thiếu sáng, bộ xử lý và AI sẽ loại bỏ nhiễu, tự động nhận biết các chi tiết cần giữ lại và những gì sẽ loại bỏ", Joshua Cho, Phó chủ tịch nhóm Giải pháp hình ảnh của Samsung, giải thích.
Cũng theo Cho, AI của Samsung được đào tạo từ "một lượng lớn hình ảnh được giám sát bởi chuyên gia". AI sẽ học các thông số để điều chỉnh cho mỗi bức ảnh được chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Thuật toán sẽ xác định mức phơi sáng phù hợp, bảng màu và chi tiết khác trong các điều kiện ánh sáng nhất định, sau đó làm sắc nét khuôn mặt hoặc các chủ thể khác.
Dù vậy, một số chuyên gia đã thử nghiệm smartphone Samsung nhận xét kết quả cuối cùng khi chụp đêm "có thể khác so với ảnh chụp ban đầu", như bị mất chi tiết, bị mờ hoặc được "tái tạo một cách giả tạo". Đây cũng được xem là điểm yếu trên điện thoại Samsung, kể cả là thiết bị cao cấp nhất.
Tính năng chụp đêm trên một mẫu smartphone Oppo. Ảnh: Techoffside
Google hiện cũng tập trung vào giảm nhiễu khi chụp ảnh trong môi trường thiếu sáng với Night Sight. Tính năng này sử dụng AI để ghi lại một loạt khung hình được phơi sáng lâu hơn, sau đó kết hợp HDR+ Bracketing gộp những hình ảnh này lại. "Kết quả là ảnh chụp sẽ có độ sáng và độ chi tiết đến khó tin", Alex Schiffhauer, Giám đốc sản phẩm của Google, nói.
Nhưng Night Sight cũng có nhược điểm. Theo Schiffhauer, tốc độ chụp và xử lý chậm khiến người dùng khó "bấm phát ăn ngay" và Google đang tăng tốc quá trình. "Chúng tôi muốn người dùng Pixel trong tương lai không cần đứng yên vài giây mà vẫn có ảnh thiếu sáng đẹp", ông nói.
Apple được cho là đang phát triển khả năng chụp thiên văn cho iPhone. Còn trong những thế hệ gần đây, nhất là trên iPhone 14 Pro Max, người dùng cũng đã có thể ghi lại ảnh bầu trời hoặc cảnh đêm với độ sáng và độ chi tiết cao. Tính năng Night Mode có thể tự phát hiện nơi có ánh sáng yếu để tối ưu và đẩy độ sáng lên cao hơn. Dù vậy, khả năng chụp đêm trên iPhone còn khá hạn chế khi so sánh với các mẫu Android đầu bảng khác.
Điểm yếu của camera điện thoại
Hầu hết camera trên smartphone hiện nay đều được quảng cáo với yếu tố AI đi kèm. Nhà phân tích Bill Ray của Gartner cho rằng AI có thể tạo ra sự khác biệt trong hình ảnh, nhưng kết quả cuối cùng vẫn phụ thuộc vào ống kính.
Thực tế, so với máy ảnh chuyên dụng, camera điện thoại kém hơn hẳn khi chụp đêm. Nếu như ống kính máy ảnh cách cảm biến vài cm, ống kính điện thoại bị "ép" gần nhau hơn rất nhiều, dẫn đến độ sâu trường ảnh nông hơn và giảm chất lượng, đặc biệt trong môi trường tối.
"Chất lượng ống kính vẫn là một vấn đề lớn mà các nhà sản xuất smartphone cần giải quyết", Ray nói.
Trong khi đó, ông Su của ABI Research cho rằng các mô hình AI tổng quát như ChatGPT có thể tăng khả năng chụp đêm cho smartphone. "AI tổng quát hiện đã được sử dụng cho chỉnh sửa ảnh chất lượng cao như xóa hoặc thay thế nền", ông nói. "Nếu công nghệ này được thêm vào hệ thống camera trên smartphone, chế độ chụp đêm trên thiết bị di động sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều so với hiện tại".
Thông số máy ảnh đang được xem là "yếu tố bán hàng quan trọng" khi mà cuộc đua về cấu hình không còn hấp dẫn. Trong số đó, chụp đêm được chú trọng hơn cả nhờ tính thiết thực của nó.
Đầu tháng 4, Google giới thiệu bản cải tiến chế độ Night Sight trên smartphone Pixel, sử dụng thuật toán AI làm sáng hình ảnh trong môi trường tối. Trong khi đó, Night Mode có từ iPhone 11 cũng liên tục được Apple nâng cấp theo thời gian. Các hãng Samsung, Huawei, Oppo cũng có công nghệ chụp đêm riêng và được đánh giá cao.
Một bức ảnh được chụp bởi Google Pixel 5. Ảnh: CNN
Theo giới chuyên gia, tính năng chụp thiếu sáng trên smartphone đã trải qua một chặng đường dài, nhưng đột phá chỉ mới xuất hiện gần đây nhờ tiến bộ đáng kể về AI giúp quá trình xử lý hình ảnh tốt hơn. Ảnh đã trở nên sắc nét, không còn bị nhiễu nhiều, tốc độ chụp nhanh và linh hoạt hơn trong nhiều tình huống thử thách.
"Người dùng ngày càng có thói quen sử dụng smartphone chụp ảnh, quay video và tạo nội dung. Điều này sẽ thúc đẩy các hãng điện thoại nâng cấp camera, đặc biệt là khả năng xử lý ảnh và video ở nhiều môi trường, cũng như tăng cường chúng bằng AI", Lian Jye Su, nhà phân tích về trí tuệ nhân tạo tại ABI Research, nói.
Nỗ lực của các hãng smartphone
Đối với khả năng chụp đêm, yếu tố được các hãng tập trung nhiều nhất là xử lý nhiễu. Điều kiện ánh sáng kém, thời gian phơi sáng lâu và một số yếu tố khác có thể làm giảm chất lượng của hình ảnh.
Samsung là một trong những nhà sản xuất đi đầu trong việc cải thiện khả năng chụp đêm trên điện thoại. Các mẫu Galaxy được trang bị hệ thống ống kính độ phân giải cao, kết hợp Night Mode cho phép điện thoại chụp rõ nét trong điều kiện trời tối.
Trên Galaxy S23 mới nhất, Samsung cho biết bí quyết để giảm nhiễu là kết hợp giữa cảm biến 200 megapixel với thuật toán gộp ảnh. Khi người dùng nhấn nút chụp, AI dùng công nghệ xử lý đa khung nâng cao để kết hợp nhiều ảnh thành một ảnh duy nhất và tinh chỉnh nếu cần.
"Khi chụp thiếu sáng, bộ xử lý và AI sẽ loại bỏ nhiễu, tự động nhận biết các chi tiết cần giữ lại và những gì sẽ loại bỏ", Joshua Cho, Phó chủ tịch nhóm Giải pháp hình ảnh của Samsung, giải thích.
Cũng theo Cho, AI của Samsung được đào tạo từ "một lượng lớn hình ảnh được giám sát bởi chuyên gia". AI sẽ học các thông số để điều chỉnh cho mỗi bức ảnh được chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Thuật toán sẽ xác định mức phơi sáng phù hợp, bảng màu và chi tiết khác trong các điều kiện ánh sáng nhất định, sau đó làm sắc nét khuôn mặt hoặc các chủ thể khác.
Dù vậy, một số chuyên gia đã thử nghiệm smartphone Samsung nhận xét kết quả cuối cùng khi chụp đêm "có thể khác so với ảnh chụp ban đầu", như bị mất chi tiết, bị mờ hoặc được "tái tạo một cách giả tạo". Đây cũng được xem là điểm yếu trên điện thoại Samsung, kể cả là thiết bị cao cấp nhất.
Tính năng chụp đêm trên một mẫu smartphone Oppo. Ảnh: Techoffside
Google hiện cũng tập trung vào giảm nhiễu khi chụp ảnh trong môi trường thiếu sáng với Night Sight. Tính năng này sử dụng AI để ghi lại một loạt khung hình được phơi sáng lâu hơn, sau đó kết hợp HDR+ Bracketing gộp những hình ảnh này lại. "Kết quả là ảnh chụp sẽ có độ sáng và độ chi tiết đến khó tin", Alex Schiffhauer, Giám đốc sản phẩm của Google, nói.
Nhưng Night Sight cũng có nhược điểm. Theo Schiffhauer, tốc độ chụp và xử lý chậm khiến người dùng khó "bấm phát ăn ngay" và Google đang tăng tốc quá trình. "Chúng tôi muốn người dùng Pixel trong tương lai không cần đứng yên vài giây mà vẫn có ảnh thiếu sáng đẹp", ông nói.
Apple được cho là đang phát triển khả năng chụp thiên văn cho iPhone. Còn trong những thế hệ gần đây, nhất là trên iPhone 14 Pro Max, người dùng cũng đã có thể ghi lại ảnh bầu trời hoặc cảnh đêm với độ sáng và độ chi tiết cao. Tính năng Night Mode có thể tự phát hiện nơi có ánh sáng yếu để tối ưu và đẩy độ sáng lên cao hơn. Dù vậy, khả năng chụp đêm trên iPhone còn khá hạn chế khi so sánh với các mẫu Android đầu bảng khác.
Điểm yếu của camera điện thoại
Hầu hết camera trên smartphone hiện nay đều được quảng cáo với yếu tố AI đi kèm. Nhà phân tích Bill Ray của Gartner cho rằng AI có thể tạo ra sự khác biệt trong hình ảnh, nhưng kết quả cuối cùng vẫn phụ thuộc vào ống kính.
Thực tế, so với máy ảnh chuyên dụng, camera điện thoại kém hơn hẳn khi chụp đêm. Nếu như ống kính máy ảnh cách cảm biến vài cm, ống kính điện thoại bị "ép" gần nhau hơn rất nhiều, dẫn đến độ sâu trường ảnh nông hơn và giảm chất lượng, đặc biệt trong môi trường tối.
"Chất lượng ống kính vẫn là một vấn đề lớn mà các nhà sản xuất smartphone cần giải quyết", Ray nói.
Trong khi đó, ông Su của ABI Research cho rằng các mô hình AI tổng quát như ChatGPT có thể tăng khả năng chụp đêm cho smartphone. "AI tổng quát hiện đã được sử dụng cho chỉnh sửa ảnh chất lượng cao như xóa hoặc thay thế nền", ông nói. "Nếu công nghệ này được thêm vào hệ thống camera trên smartphone, chế độ chụp đêm trên thiết bị di động sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều so với hiện tại".