Võ Xuân Trường
Well-known member
Đắk Lắk mời khách trải nghiệm cúng sức khoẻ, tắm cho voi
Đắk Lắk - Sau khi bỏ dịch vụ cưỡi voi, các điểm du lịch triển khai nhiều hoạt động trải nghiệm thân thiện với voi để đem lại cảm giác mới mẻ cho du khách.
Các khu du lịch ở Đắk Lắk đã và đang tổ chức nhiều hoạt động du lịch thân thiện với loài voi. ảnh: UBND tỉnh Đắk Lắk
Bà Trần Thị Kim Ánh - Giám đốc Chi nhánh dịch vụ khách sạn Biệt Điện (đơn vị quản lý Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) - cho biết: “Sau hơn 1 năm bỏ dịch vụ cho khách du lịch cưỡi voi, đơn vị đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi lượng khách giảm sâu, thu không đủ bù chi, thậm chí thu nhập của chính các chủ voi cũng hao hụt đáng kể.
Vì vậy trung tâm đang nghiên cứu nhiều phương án, cách thức tổ chức các hoạt động du lịch mới mẻ, thân thiện với loài voi để thu hút du khách, nhằm đảm bảo nguồn thu trong năm 2024 và tương lai gần”.
Theo bà Ánh, trong tháng 3 tới, Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thân thiện với voi, bao gồm cúng sức khỏe, show té nước cho voi, trình diễn thời trang các dân tộc ở huyện Buôn Đôn... hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ, không kém dịch vụ cưỡi voi.
Bên cạnh đó, khi tham gia chuỗi sự kiện, du khách còn được phục vụ thêm nhiều hoạt động hấp dẫn, thân thiện với voi, trải nghiệm phong cảnh, văn hóa đậm chất vùng Tây Nguyên.
Đầu năm 2023, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt dự án có nguồn kinh phí hơn 55,4 tỉ đồng (tức 2.430.000 USD) do Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia Foundation - AAF) tài trợ để chấm dứt nạn “cưỡng bức” lao động loài voi.
Mục tiêu của việc triển khai mô hình hoạt động du lịch thân thiện với voi nhằm chấm dứt các hoạt động du lịch cưỡi loài vật này và nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà; duy trì, bảo tồn quần thể voi nhà trên địa bàn tỉnh.
Địa điểm thực hiện dự án tại huyện Buôn Đôn (Vườn quốc gia Yok Đôn, trung tâm; các công ty du lịch đang hoạt động trên địa bàn huyện) và huyện Lắk (Ban Quản lý rừng lịch sử - văn hóa - môi trường Hồ Lắk).
Đàn voi nhà được bảo tồn, chăm sóc, bảo đảm phúc lợi, kéo dài tuổi thọ. Chủ và nài voi được bù đắp nguồn thu nhập bị thiếu hụt do dừng phục vụ cưỡi voi.
Đắk Lắk - Sau khi bỏ dịch vụ cưỡi voi, các điểm du lịch triển khai nhiều hoạt động trải nghiệm thân thiện với voi để đem lại cảm giác mới mẻ cho du khách.
Các khu du lịch ở Đắk Lắk đã và đang tổ chức nhiều hoạt động du lịch thân thiện với loài voi. ảnh: UBND tỉnh Đắk Lắk
Bà Trần Thị Kim Ánh - Giám đốc Chi nhánh dịch vụ khách sạn Biệt Điện (đơn vị quản lý Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) - cho biết: “Sau hơn 1 năm bỏ dịch vụ cho khách du lịch cưỡi voi, đơn vị đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi lượng khách giảm sâu, thu không đủ bù chi, thậm chí thu nhập của chính các chủ voi cũng hao hụt đáng kể.
Vì vậy trung tâm đang nghiên cứu nhiều phương án, cách thức tổ chức các hoạt động du lịch mới mẻ, thân thiện với loài voi để thu hút du khách, nhằm đảm bảo nguồn thu trong năm 2024 và tương lai gần”.
Theo bà Ánh, trong tháng 3 tới, Trung tâm Du lịch Cầu treo Buôn Đôn sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thân thiện với voi, bao gồm cúng sức khỏe, show té nước cho voi, trình diễn thời trang các dân tộc ở huyện Buôn Đôn... hứa hẹn sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ, không kém dịch vụ cưỡi voi.
Bên cạnh đó, khi tham gia chuỗi sự kiện, du khách còn được phục vụ thêm nhiều hoạt động hấp dẫn, thân thiện với voi, trải nghiệm phong cảnh, văn hóa đậm chất vùng Tây Nguyên.
Đầu năm 2023, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt dự án có nguồn kinh phí hơn 55,4 tỉ đồng (tức 2.430.000 USD) do Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia Foundation - AAF) tài trợ để chấm dứt nạn “cưỡng bức” lao động loài voi.
Mục tiêu của việc triển khai mô hình hoạt động du lịch thân thiện với voi nhằm chấm dứt các hoạt động du lịch cưỡi loài vật này và nâng cao phúc lợi cho các cá thể voi nhà; duy trì, bảo tồn quần thể voi nhà trên địa bàn tỉnh.
Địa điểm thực hiện dự án tại huyện Buôn Đôn (Vườn quốc gia Yok Đôn, trung tâm; các công ty du lịch đang hoạt động trên địa bàn huyện) và huyện Lắk (Ban Quản lý rừng lịch sử - văn hóa - môi trường Hồ Lắk).
Đàn voi nhà được bảo tồn, chăm sóc, bảo đảm phúc lợi, kéo dài tuổi thọ. Chủ và nài voi được bù đắp nguồn thu nhập bị thiếu hụt do dừng phục vụ cưỡi voi.