Nguyễn May
Well-known member
Khi thế giới thay đổi liên tục và tri thức mở rộng không ngừng, con người phải thường xuyên "xóa" những điều đã biết để đối mặt với điều "tôi không biết".
Đó cũng là kỹ năng được bàn đến trong "Dám nghĩ lại" ("Think Again") - cuốn sách mới nhất của nhà tâm lý học Adam Grant. Tác giả gọi kỹ năng này là suy nghĩ lại, hay tái tư duy: Liên tục cân nhắc, suy xét lại tất cả mọi thứ, đặc biệt là kiến thức, quan điểm và niềm tin của bản thân.
Cuốn sách "Dám nghĩ lại" dẫn dắt bạn đọc khám phá giá trị, ý nghĩa của tái tư duy, cũng như cách khai mở năng lực này trên mọi phương diện: từ bản thân đến người khác và các cộng đồng; hướng đến sự vượt trội trong công việc và sự thông tuệ, mãn nguyện trong đời sống.
Thoát khỏi "vòng lặp cố chấp"
Trong phần đầu tiên của sách, tác giả tập trung khám phá nguyên nhân của những "vòng lặp tư duy cố chấp", hay lý do vì sao chúng ta thường tự đóng khung suy nghĩ của chính mình, trung thành với những hiểu biết, thói quen và niềm tin già cỗi.
Về bản năng, theo Adam, con người thường gán chặt những điều đã biết với cái tôi và căn tính của bản thân. Ta hay kháng cự với việc tái tư duy vì nó khiến ta cảm thấy bản ngã bị lung lay. Điều này dẫn ta sa lầy vào thiên kiến xác nhận (chỉ nhìn thấy những gì mình tin) hoặc thiên kiến mong chờ (chỉ nhìn thấy những gì mình muốn thấy), và thường tự tin quá mức về hiểu biết của mình.
Còn xét rộng hơn, trong bối cảnh xã hội, con người tìm thấy "cảm giác thuộc về" với nhóm người đồng tình với mình, vì thế có xu hướng tiếp tục ở yên trong nhóm đó. Công nghệ cũng góp một phần nguyên do, như Adam Grant chỉ ra: "Bong bóng lọc" là hiện tượng mà mạng xã hội chỉ đề xuất các nội dung phù hợp với mối quan tâm sẵn có của người dùng.
Cứ thế, cuộc sống của chúng ta rất dễ mắc kẹt vào một vòng lặp tư duy cố chấp: Ta tin tưởng quá mức một điều, rồi chỉ nhìn thấy những gì củng cố niềm tin đó, và ta tiếp tục tự phụ, khư khư ôm lấy những quan điểm, niềm tin cũ kỹ, huyễn hoặc.
Trong "Dám nghĩ lại", bằng ngòi bút sắc sảo, hài hước và nồng nhiệt, dẫn chứng từ nhiều nghiên cứu khoa học đáng tin cậy cùng năng lực kể chuyện tuyệt vời, Adam Grant dắt tay độc giả đi qua một hành trình lý thú và nhiều ngạc nhiên, giúp ta chủ động "bẻ gãy" vòng lặp cố chấp và không ngừng kích thích "vòng lặp tái tư duy".
"Nó bắt đầu bằng tâm thế khiêm nhường", Adam viết, "Nhận diện những thiếu sót của bản thân giúp chúng ta mở toang cánh cửa hoài nghi". Khi chất vấn những hiểu biết hiện tại, chúng ta sẽ phát triển óc tò mò, và cuộc hành trình tìm kiếm tri thức đưa chúng ta đến những khám phá mới, rồi nhờ đó ta tiếp tục nuôi dưỡng tính khiêm nhường.
Bạn đọc sẽ khám phá một kho tàng ý tưởng và bí quyết từ "một số người giỏi tư duy nhất trên thế giới", mà chỉ biết một trong số đó thôi cũng giúp ta ngay lập tức cải thiện chất lượng tư duy; trở nên khiêm nhường hơn, hiếu kỳ hơn, thoải mái với sai lầm hơn; cũng như biết cách "cài đặt" năng lực tái tư duy vào cuộc sống hằng ngày.
Tái tư duy trên mọi phương diện
Trong phần tiếp theo của "Dám nghĩ lại", tác giả nói về những kỹ thuật để khai mở năng lực này nơi người khác, đặc biệt là khi bạn phải đối diện với những người có định kiến sâu đậm hay tư tưởng cực đoan. Còn trong phần cuối cùng của tác phẩm, tác giả bàn về cách xây dựng văn hóa tái tư duy trong các tập thể, như trường học và công sở, để tạo nên những cộng đồng có văn hóa học tập suốt đời.
Tác giả kết lại cuốn sách bằng một nội dung đặc biệt thiết thân với nhiều bạn trẻ: Tái tư duy về các lựa chọn học hành, sự nghiệp và các kế hoạch hệ trọng khác trong đời. "Chúng ta không việc gì phải tự trói buộc mình với những hình mẫu cũ kỹ về nơi chúng ta muốn đến hay con người mà ta muốn trở thành", Adam nói. Anh khuyến khích độc giả không khóa chặt hệ thống định hướng cuộc đời mình, mà thay vào đó, thực hiện tái tư duy định kỳ để luôn nhìn thấy những hướng đi rộng mở và linh hoạt.
Tác giả Adam Grant (Ảnh: Firstnews).
Xuyên suốt tác phẩm, Adam Grant cho thấy việc làm chủ nghệ thuật tư duy này có thể giúp bạn đưa ra nhiều lựa chọn thông thái hơn, từ đó thành công hơn trong công việc và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. "Đây là hành trình để bạn học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh và sống với ít tiếc nuối hơn", tác giả viết.
Trong "Dám nghĩ lại", Adam Grant không rao giảng hay cố "đóng khung" quan điểm của người đọc. Tác giả thẳng thắn thừa nhận các sai lầm của mình trong quá khứ, chỉ ra những luận điểm còn không chắc chắn ở hiện tại, và luôn thôi thúc độc giả chất vấn và hoài nghi mọi thứ - kể cả những điều anh nói.
Với một thông điệp cấp thiết cùng lối trình bày cuốn hút khó chối từ, "Dám nghĩ lại" được The Washington Post bình chọn là cuốn sách phi hư cấu hay nhất năm 2021. Sách cũng giữ vị trí top đầu trong nhóm sách Tâm lý học Nhận thức và lọt vào nhiều danh sách bình chọn uy tín, như The New York Times, Wall Street Journal, và Bloomberg. Cuốn sách này cũng nhận được hơn 12 nghìn lượt bình luận cùng mức đánh giá trung bình 4,6/5 sao trên Amazon.
"Adam Grant tin rằng cởi mở trong tư duy là một kỹ năng có thể học đươc. Và không ai có thể dạy bạn kỹ năng vô giá này tốt bằng Adam Grant", đó là lời khen ngợi mà Daniel Kahneman, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế, dành cho tác phẩm.
Đó cũng là kỹ năng được bàn đến trong "Dám nghĩ lại" ("Think Again") - cuốn sách mới nhất của nhà tâm lý học Adam Grant. Tác giả gọi kỹ năng này là suy nghĩ lại, hay tái tư duy: Liên tục cân nhắc, suy xét lại tất cả mọi thứ, đặc biệt là kiến thức, quan điểm và niềm tin của bản thân.
Cuốn sách "Dám nghĩ lại" dẫn dắt bạn đọc khám phá giá trị, ý nghĩa của tái tư duy, cũng như cách khai mở năng lực này trên mọi phương diện: từ bản thân đến người khác và các cộng đồng; hướng đến sự vượt trội trong công việc và sự thông tuệ, mãn nguyện trong đời sống.
Thoát khỏi "vòng lặp cố chấp"
Trong phần đầu tiên của sách, tác giả tập trung khám phá nguyên nhân của những "vòng lặp tư duy cố chấp", hay lý do vì sao chúng ta thường tự đóng khung suy nghĩ của chính mình, trung thành với những hiểu biết, thói quen và niềm tin già cỗi.
Về bản năng, theo Adam, con người thường gán chặt những điều đã biết với cái tôi và căn tính của bản thân. Ta hay kháng cự với việc tái tư duy vì nó khiến ta cảm thấy bản ngã bị lung lay. Điều này dẫn ta sa lầy vào thiên kiến xác nhận (chỉ nhìn thấy những gì mình tin) hoặc thiên kiến mong chờ (chỉ nhìn thấy những gì mình muốn thấy), và thường tự tin quá mức về hiểu biết của mình.
Còn xét rộng hơn, trong bối cảnh xã hội, con người tìm thấy "cảm giác thuộc về" với nhóm người đồng tình với mình, vì thế có xu hướng tiếp tục ở yên trong nhóm đó. Công nghệ cũng góp một phần nguyên do, như Adam Grant chỉ ra: "Bong bóng lọc" là hiện tượng mà mạng xã hội chỉ đề xuất các nội dung phù hợp với mối quan tâm sẵn có của người dùng.
Cứ thế, cuộc sống của chúng ta rất dễ mắc kẹt vào một vòng lặp tư duy cố chấp: Ta tin tưởng quá mức một điều, rồi chỉ nhìn thấy những gì củng cố niềm tin đó, và ta tiếp tục tự phụ, khư khư ôm lấy những quan điểm, niềm tin cũ kỹ, huyễn hoặc.
Trong "Dám nghĩ lại", bằng ngòi bút sắc sảo, hài hước và nồng nhiệt, dẫn chứng từ nhiều nghiên cứu khoa học đáng tin cậy cùng năng lực kể chuyện tuyệt vời, Adam Grant dắt tay độc giả đi qua một hành trình lý thú và nhiều ngạc nhiên, giúp ta chủ động "bẻ gãy" vòng lặp cố chấp và không ngừng kích thích "vòng lặp tái tư duy".
"Nó bắt đầu bằng tâm thế khiêm nhường", Adam viết, "Nhận diện những thiếu sót của bản thân giúp chúng ta mở toang cánh cửa hoài nghi". Khi chất vấn những hiểu biết hiện tại, chúng ta sẽ phát triển óc tò mò, và cuộc hành trình tìm kiếm tri thức đưa chúng ta đến những khám phá mới, rồi nhờ đó ta tiếp tục nuôi dưỡng tính khiêm nhường.
Bạn đọc sẽ khám phá một kho tàng ý tưởng và bí quyết từ "một số người giỏi tư duy nhất trên thế giới", mà chỉ biết một trong số đó thôi cũng giúp ta ngay lập tức cải thiện chất lượng tư duy; trở nên khiêm nhường hơn, hiếu kỳ hơn, thoải mái với sai lầm hơn; cũng như biết cách "cài đặt" năng lực tái tư duy vào cuộc sống hằng ngày.
Tái tư duy trên mọi phương diện
Trong phần tiếp theo của "Dám nghĩ lại", tác giả nói về những kỹ thuật để khai mở năng lực này nơi người khác, đặc biệt là khi bạn phải đối diện với những người có định kiến sâu đậm hay tư tưởng cực đoan. Còn trong phần cuối cùng của tác phẩm, tác giả bàn về cách xây dựng văn hóa tái tư duy trong các tập thể, như trường học và công sở, để tạo nên những cộng đồng có văn hóa học tập suốt đời.
Tác giả kết lại cuốn sách bằng một nội dung đặc biệt thiết thân với nhiều bạn trẻ: Tái tư duy về các lựa chọn học hành, sự nghiệp và các kế hoạch hệ trọng khác trong đời. "Chúng ta không việc gì phải tự trói buộc mình với những hình mẫu cũ kỹ về nơi chúng ta muốn đến hay con người mà ta muốn trở thành", Adam nói. Anh khuyến khích độc giả không khóa chặt hệ thống định hướng cuộc đời mình, mà thay vào đó, thực hiện tái tư duy định kỳ để luôn nhìn thấy những hướng đi rộng mở và linh hoạt.
Tác giả Adam Grant (Ảnh: Firstnews).
Xuyên suốt tác phẩm, Adam Grant cho thấy việc làm chủ nghệ thuật tư duy này có thể giúp bạn đưa ra nhiều lựa chọn thông thái hơn, từ đó thành công hơn trong công việc và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. "Đây là hành trình để bạn học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh và sống với ít tiếc nuối hơn", tác giả viết.
Trong "Dám nghĩ lại", Adam Grant không rao giảng hay cố "đóng khung" quan điểm của người đọc. Tác giả thẳng thắn thừa nhận các sai lầm của mình trong quá khứ, chỉ ra những luận điểm còn không chắc chắn ở hiện tại, và luôn thôi thúc độc giả chất vấn và hoài nghi mọi thứ - kể cả những điều anh nói.
Với một thông điệp cấp thiết cùng lối trình bày cuốn hút khó chối từ, "Dám nghĩ lại" được The Washington Post bình chọn là cuốn sách phi hư cấu hay nhất năm 2021. Sách cũng giữ vị trí top đầu trong nhóm sách Tâm lý học Nhận thức và lọt vào nhiều danh sách bình chọn uy tín, như The New York Times, Wall Street Journal, và Bloomberg. Cuốn sách này cũng nhận được hơn 12 nghìn lượt bình luận cùng mức đánh giá trung bình 4,6/5 sao trên Amazon.
"Adam Grant tin rằng cởi mở trong tư duy là một kỹ năng có thể học đươc. Và không ai có thể dạy bạn kỹ năng vô giá này tốt bằng Adam Grant", đó là lời khen ngợi mà Daniel Kahneman, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế, dành cho tác phẩm.