Thanh Tuấn
Well-known member
Bánh dày Quán Gánh tỏa sáng giữa hàng loạt đặc sản tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội 2024.
Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ 29.11 - 1.12 tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội). Lễ hội quy tụ những món ăn mang đậm bản sắc Việt Nam, đồng thời giới thiệu nền văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới.
Khoảng 80 gian hàng đến từ đại sứ quán các nước tại Việt Nam, các làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội, sản vật ẩm thực tiêu biểu của các địa phương được trưng bày tại lễ hội. Đặc biệt, gian hàng bánh dày Quán Gánh thu hút đông đảo thực khách tham gia lễ hội.
Nhiều người nán lại gian hàng bánh dày Quán Gánh tại lễ hội ẩm thực. Ảnh: Mai Chi
Bánh dày Quán Gánh là món ăn đặc sản tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Theo bà Nguyễn Thị Tuất (55 tuổi) - nghệ nhân làm bánh với hơn 40 năm kinh nghiệm, bánh dày Quán Gánh ban đầu chỉ là những gánh bánh dày bán dạo trên Quốc lộ 1. Dần dần, với hương vị thơm ngon, món bánh này đã nức tiếng gần xa, được nhiều người dân cũng như du khách biết đến.
Bà Tuất (bên phải) là thế hệ thứ ba trong gia đình có truyền thống làm bánh dày. Ảnh: Mai Chi
Bánh dày Quán Gánh nổi bật với vỏ bánh làm từ gạo nếp cái hoa vàng, loại gạo có độ dẻo cao và mùi thơm đặc trưng. Trước khi chế biến, gạo được sàng lọc kỹ càng, đảm bảo từng hạt gạo đều và không lẫn sạn, tẻ.
Vào khoảng 2 - 3h sáng mỗi ngày, người nghệ nhân bắt đầu công đoạn làm bánh: đồ xôi, vo gạo và đậu thật sạch sẽ, sau đó cho vào máy giã. Khi xôi gần chín, họ thêm một ít nước ấm để xôi chín đều.
Bánh dày Quán Gánh là thức quà quen thuộc mỗi dịp tổ chức lễ lộc, cưới hỏi. Ảnh: Mai Chi
Xôi sau đó được đổ ra cối, giã thành khối dẻo quánh, trắng muốt. Bà Tuất cho biết: “Nếu giã thủ công, cần tới 4 người làm liên tục trong ít nhất nửa tiếng. Tuy nhiên, nếu giã bằng máy, chỉ cần 2 người điều chỉnh, chất lượng bánh vẫn không thay đổi”.
Điều đặc biệt của bánh dày Quán Gánh là hình dáng bánh không tròn mà hơi dẹt. Ai lần đầu mua sẽ ngỡ rằng chỉ có một chiếc bánh với kích thước lớn gần như bánh chưng. Thực tế, mỗi gói vuông chứa đến sáu chiếc bánh nhỏ xếp cạnh nhau, được gói trong lá dong và buộc lạt cẩn thận.
Chiếc bánh dày dẻo thơm, trắng muốt. Ảnh: Mai Chi
Chiếc bánh trông đơn giản, dân dã nhưng để làm ngon thì cần độ tỉ mỉ, cẩn thận và cả sạch sẽ của người làm. Bánh hoàn toàn không có chất phụ gia nên chỉ bảo quản được trong ngày. Nếu để tủ lạnh qua đêm, bánh có thể không hỏng nhưng vỏ sẽ bị khô, ăn không còn ngon như ban đầu.
Bánh dày Quán Gánh có hai loại nhân: nhân ngọt và nhân mặn. Nhân ngọt được làm từ đỗ xanh nấu chín, xào cùng đường, có thêm vừng và dừa. Nhân mặn cũng được làm từ đỗ xanh nhưng kết hợp thêm với thịt ba chỉ nhiều mỡ. Hai loại nhân đều đồng giá 30.000 đồng/gói.
Khách hàng thưởng thức bánh ngay tại quầy bán. Ảnh: Mai Chi
Gian hàng bánh dày Quán Gánh tại lễ hội ẩm thực thường xuyên hết hàng sớm. Bà Tuất cho biết, trong hai ngày đầu lễ hội, bánh hết từ 16g, trong khi lễ hội kéo dài đến 22h.
Chia sẻ trong ngày cuối cùng lễ hội, bà Tuất nói: “Tôi chỉ bán cùng lắm đến 18h. Không làm kịp bánh mà bán”.
Chị Nguyễn Mai (21 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) - khách mua bánh tại gian hàng cho hay: “Thấy đông khách nên tôi ghé vào mua thử. Bánh ăn rất ngon. Chắc chắn tôi sẽ mua lại nhiều lần nữa”.
Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ 29.11 - 1.12 tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội). Lễ hội quy tụ những món ăn mang đậm bản sắc Việt Nam, đồng thời giới thiệu nền văn hóa ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới.
Khoảng 80 gian hàng đến từ đại sứ quán các nước tại Việt Nam, các làng nghề truyền thống tiêu biểu của Hà Nội, sản vật ẩm thực tiêu biểu của các địa phương được trưng bày tại lễ hội. Đặc biệt, gian hàng bánh dày Quán Gánh thu hút đông đảo thực khách tham gia lễ hội.
Bánh dày Quán Gánh là món ăn đặc sản tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Theo bà Nguyễn Thị Tuất (55 tuổi) - nghệ nhân làm bánh với hơn 40 năm kinh nghiệm, bánh dày Quán Gánh ban đầu chỉ là những gánh bánh dày bán dạo trên Quốc lộ 1. Dần dần, với hương vị thơm ngon, món bánh này đã nức tiếng gần xa, được nhiều người dân cũng như du khách biết đến.
Bánh dày Quán Gánh nổi bật với vỏ bánh làm từ gạo nếp cái hoa vàng, loại gạo có độ dẻo cao và mùi thơm đặc trưng. Trước khi chế biến, gạo được sàng lọc kỹ càng, đảm bảo từng hạt gạo đều và không lẫn sạn, tẻ.
Vào khoảng 2 - 3h sáng mỗi ngày, người nghệ nhân bắt đầu công đoạn làm bánh: đồ xôi, vo gạo và đậu thật sạch sẽ, sau đó cho vào máy giã. Khi xôi gần chín, họ thêm một ít nước ấm để xôi chín đều.
Xôi sau đó được đổ ra cối, giã thành khối dẻo quánh, trắng muốt. Bà Tuất cho biết: “Nếu giã thủ công, cần tới 4 người làm liên tục trong ít nhất nửa tiếng. Tuy nhiên, nếu giã bằng máy, chỉ cần 2 người điều chỉnh, chất lượng bánh vẫn không thay đổi”.
Điều đặc biệt của bánh dày Quán Gánh là hình dáng bánh không tròn mà hơi dẹt. Ai lần đầu mua sẽ ngỡ rằng chỉ có một chiếc bánh với kích thước lớn gần như bánh chưng. Thực tế, mỗi gói vuông chứa đến sáu chiếc bánh nhỏ xếp cạnh nhau, được gói trong lá dong và buộc lạt cẩn thận.
Chiếc bánh trông đơn giản, dân dã nhưng để làm ngon thì cần độ tỉ mỉ, cẩn thận và cả sạch sẽ của người làm. Bánh hoàn toàn không có chất phụ gia nên chỉ bảo quản được trong ngày. Nếu để tủ lạnh qua đêm, bánh có thể không hỏng nhưng vỏ sẽ bị khô, ăn không còn ngon như ban đầu.
Bánh dày Quán Gánh có hai loại nhân: nhân ngọt và nhân mặn. Nhân ngọt được làm từ đỗ xanh nấu chín, xào cùng đường, có thêm vừng và dừa. Nhân mặn cũng được làm từ đỗ xanh nhưng kết hợp thêm với thịt ba chỉ nhiều mỡ. Hai loại nhân đều đồng giá 30.000 đồng/gói.
Gian hàng bánh dày Quán Gánh tại lễ hội ẩm thực thường xuyên hết hàng sớm. Bà Tuất cho biết, trong hai ngày đầu lễ hội, bánh hết từ 16g, trong khi lễ hội kéo dài đến 22h.
Chia sẻ trong ngày cuối cùng lễ hội, bà Tuất nói: “Tôi chỉ bán cùng lắm đến 18h. Không làm kịp bánh mà bán”.
Chị Nguyễn Mai (21 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) - khách mua bánh tại gian hàng cho hay: “Thấy đông khách nên tôi ghé vào mua thử. Bánh ăn rất ngon. Chắc chắn tôi sẽ mua lại nhiều lần nữa”.