Đã đến lúc bắt tay "giải cứu" cột sống Gen Z trước những deadline!

Phạm Mai

Well-known member
"Cột sống bạn ổn không” không còn là một câu nói đùa mà sắp sửa trở thành lời than thở khi Gen Z bận ngồi trên ghế từ lúc ở trường đến lúc về nhà. Nhưng tuổi học sinh tránh sao được nguy cơ ngồi sai tư thế, nên giờ vừa là thời điểm phòng bệnh, vừa là thời điểm chữa bệnh hết ý luôn đây!
Hội những chiếc cột sống bất ổn
Bệnh xương khớp trước đây là nỗi lo của người lớn tuổi, nhưng khi Gen Z chào nhau bằng “cột sống bạn ổn không”, hay viết tắt THCS cho “thoái hóa cột sống” thay vì trung học cơ sở, nỗi lo này đã trở thành buồn của không riêng thế hệ nào. Tuổi 18 nhưng thấy xương khớp mình già như 81 tuổi, mỗi lần vặn eo là nghe thấy tiếng “rắc rắc” không lệch đi đâu, thậm chí chỉ ngồi một lúc thôi đã thấy lưng mình chùng xuống vì mỏi như gánh hết gánh nặng trên đời.
1678588831565.png


Thực tế ở lứa tuổi chúng mình, vấn đề gặp phải nhiều nhất không phải là thoái hóa cột sống như bạn vẫn thường đùa, mà là cong vẹo cột sống - một bệnh lý rất phổ biến ở teen. Lý do rất đơn giản, chúng ta phải ngồi trên ghế hơn nửa thời gian trong ngày, nhưng lại không chú ý xem mình đã ngồi đúng tư thế hay chưa. Miệt mài ôn tập bài vở, chăm chỉ chạy deadline, mục đích của bạn là hoàn thành mọi việc trong thời gian nhanh nhất có thể.

Vậy nên để cơ thể trở nên thoải mái, bạn thường ngồi với nhiều tư thế “khó đỡ”, nhưng thứ khó đỡ ở đây không phải bạn mà chính là cột sống của bạn. Khi ngồi quá lâu và ít vận động, mọi trọng lượng của nửa trên cơ thể sẽ dồn lên cột sống khiến cổ, lưng và đốt sống lưng phải chịu áp lực lớn gây ra đau mỏi, chuột rút và tệ hơn là các bệnh lý nghiêm trọng. Nếu nằm nghỉ trên giường, thói quen nằm nghiêng một bên sẽ đẩy tình trạng cong vẹo, lệch trở nên dễ dàng hơn.

1678588852219.png


Bên cạnh đó, một nguyên nhân teen không nghĩ tới là do các bài tập thể dục sai tư thế. Bạn nỗ lực giảm cân, lấy lại vóc dáng đẹp nhờ những gia sư online trên các mạng xã hội, thông qua video ngắn và nhiều động tác giúp giảm mỡ thừa, săn chắc từng bộ phận trên cơ thể. Nhưng khi không có chuyên gia hay người có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn, teen rất dễ tập sai động tác. Lâu dần, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xương khớp và đặc biệt là khu vực cột sống.

Sổ tay “giải cứu” cột sống

Nếu như cơ thể đang gặp phải một cơn đau răng hay trận cảm cúm, bạn dễ dàng nhận ra mình đang có vấn đề nhờ các dấu hiệu không thể ngó lơ và phải dùng thuốc, đi khám hoặc các biện pháp để giải quyết ngay lập tức. Nhưng chiếc cột sống bất ổn không giống như vậy. Chỉ là bạn thấy lưng mình đau mỏi âm ỉ, đốt sống lưng bất chợt nhói lên vài lần trong ngày khi bạn cúi xuống hoặc ngửa người ra sau.

1678588862774.png


Đến khi chúng ta xuất hiện những dấu hiệu không thể chịu được, như hai vai không bằng nhau, xương nhô ra bất thường, cột sống biểu tình dữ dội khi đứng hay ngồi quá lâu… thì tình trạng đã trở nên rất nghiêm trọng rồi. Tất nhiên là chúng mình đừng đợi đến thời điểm này mới lo “giải cứu”, vì khi đó chỉ có bác sĩ và các can thiệp y khoa mới cứu được phần nào thôi nha.

Cột sống không lên tiếng, không có nghĩa là bạn hoàn toàn yên tâm về nó. “Sổ tay” bảo vệ xương khớp gợi ý cho bạn một số tips vì một cột sống khỏe mạnh hơn nè!

Làm sai đừng đổ tại deadline


Ngồi nhiều không sai, sai ở cách ngồi. Có thể bạn đã biết, chúng ta đang vô thức thực hiện rất nhiều hành động gây ảnh hưởng tới cột sống mỗi ngày. Một số động tác mà bạn sẽ thấy rất quen đây: Ngồi bất động hàng tiếng đồng hồ để tập trung chạy deadline cho câu lạc bộ, thử thách ngồi 7749 tư thế khác nhau khi xem máy tính, nằm nghiêng cả tối đọc truyện, gập người với độ khó cao để ngủ trên những địa hình bé tí… Về lâu dài, sức ảnh hưởng của những động tác này lên cột sống nói riêng và xương khớp nói chung là khó có thể đo lường.

1678588874440.png


Sai thì sửa, bạn có thể hạn chế ngay bằng cách ngồi thẳng lưng đúng tư thế, giữ cho hai vai bằng nhau để tránh hiện tượng lệch. Bên cạnh đó, cố gắng giữ mình nằm thẳng trước khi bắt đầu giấc ngủ nhé!

Làm bạn với bài tập giãn cơ

Các bài tập giãn cơ trong quá trình uốn và duỗi người sẽ giúp bạn massage cột sống, cải thiện lưu thông máu ở các đĩa đệm và tăng cường linh hoạt cho các khớp xương. Một số bài tập đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện là Low Lunge, Cat-Cow, gác chân lên tường và giãn cơ cổ. Trước khi thử sức với những động tác khó hơn, bạn cần có sự giúp đỡ của dân chuyên nghiệp để tránh tập sai tư thế, khi đó thì hại nhiều hơn lợi đấy.

1678588885802.png


Dè chừng với những công cụ hỗ trợ

Gần đây, có rất nhiều dụng cụ được giới thiệu với những lời có cánh là giúp cải thiện dáng ngồi, kéo giãn cơ như khung nắn chỉnh cột sống, ghế chống gù lưng, máy kéo giãn cổ… Nếu tìm đúng dụng cụ như ý, bạn sẽ có thêm trợ thủ giúp bản thân giảm áp lực cột sống. Nhưng ngược lại, các công cụ không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ khiến tình trạng ngồi sai tư thế trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây ra các vấn đề xương khớp.

Bên cạnh đó, không ít bạn còn có thói quen uống bổ sung canxi để cột sống chắc khỏe như lời đồn. Nhưng lưu ý nhỏ là trước khi uống bất cứ thực phẩm chức năng bổ xương nào, bạn đềy cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ nhé. Thiếu canxi gây họa, nhưng thừa canxi cũng gây họa không kém đâu đó! Hãy nhớ rằng một chế độ tập luyện điều độ và thói quen sinh hoạt mới là điều cột sống tuổi teen cần nhất lúc này.
 
Bên trên