Võ Xuân Trường
Well-known member
Đặc sản canh bún Hà Nội có gì ngon mà quán vỉa hè luôn kín chỗ?
Canh bún là thức quà xưa của Hà Nội, chỉ còn một số nơi bán. Dù chỉ là quán vỉa hè, địa chỉ nào cũng đông khách.
Mùa hè nhất định phải một lần thưởng thức món canh bún rau. Ảnh: Huyền My
Canh bún rau, bún rau, bún canh... có nhiều cách gọi cho món bún bình dị, lạ vị này ở Hà Nội. Đặc điểm của món này là sợi bún trong bát là cỡ đại, to gấp 3,4 sợi bún bình thường. Ăn kèm với bún canh là rau theo mùa, có thể là rau cần, rau rút hay rau muốn. Không thể thiếu món đi kèm là giò tai, giò bò và tóp mỡ, hành phi.
Bát bún rau đầy đủ đơn giản nhưng ngon lắm. Ảnh: Hà Lê
Một bát canh bún vừa đủ đúng là để ăn chơi, ăn quà nên không nhiều. Người ăn khoẻ có thể dùng một lúc hai bát. Nhưng với thực khách ăn theo đúng nghĩa là quà vặt, chỉ cần một bát đã đủ để còn cảm thấy thèm, thấy nhớ cho lần hẹn tiếp theo.
Ở Hà Nội hiện nay còn một số hàng bán món ăn này ở phố Hoè Nhai, Thanh Hà hay Nguyễn Siêu. Trong cái tiết trời nắng nóng oi ả của mùa hè, người ta vẫn hối hả đi tìm cái gì đấy ăn cho mát lòng, mát dạ.
Bán bún rau đặc trưng của mùa hè. Ảnh: Bảo Anh
Nhiều người ví von, cái sự ăn của thực khách phố cổ là kiểu không đâu có. Ăn đứng, ăn ngồi, ăn xếp hàng, ăn chen chúc, ăn mặt đối mặt, lưng chạm lưng, ăn không bàn, không ghế, không phô lấy nổi một cái biển cho biết nơi đây là để ăn... Điều này quả đúng với quán bún rau canh trên con phố Nguyễn Siêu (Hà Nội).
Nồi nước dùng cho bát bún rau. Ảnh: Phương Thảo
Gánh bún rau nằm trên con phố nhỏ Nguyễn Siêu thật biết chiều lòng người. Gánh bún nhỏ được bày biện ra ngay bên ngoài vỉa hè, bên trong độ chục mét vuông dành cho khách tới ăn.
Một không gian tối giản tới nỗi không có lấy nổi một cái bàn. Có một chiếc khay nhựa đựng lỉnh kỉnh các đồ gia vị thêm nếm cho món ăn bao gồm dấm tỏi, ớt chưng, ớt tươi, gia vị, hạt tiêu và đặt ngay sát mặt đất. Khách ăn thì ngồi xổm đầu gối quá tai ngay trước mặt cái khay ấy. Nói là ngồi xổm nhưng mỗi người đều ngồi trên một chiếc ghế nhựa thấp cho đỡ mỏi.
Quán canh bún rau không bàn ghế trên phố Nguyễn Siêu nhưng vẫn hút khách. Ảnh: Hà Lê
Canh bún không dễ đặt tên bởi sợi bún ở đây không giống bất kỳ sợi bún nào ở đất Hà Nội này. Sợi bún nom giống bánh canh nhưng nhỏ hơn, ăn dai chứ không mềm nhũn như sợi bánh canh.
Ăn kèm với bún là rau muống, rau cần hay rau rút theo mùa được chần qua nước dùng. Đây là những thứ rau mà khi nhắc tới người ta liên tưởng tới bát rau muống hay rau rút nấu cua mùa hè.
Nước dùng gồm nước xương nấu với gạch cua và cà chua. Nhưng không hẳn là bún riêu, chan xâm xấp như một tô bún nửa trộn nửa nửa chan. Vị thanh thanh, chua chua thơm mùi gạch cua, hành khô phi già, vừa mát vừa lạ miệng. Thấp thoáng trong bát bún rau còn thêm đôi ba miếng tóp mỡ béo ngậy như để khách vừa ăn vừa nhờ về cái thuở nghèo đói xưa.
Tầm 11-12h trưa, gánh canh bún rất đông, khách ngồi tràn hết ra phía vỉa hè. Một bát đầy đủ ở đây có giò tai, giò bò cùng rau theo mùa là 30.000 đồng.
Canh bún là thức quà xưa của Hà Nội, chỉ còn một số nơi bán. Dù chỉ là quán vỉa hè, địa chỉ nào cũng đông khách.
Canh bún rau, bún rau, bún canh... có nhiều cách gọi cho món bún bình dị, lạ vị này ở Hà Nội. Đặc điểm của món này là sợi bún trong bát là cỡ đại, to gấp 3,4 sợi bún bình thường. Ăn kèm với bún canh là rau theo mùa, có thể là rau cần, rau rút hay rau muốn. Không thể thiếu món đi kèm là giò tai, giò bò và tóp mỡ, hành phi.
Một bát canh bún vừa đủ đúng là để ăn chơi, ăn quà nên không nhiều. Người ăn khoẻ có thể dùng một lúc hai bát. Nhưng với thực khách ăn theo đúng nghĩa là quà vặt, chỉ cần một bát đã đủ để còn cảm thấy thèm, thấy nhớ cho lần hẹn tiếp theo.
Ở Hà Nội hiện nay còn một số hàng bán món ăn này ở phố Hoè Nhai, Thanh Hà hay Nguyễn Siêu. Trong cái tiết trời nắng nóng oi ả của mùa hè, người ta vẫn hối hả đi tìm cái gì đấy ăn cho mát lòng, mát dạ.
Nhiều người ví von, cái sự ăn của thực khách phố cổ là kiểu không đâu có. Ăn đứng, ăn ngồi, ăn xếp hàng, ăn chen chúc, ăn mặt đối mặt, lưng chạm lưng, ăn không bàn, không ghế, không phô lấy nổi một cái biển cho biết nơi đây là để ăn... Điều này quả đúng với quán bún rau canh trên con phố Nguyễn Siêu (Hà Nội).
Gánh bún rau nằm trên con phố nhỏ Nguyễn Siêu thật biết chiều lòng người. Gánh bún nhỏ được bày biện ra ngay bên ngoài vỉa hè, bên trong độ chục mét vuông dành cho khách tới ăn.
Một không gian tối giản tới nỗi không có lấy nổi một cái bàn. Có một chiếc khay nhựa đựng lỉnh kỉnh các đồ gia vị thêm nếm cho món ăn bao gồm dấm tỏi, ớt chưng, ớt tươi, gia vị, hạt tiêu và đặt ngay sát mặt đất. Khách ăn thì ngồi xổm đầu gối quá tai ngay trước mặt cái khay ấy. Nói là ngồi xổm nhưng mỗi người đều ngồi trên một chiếc ghế nhựa thấp cho đỡ mỏi.
Canh bún không dễ đặt tên bởi sợi bún ở đây không giống bất kỳ sợi bún nào ở đất Hà Nội này. Sợi bún nom giống bánh canh nhưng nhỏ hơn, ăn dai chứ không mềm nhũn như sợi bánh canh.
Ăn kèm với bún là rau muống, rau cần hay rau rút theo mùa được chần qua nước dùng. Đây là những thứ rau mà khi nhắc tới người ta liên tưởng tới bát rau muống hay rau rút nấu cua mùa hè.
Nước dùng gồm nước xương nấu với gạch cua và cà chua. Nhưng không hẳn là bún riêu, chan xâm xấp như một tô bún nửa trộn nửa nửa chan. Vị thanh thanh, chua chua thơm mùi gạch cua, hành khô phi già, vừa mát vừa lạ miệng. Thấp thoáng trong bát bún rau còn thêm đôi ba miếng tóp mỡ béo ngậy như để khách vừa ăn vừa nhờ về cái thuở nghèo đói xưa.
Tầm 11-12h trưa, gánh canh bún rất đông, khách ngồi tràn hết ra phía vỉa hè. Một bát đầy đủ ở đây có giò tai, giò bò cùng rau theo mùa là 30.000 đồng.