Dân đảo du lịch ở Tây Ban Nha biểu tình đuổi khách

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Tại đảo Mallorca, Tây Ban Nha, phong trào biểu tình đuổi khách du lịch về nhà ngày càng mạnh mẽ với hàng chục nghìn người địa phương tham gia.

Javier, 51 tuổi, là lãnh đạo của cuộc biểu tình phản đối tình trạng du lịch quá mức ở Mallorca, với hàng chục nghìn người tham gia. Đỉnh điểm là hôm 26/5 khi cảnh sát quốc gia Tây Ban Nha xác nhận khoảng 10.000 người đã tràn xuống đường phố Palma để phản đối du lịch quá mức. Một cuộc biểu tình quy mô nhỏ hơn cũng được thực hiện ở Menorca.

Những người dân giận dữ và giơ cao tấm biển "Du khách về nhà" sau một video của Javier phản đối giá nhà tăng do du lịch gây ra. Javier bất ngờ về tác động của video do mình tạo ra, đồng thời cảnh báo cuộc biểu tình sẽ không chấm dứt tới khi đạt được mong muốn.

Mallorca hay Majorca là một đảo thuộc quần đảo Balearic, nằm trên Địa Trung Hải, có thủ phủ của đảo là Palma. Là một trong những điểm nghỉ dưỡng hàng đầu châu Âu, Mallorca thu hút hơn 4 triệu khách mỗi năm - gấp 10 lần dân số đảo.

Người dân Mallorca biểu tình hôm 26/5. Ảnh: Reuters
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 454.438px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Người dân Mallorca biểu tình hôm 26/5. Ảnh: Reuters

Người dân Mallorca biểu tình hôm 26/5. Ảnh: Reuters

Javier nói cuộc biểu tình sẽ tác động đến nền kinh tế trong thời gian ngắn nhưng đó là cái giá phải trả cho tương lai lâu dài của người dân. Theo ông, khách du lịch khiến giá bất động sản bị thổi phồng và chi phí sinh hoạt tăng cao.

Mallorca Platja Tour, một nhóm biểu tình khác, đang kêu gọi người dân địa phương chiếm giữ các bãi biển suốt mùa hè. Đây là hành động đáp trả phát ngôn của một quan chức địa phương khi ông này nói "người dân đừng mơ được đến các bãi biển vào tháng 7, tháng 8 do hoạt động du lịch".

Tuần trước, nhóm này đã chiếm một bãi biển ở Sa Rapita và họ dự định chiếm Calo des Moro trong thời gian tới. Khi biểu tình qua quảng trường trung tâm, những người này đã hô vang "du khách hãy về nhà" và dùng từ ngữ không thân thiện với khách Bắc Âu trong khi biểu tình.

Người biểu tình sử dụng một số từ ngữ xấu như "guiri" để nhắm vào khách du lịch hôm 27/5. Ảnh: Solarpix
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Người biểu tình sử dụng một số từ ngữ xấu như guiri để nhắm vào khách du lịch hôm 27/5. Ảnh: Solarpix

Người biểu tình sử dụng một số từ ngữ xấu như "guiri" để nhắm vào khách du lịch hôm 27/5. Ảnh: Solarpix

Tuy nhiên, Javier khẳng định các cuộc biểu tình không chống lại khách du lịch. Những người biểu tình chỉ cho rằng mô hình du lịch đại chúng đang ảnh hưởng đến cuộc sống dân bản địa và "không hề bền vững". Javier lập luận mô hình này còn gây hại đến môi trường khi mùa du lịch kéo dài nhiều tháng.

Ông nói thêm hầu hết người địa phương không đủ tiền mua nhà trên đảo do người nước ngoài đã thuê hết. Javier là công nhân với mức lương trung bình khoảng 1.550 euro (hơn 42 triệu đồng) nhưng giá thuê một bất động sản tại Mallorca vào khoảng 1.700 euro mỗi tháng (gần 47 triệu đồng).

"Tình trạng đông đúc hiện nay gây hại cho người dân và cả khách du lịch", ông nói và đặt câu hỏi khách nghĩ gì nếu thấy bãi biển đông kín, đường xá hỏng hóc, máy bay cứ vài phút xuất hiện một lần và tàu du lịch không được kiểm soát.

Theo Javier, sau cùng, người dân địa phương vẫn muốn tiếp đón khách du lịch nhưng dựa trên sự bền vững và chất lượng thay vì số lượng.

Richie Prior, doanh nhân người Anh 57 tuổi, làm việc tại Mallorca 34 năm, nói đồng cảm với người địa phương và thấy rõ hai mặt của câu chuyện. Tuy nhiên, Prior mong mọi người có thể bình tĩnh tìm giải pháp vì khách du lịch rất quan trọng với các doanh nghiệp.

Theo Viện Thống kê quốc gia Tây Ban Nha, vào năm ngoái, quần đảo Balearic là điểm đến được du khách ưa thích thứ hai ở nước này, thu hút 14,4 triệu người, chỉ sau Catalonia, nơi đón tiếp khoảng 18 triệu khách. Theo đơn vị du lịch Exceltur, du lịch tạo ra 45% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cho quần đảo Balearic.
 
Bên trên