Nguyễn May
Well-known member
“Học cách học” là cuốn sách sinh viên nào cũng nên đọc để việc học đại học được thuận lợi, hiệu quả, vì việc học ở bậc đại học khác hẳn việc học ở phổ thông.
Ảnh: Nhà xuất bản
Cuộc sống từng người đều xoay quanh việc học. Nội dung học vô cùng đa dạng từ học về cư xử và hành vi, chăm sóc bản thân và gia đình, đến học, tìm hiểu theo chuyên môn và sở thích.
Sự đa dạng không chỉ ở nội dung mà còn ở không gian học, chúng ta học từ trong nhà bếp đến ngoài vỉa hè, từ trong không gian gia đình cho đến trường học. Thế nhưng chúng ta bắt đầu học từ khi nào và khi nào thì ta dừng lại và gạch chân từ “Đủ!” cho việc học?
Nếu đặt câu hỏi về thứ tự: Hiểu trước hay học trước? Thì bạn đọc sẽ nghĩ thế nào? Ai sẽ trả lời là hiểu, còn ai sẽ trả lời là học?
Chúng ta đang sống trong thế giới của “Và” với “Hoặc”. Khi nhìn nhận sự việc một cách cởi mở, chúng ta sẽ “và”, ví dụ: “Người Hà Nội và người Sài Gòn đều thích ăn phở” hay “Vợ anh và vợ tôi đều thích tiền”.
Vì bản chất của “và” là nằm trong danh sách liệt kê, để thêm vào, kéo dài ra câu chuyện. Thế nhưng, trong thế giới của “hoặc”, chúng ta khắt khe hơn, đưa ra lựa chọn từ những ưu tiên và tiêu chí nhất định. Ví dụ: “Rẽ trái hoặc rẽ phải”, có nghĩa là đã rẽ trái thì không rẽ phải và ngược lại.
Cuốn sách “Học cách học” của tác giả Kiều Hiếu. Ảnh: Nhà xuất bản
Với câu hỏi “Hiểu trước hay học trước?” sẽ chẳng có câu trả lời nhất định. Bởi trong thế giới của “và” thì học để hiểu hơn, tức là kiến thức có từ trước nhưng chưa hoàn thiện và thấy cần đào sâu, nên học. Còn trong thế giới của “hoặc”, có thể học trước hiểu và ngược lại.
“Học cách học” của tác giả Kiều Hiếu chính thức phát hành 6.2023 gồm 8 chương: Nghĩ, Đọc, Nghe, Nói, Viết, Kế Hoạch, Nghiên Cứu, và Suy Ngẫm. Tám chương này nội hàm chỉ việc học mang tính tương tác: Vừa thu, vừa phát, vừa cá nhân hóa kiến thức để hiểu sâu, nhớ lâu và có được sự chú tâm bền vững.
Tuy nhiên, cuốn sách chỉ đưa ra những lí giải và gợi ý khác nhau về việc học. Việc đào sâu và tiếp tục câu chuyện học, suy nghĩ, hiểu, làm và tiến bộ là lựa chọn riêng của từng người.
Thế giới chúng ta đang sống được Zygmunt Bauman ví như thế giới lỏng. Lỏng như chất lỏng, chưa thành hình này đã sang hình khác. Trong đó, mỗi chúng ta vừa liên tục tiếp thu, vừa liên tục phản ứng, vừa liên tục điều chỉnh và liên tục học.
Khi đọc, bạn có thể dùng bút để đánh dấu hoặc viết bên lề sách những ý kiến, suy nghĩ của mình về nội dung đọc được. Theo kiểu, đây là những gì tác giả viết, còn đây là những gì tôi nghĩ, đôi khi chỉ là một vài tính từ hay nhận xét ngắn gọn, để khi lật lại, phần “bên lề” giúp bạn hồi tưởng lại một cách nhanh chóng nội dung và cảm xúc của lần đọc trước.
“Học cách học” hi vọng phần nào giúp bạn tìm được niềm vui khi học và quan trọng hơn cả, được học cái mình thích và thích cái mình học.
Cuộc sống từng người đều xoay quanh việc học. Nội dung học vô cùng đa dạng từ học về cư xử và hành vi, chăm sóc bản thân và gia đình, đến học, tìm hiểu theo chuyên môn và sở thích.
Sự đa dạng không chỉ ở nội dung mà còn ở không gian học, chúng ta học từ trong nhà bếp đến ngoài vỉa hè, từ trong không gian gia đình cho đến trường học. Thế nhưng chúng ta bắt đầu học từ khi nào và khi nào thì ta dừng lại và gạch chân từ “Đủ!” cho việc học?
Nếu đặt câu hỏi về thứ tự: Hiểu trước hay học trước? Thì bạn đọc sẽ nghĩ thế nào? Ai sẽ trả lời là hiểu, còn ai sẽ trả lời là học?
Chúng ta đang sống trong thế giới của “Và” với “Hoặc”. Khi nhìn nhận sự việc một cách cởi mở, chúng ta sẽ “và”, ví dụ: “Người Hà Nội và người Sài Gòn đều thích ăn phở” hay “Vợ anh và vợ tôi đều thích tiền”.
Vì bản chất của “và” là nằm trong danh sách liệt kê, để thêm vào, kéo dài ra câu chuyện. Thế nhưng, trong thế giới của “hoặc”, chúng ta khắt khe hơn, đưa ra lựa chọn từ những ưu tiên và tiêu chí nhất định. Ví dụ: “Rẽ trái hoặc rẽ phải”, có nghĩa là đã rẽ trái thì không rẽ phải và ngược lại.
Với câu hỏi “Hiểu trước hay học trước?” sẽ chẳng có câu trả lời nhất định. Bởi trong thế giới của “và” thì học để hiểu hơn, tức là kiến thức có từ trước nhưng chưa hoàn thiện và thấy cần đào sâu, nên học. Còn trong thế giới của “hoặc”, có thể học trước hiểu và ngược lại.
“Học cách học” của tác giả Kiều Hiếu chính thức phát hành 6.2023 gồm 8 chương: Nghĩ, Đọc, Nghe, Nói, Viết, Kế Hoạch, Nghiên Cứu, và Suy Ngẫm. Tám chương này nội hàm chỉ việc học mang tính tương tác: Vừa thu, vừa phát, vừa cá nhân hóa kiến thức để hiểu sâu, nhớ lâu và có được sự chú tâm bền vững.
Tuy nhiên, cuốn sách chỉ đưa ra những lí giải và gợi ý khác nhau về việc học. Việc đào sâu và tiếp tục câu chuyện học, suy nghĩ, hiểu, làm và tiến bộ là lựa chọn riêng của từng người.
Thế giới chúng ta đang sống được Zygmunt Bauman ví như thế giới lỏng. Lỏng như chất lỏng, chưa thành hình này đã sang hình khác. Trong đó, mỗi chúng ta vừa liên tục tiếp thu, vừa liên tục phản ứng, vừa liên tục điều chỉnh và liên tục học.
Khi đọc, bạn có thể dùng bút để đánh dấu hoặc viết bên lề sách những ý kiến, suy nghĩ của mình về nội dung đọc được. Theo kiểu, đây là những gì tác giả viết, còn đây là những gì tôi nghĩ, đôi khi chỉ là một vài tính từ hay nhận xét ngắn gọn, để khi lật lại, phần “bên lề” giúp bạn hồi tưởng lại một cách nhanh chóng nội dung và cảm xúc của lần đọc trước.
“Học cách học” hi vọng phần nào giúp bạn tìm được niềm vui khi học và quan trọng hơn cả, được học cái mình thích và thích cái mình học.