Thanh Tuấn
Well-known member
Cần Thơ - Trend “đám giỗ bên cồn” do một Tiktoker khởi xướng đang hot rần rần trên mạng xã hội. Vậy đám giỗ bên cồn ở miền Tây thú vị như thế nào?
“Đám giỗ bên cồn” là một cụm từ gây xôn xao mạng xã hội thời gian gần đây, xuất phát từ những video của nam TikToker Lê Tuấn Khang. Chàng trai 2002 nổi tiếng với các video tình huống hài hước về miền Tây, nổi tiếng nhất là series “Ăn đám giỗ bên cồn”.
Câu nói “Ngày mai đi qua bên cồn ăn đám giỗ” hay “Bà Sáu nhờ chở đi đám giỗ bên cồn” đã trở thành “thương hiệu” của anh, tạo ra trào lưu hài hước gây tò mò trong cộng đồng mạng.
Mâm cơm ngày giỗ ở miền Tây. Ảnh: Phong Linh
Trên thực tế, “đám giỗ bên cồn” không phải là một sự kiện mà chỉ là một hình ảnh tượng trưng được TikToker này sử dụng để tạo ra những câu chuyện hài hước.
Du khách đến cồn Sơn, thành phố Cần Thơ. Ảnh: Tạ Quang
Cồn là cách gọi thân thuộc để chỉ những vùng đất nổi giữa lòng sông, thường xuất hiện ở miền sông nước Nam Bộ. Những cồn đất này có điểm chung là đất đai màu mỡ và tươi tốt, là nơi nông dân trồng rất nhiều loại nông sản ngon. Ở đây, đời sống văn hóa khá dân dã, ẩm thực mộc mạc và khung cảnh bình yên.
Riêng ở TP Cần Thơ có cồn Sơn (thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 6km. Vùng đất này rộng chưa đến 75 hecta, nằm giữa sông Hậu, bao quanh bốn bề là nước.
Trước kia, người dân nơi đây chủ yếu trồng cây ăn quả, nuôi cá… vì ở tách biệt nên gặp nhiều khó khăn. Những vài năm trở lại, cồn Sơn nổi tiếng về du lịch miệt vườn với nhiều sản phẩm độc đáo, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Bà con cồn Sơn gói bánh tét, bánh ít nhân các ngày lễ, giỗ, Tết. Ảnh: Tạ Quang.
Bà Phan Kim Ngân (thường gọi là bà Bảy Muôn), người có hơn 40 năm kinh nghiệm làm bánh dân gian ở cồn Sơn cho biết, đám giỗ ở cồn tương tự như đám giỗ ở nhiều địa phương khác của miền Tây.
Theo đó, các con cháu trong gia đình sẽ tụ họp về trước một ngày để gói bánh tét, bánh ít. Trong buổi chiều, cả gia đình và bà con chòm xóm sẽ dùng bữa cơm với các món ăn quen thuộc như cá kho, vịt kho gừng, canh hầm khổ qua, món xào...
Buổi tối, cả dòng họ sẽ quây quần bên nhau để ca hát, cánh đàn ông thường “chén chú, chén anh” nói về việc làm vườn, còn các dì, các mẹ sẽ lên thực đơn để chuẩn bị đi chợ cho ngày mai hoặc tâm sự chuyện con cái.
Bà Bảy Muôn (bìa trái) cùng người thân gói bánh mỗi khi đám giỗ. Ảnh: Tạ Quang.
Bà Bảy Muôn (bìa phải) cắm hoa dâng bàn thờ mỗi ngày giỗ, Tết. Ảnh: Tạ Quang.
Sáng sớm ngày chính giỗ, mâm cúng được bày lên bàn cúng gia tiên với các món ăn cầu kỳ hơn như cà ri, thịt kho hột vịt, cù lao, món xào, bánh tét, bánh ít... Sau đó, bà con sẽ dùng cơm rồi dọn dẹp sân bãi, rửa chén phụ chủ nhà, đến trưa hoặc xế chiều là về.
Bà Bảy Muôn nói thêm, đám giỗ ở đây vui vì không cần mời nhưng bà con cũng nhớ ngày rồi tự tới, mỗi người một tay, một chân làm tiếp, rất thân tình. Hơn nữa, ví dụ chủ nhà ước chừng đãi 5 mâm (bàn), mỗi mâm 10 người thì phải làm đồ ăn cỡ 7 - 8 mâm cho bà, con mang về dùng chiều, tối.
Đám giỗ bên cồn nói riêng hay đám giỗ miền Tây rất đông vui, náo nhiệt. Ảnh: Phong Linh.
“Nói chung đi đám giỗ bên cồn là không có sợ lỗ, mà chỉ có lời, ngoài bánh trái còn lời tình, lời nghĩa. Những năm gần đây, từ khi đón khách du lịch, bên cồn này có đám giỗ là khách cũng hồ hởi, có khi vào hát hò nhảy chung luôn, rất là vui!” - bà Bảy Muôn nói.
“Đám giỗ bên cồn” là một cụm từ gây xôn xao mạng xã hội thời gian gần đây, xuất phát từ những video của nam TikToker Lê Tuấn Khang. Chàng trai 2002 nổi tiếng với các video tình huống hài hước về miền Tây, nổi tiếng nhất là series “Ăn đám giỗ bên cồn”.
Câu nói “Ngày mai đi qua bên cồn ăn đám giỗ” hay “Bà Sáu nhờ chở đi đám giỗ bên cồn” đã trở thành “thương hiệu” của anh, tạo ra trào lưu hài hước gây tò mò trong cộng đồng mạng.
Trên thực tế, “đám giỗ bên cồn” không phải là một sự kiện mà chỉ là một hình ảnh tượng trưng được TikToker này sử dụng để tạo ra những câu chuyện hài hước.
Cồn là cách gọi thân thuộc để chỉ những vùng đất nổi giữa lòng sông, thường xuất hiện ở miền sông nước Nam Bộ. Những cồn đất này có điểm chung là đất đai màu mỡ và tươi tốt, là nơi nông dân trồng rất nhiều loại nông sản ngon. Ở đây, đời sống văn hóa khá dân dã, ẩm thực mộc mạc và khung cảnh bình yên.
Riêng ở TP Cần Thơ có cồn Sơn (thuộc phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 6km. Vùng đất này rộng chưa đến 75 hecta, nằm giữa sông Hậu, bao quanh bốn bề là nước.
Trước kia, người dân nơi đây chủ yếu trồng cây ăn quả, nuôi cá… vì ở tách biệt nên gặp nhiều khó khăn. Những vài năm trở lại, cồn Sơn nổi tiếng về du lịch miệt vườn với nhiều sản phẩm độc đáo, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Bà Phan Kim Ngân (thường gọi là bà Bảy Muôn), người có hơn 40 năm kinh nghiệm làm bánh dân gian ở cồn Sơn cho biết, đám giỗ ở cồn tương tự như đám giỗ ở nhiều địa phương khác của miền Tây.
Theo đó, các con cháu trong gia đình sẽ tụ họp về trước một ngày để gói bánh tét, bánh ít. Trong buổi chiều, cả gia đình và bà con chòm xóm sẽ dùng bữa cơm với các món ăn quen thuộc như cá kho, vịt kho gừng, canh hầm khổ qua, món xào...
Buổi tối, cả dòng họ sẽ quây quần bên nhau để ca hát, cánh đàn ông thường “chén chú, chén anh” nói về việc làm vườn, còn các dì, các mẹ sẽ lên thực đơn để chuẩn bị đi chợ cho ngày mai hoặc tâm sự chuyện con cái.
Sáng sớm ngày chính giỗ, mâm cúng được bày lên bàn cúng gia tiên với các món ăn cầu kỳ hơn như cà ri, thịt kho hột vịt, cù lao, món xào, bánh tét, bánh ít... Sau đó, bà con sẽ dùng cơm rồi dọn dẹp sân bãi, rửa chén phụ chủ nhà, đến trưa hoặc xế chiều là về.
Bà Bảy Muôn nói thêm, đám giỗ ở đây vui vì không cần mời nhưng bà con cũng nhớ ngày rồi tự tới, mỗi người một tay, một chân làm tiếp, rất thân tình. Hơn nữa, ví dụ chủ nhà ước chừng đãi 5 mâm (bàn), mỗi mâm 10 người thì phải làm đồ ăn cỡ 7 - 8 mâm cho bà, con mang về dùng chiều, tối.
“Nói chung đi đám giỗ bên cồn là không có sợ lỗ, mà chỉ có lời, ngoài bánh trái còn lời tình, lời nghĩa. Những năm gần đây, từ khi đón khách du lịch, bên cồn này có đám giỗ là khách cũng hồ hởi, có khi vào hát hò nhảy chung luôn, rất là vui!” - bà Bảy Muôn nói.