Cuộc sống ở thành phố mê cung Trùng Khánh

Hồ Thị Thanh Trà

Well-known member
Trùng Khánh được xây dựng như một mê cung với những tòa nhà cao tầng thiếu ánh sáng, du khách không quen đường dễ bị lạc.
9

Từ lối vào chính của Baixiangju, nằm dọc một con đường nhộn nhịp ở đô thị Trùng Khánh, khu dân cư với ba tòa nhà trông chỉ cao khoảng 15 tầng. Khi bước vào bên trong khu phức hợp xám màu xây từ đầu những năm 1990, một khung cảnh khác hiện ra.
Số hiệu căn hộ cho thấy các căn gần lối vào chính nằm ở tầng 11, trong khi những căn ở cuối hành lang ở tầng 16. Nhìn xuống từ lối đi nối các khối nhà với lối vào, chiều cao thực sự của các tòa nhà lộ ra - khoảng 25 tầng. Các tầng thấp hơn bị che khuất bởi sườn dốc, kéo dài xuống đồi và dẫn ra các lối vào, ra khác.
Đây là ví dụ tiêu biểu lý giải việc Trùng Khánh được gọi "thành phố ma thuật 8D của Trung Quốc". Tại đây, việc di chuyển trong các tòa nhà giống như bước vào mê cung đa chiều. Ảnh: Straits Times

Khu phức hợp chỉ có thang bộ và có một con đường dốc nối liền các tòa nhà. Du khách thường tới đây để chụp ảnh kiến trúc biểu tượng của Trùng Khánh.
Cư dân Trùng Khánh thường sống trong các căn hộ ở những tòa nhà cao tầng. Nhiều tòa nhà kết hợp nhà ở tầng trên và văn phòng, dịch vụ ở tầng dưới. Những công trình khổng lồ này thường che khuất ánh sáng mặt trời, tạo bóng râm cho khu vực xung quanh. Cuối thế kỷ 19, sự mở rộng đô thị của Trung Quốc đã tạo ra một Trùng Khánh thiếu "hơi thở" không gian.
Với khoảng ba phần tư diện tích đất là đồi núi, các nhà quy hoạch đô thị Trùng Khánh phải xây dựng khác biệt, tạo ra một cảnh quan phức tạp, nhiều tầng, thách thức logic thông thường nhưng thúc đẩy một siêu đô thị phát triển mạnh. Ảnh: Straits Times

Marcus Yeo, người Singapore, đến thăm Trùng Khánh vào tháng 6, nói không thể tưởng tượng thành phố này trông thế nào khi xem video.
Điều khiến du khách lo ngại không phải việc thiếu thang máy hay tầng cao mà là sự rối rắm của lối vào và lối ra. Chỉ cần một lần rẽ nhầm, họ có thể đi lạc rất xa. Ảnh: Straits Times


Diện tích đồi núi, gần gấp đôi mức trung bình của một thành phố Trung Quốc, thách thức cho quy hoạch đô thị, xây dựng và quản trị. Thành phố đã ưu tiên giao thông công cộng với tàu điện ngầm là trọng tâm, len lỏi qua địa hình đồi núi để giảm áp lực từ mật độ dân số và số lượng xe hơi cao.
Trong hình là Hongyadong - khu phức hợp nhà sàn truyền thố
 
Bên trên