Nguyễn May
Well-known member
"Trong số tất cả các cơ quan trong cơ thể chúng ta, gan là cơ quan duy nhất có được khả năng tự chữa lành diệu kỳ của một siêu anh hùng…".
Được tư vấn bởi cha mình đồng thời là một bác sĩ, Tiến sĩ Gabriel Perlemuter đã chọn chuyên ngành gan - tiêu hóa khi theo đuổi ngành y.
Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, với khát khao tiếp tục làm nghiên cứu, Gabriel Perlemuter tới một phòng thí nghiệm của Inserm (Trung tâm sức khỏe và nghiên cứu y học quốc gia Pháp) để hoàn thành luận án tiến sĩ.
Tại đây, đề tài mà giáo sư hướng dẫn của ông đưa ra tiếp tục liên quan đến gan: Những nguyên nhân khiến nhiễm khuẩn do viêm gan C gây tích tụ mỡ trong gan.
Chính nhờ đề tài này, càng tìm tòi nghiên cứu, Gabriel Perlemuter nhận ra một vũ trụ đang mở ra trước mắt mình.
Sau khi nhận bằng tiến sĩ, ông đã quyết tâm xây dựng đội nghiên cứu của riêng mình để chuyên tìm hiểu về bí ẩn kỳ diệu mang tên lá gan này.
Bìa sách "Gan ơi là gan" (Ảnh: Nhã Nam).
Gan ơi là gan là một trong những công trình tiêu biểu của Gabriel Perlemuter, dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu và quá trình làm việc của ông.
Trong cuốn sách, bằng những ví dụ dễ hiểu và cách tiếp cận thông tin một cách gần gũi, tác giả đã kết hợp câu chuyện khoa học dễ đọc với kiến thức quan trọng về cách cơ quan bí ẩn này xử lý hormone, tích trữ dưỡng chất, lọc ra độc tố và duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Ở Trung Quốc, nơi nền y học cổ truyền coi gan là "Thống tướng của các đạo quân", nguồn cội của lòng can đảm, mật do gan gấu tiết ra luôn được coi là một phương thuốc trường thọ.
Tại Nhật Bản, các võ sĩ samurai uống một cốc đầy mật gấu trước khi lên đường chiến đấu để đảm bảo bất khả chiến bại. Còn người Hy Lạp đã biến lá gan thành người hùng trong thần thoại về Prometheus.
Tiến sĩ Gabriel Perlemuter.
Không phải tình cờ mà gan lại nằm ở vị trí chính giữa ống tiêu hóa và tim. Gan như một nhà máy của cơ thể, giúp thực hiện rất nhiều chức năng chủ chốt để duy trì sự sống.
Là một nhà máy tốt đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng, dù hoạt động liên tục, gan vẫn xử lý hoàn hảo lượng chất thải mà nó tạo ra.
Gan còn sẵn sàng giúp đỡ các cơ quan khác xử lý chất thải của chúng. Bên cạnh đó, gan còn giữ vai trò một bộ lọc, một rào chắn tuyệt vời trước các sinh vật cũng như các chất gây ô nhiễm khác.
Gan còn nhiều chức năng khác, cũng quan trọng không kém, đảm nhiệm nhờ vào những nguyên liệu khác được chuyển tới nó.
Hiểu rõ cơ chế hoạt động của gan chính là ý thức được vai trò then chốt của cơ quan này trong việc giúp con người sống khỏe mạnh.
Dựa vào những phát hiện mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu y học, Gan ơi là gan là cuốn sách hấp dẫn và rành mạch, cung cấp cho độc giả những kiến thức quan trọng, đồng thời tiết lộ toàn bộ quyền lực bí ẩn của gan và cách giữ cơ quan quan trọng này thật khỏe mạnh.
Được tư vấn bởi cha mình đồng thời là một bác sĩ, Tiến sĩ Gabriel Perlemuter đã chọn chuyên ngành gan - tiêu hóa khi theo đuổi ngành y.
Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, với khát khao tiếp tục làm nghiên cứu, Gabriel Perlemuter tới một phòng thí nghiệm của Inserm (Trung tâm sức khỏe và nghiên cứu y học quốc gia Pháp) để hoàn thành luận án tiến sĩ.
Tại đây, đề tài mà giáo sư hướng dẫn của ông đưa ra tiếp tục liên quan đến gan: Những nguyên nhân khiến nhiễm khuẩn do viêm gan C gây tích tụ mỡ trong gan.
Chính nhờ đề tài này, càng tìm tòi nghiên cứu, Gabriel Perlemuter nhận ra một vũ trụ đang mở ra trước mắt mình.
Sau khi nhận bằng tiến sĩ, ông đã quyết tâm xây dựng đội nghiên cứu của riêng mình để chuyên tìm hiểu về bí ẩn kỳ diệu mang tên lá gan này.
Bìa sách "Gan ơi là gan" (Ảnh: Nhã Nam).
Gan ơi là gan là một trong những công trình tiêu biểu của Gabriel Perlemuter, dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu và quá trình làm việc của ông.
Trong cuốn sách, bằng những ví dụ dễ hiểu và cách tiếp cận thông tin một cách gần gũi, tác giả đã kết hợp câu chuyện khoa học dễ đọc với kiến thức quan trọng về cách cơ quan bí ẩn này xử lý hormone, tích trữ dưỡng chất, lọc ra độc tố và duy trì quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Ở Trung Quốc, nơi nền y học cổ truyền coi gan là "Thống tướng của các đạo quân", nguồn cội của lòng can đảm, mật do gan gấu tiết ra luôn được coi là một phương thuốc trường thọ.
Tại Nhật Bản, các võ sĩ samurai uống một cốc đầy mật gấu trước khi lên đường chiến đấu để đảm bảo bất khả chiến bại. Còn người Hy Lạp đã biến lá gan thành người hùng trong thần thoại về Prometheus.
Tiến sĩ Gabriel Perlemuter.
Không phải tình cờ mà gan lại nằm ở vị trí chính giữa ống tiêu hóa và tim. Gan như một nhà máy của cơ thể, giúp thực hiện rất nhiều chức năng chủ chốt để duy trì sự sống.
Là một nhà máy tốt đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng, dù hoạt động liên tục, gan vẫn xử lý hoàn hảo lượng chất thải mà nó tạo ra.
Gan còn sẵn sàng giúp đỡ các cơ quan khác xử lý chất thải của chúng. Bên cạnh đó, gan còn giữ vai trò một bộ lọc, một rào chắn tuyệt vời trước các sinh vật cũng như các chất gây ô nhiễm khác.
Gan còn nhiều chức năng khác, cũng quan trọng không kém, đảm nhiệm nhờ vào những nguyên liệu khác được chuyển tới nó.
Hiểu rõ cơ chế hoạt động của gan chính là ý thức được vai trò then chốt của cơ quan này trong việc giúp con người sống khỏe mạnh.
Dựa vào những phát hiện mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu y học, Gan ơi là gan là cuốn sách hấp dẫn và rành mạch, cung cấp cho độc giả những kiến thức quan trọng, đồng thời tiết lộ toàn bộ quyền lực bí ẩn của gan và cách giữ cơ quan quan trọng này thật khỏe mạnh.