Thanh Thúy
Well-known member
Xiaomi, một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đã chính thức dấn thân vào thị trường xe điện. Hình dung về một “sản phẩm đáng mơ ước”, Giám đốc điều hành Xiaomi Lei Jun chia sẻ một cách say mê chiếc xe điện đầu tiên của công ty ông, SU7, suốt 3 giờ đồng hồ tại một sự kiện ở Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 3. Khán giả vỗ tay không ngớt khi giá chiếc xe thể thao này được tiết lộ trên màn hình cùng loạt thông số kỹ thuật khiến các thương hiệu xe ngoại bị bỏ lại phía sau.
Max, mẫu xe cao cấp của dòng SU7, có phạm vi hoạt động 800 km, tốc độ tối đa 265 km/h, tức nhanh hơn các đối thủ như Porsche Taycan và Tesla Model S. Chỉ trong 2,78 giây, chiếc xe đã đạt tốc độ 100 km/h.
SU7 Max cũng có mức giá hấp dẫn là 299.900 nhân dân tệ (41.500 USD), so với 698.900 nhân dân tệ của Tesla và 1.518.000 nhân dân tệ của Porsche. Sau khi công bố mức giá, một số ông lớn cạnh tranh với Xiaomi đã được điểm mặt, trong đó có Giám đốc điều hành NIO William Li và Giám đốc điều hành Li Auto Li Xiang. Sự thất vọng của họ là điều dễ hiểu.
Chỉ khoảng 5 năm sau khi thành lập, Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu, chuyên bán các thiết bị cầm tay có tính năng tương đương iPhone nhưng với mức giá thấp hơn một nửa. Sau đó, vào tháng 3 năm 2021, hãng tuyên bố sẽ chuyển sang kinh doanh xe điện, cam kết chi 10 tỷ USD trong 10 năm cho nghiên cứu và phát triển. Một mẫu xe điện mới đã được cho ra mắt chỉ trong 3 năm, vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ lâu năm lão làng.
Với Lei, Xiaomi sẽ trở thành “một trong 5 thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới trong 15 đến 20 năm nữa”. Chiến lược như sau đã được áp dụng: thu hút những tài xế quan tâm đến hiệu suất tiên tiến, sau đó tiến vào thị trường đại chúng với những chiếc xe rẻ tiền. SU7 nhận được hơn 50.000 đơn đặt hàng trước chỉ sau 27 phút phát hành. Lei cho biết Xiaomi sẽ cung cấp sản phẩm trong tất cả các loại xe điện, đồng thời đang trong quá trình nghiên cứu cho ra mắt nhiều mẫu mã hơn.
“Xiaomi không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô nhưng là bậc thầy về chuỗi cung ứng. Họ tham gia cuộc đua vào thời điểm mọi thứ đã phát triển tương đối ổn định”, một chuyên gia nhận định.
Một phân tích về SU7 cho thấy bên cạnh việc sử dụng một số công nghệ do Tesla và BYD Auto đi tiên phong, Xiaomi đang tìm cách phát triển xe điện hiệu suất cao bằng công nghệ của riêng mình. Động cơ SU7 hoạt động với tốc độ 21.000 vòng/phút, sánh ngang với tốc độ quay nhanh nhất của Tesla. Động cơ được các nhà sản xuất xe điện khác sử dụng thường chỉ hoạt động ở tốc độ khoảng 10.000 vòng/phút.
Trong năm 2027, Xiaomi kỳ vọng sẽ có thể phát triển động cơ 27.200 vòng/phút, thậm chí là 35.000 vòng/phút trong tương lai. Hãng cũng sử dụng công nghệ "cell-to-body", giúp giảm đáng kể số lượng linh kiện và tổng chi phí.
Theo Nikkei, Xiaomi chuyển hướng sang pin Qilin được phát triển bởi Contemporary Amperex Technology (CATL) của Trung Quốc. Về mặt lý thuyết, pin cung cấp phạm vi hoạt động hơn 1.200 km trong một lần sạc, so với phạm vi hoạt động của pin BYD ước tính vào khoảng 1.000 km.
Xiaomi cũng đang cố gắng vượt qua Tesla về công nghệ xe tự lái. Hãng cho biết hiện tại đã có khả năng sản xuất phần mềm tự lái tương tự Tesla, dù tất cả mới chỉ đang dừng ở việc đỗ xe.
Trên thực tế, ông Lei thừa nhận với mức giá Xiaomi bán xe thì công ty không có lãi. Sanshiro Fukao, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Itochu, cho biết: “Có thể Xiaomi sẽ không xem xét kiếm lợi nhuận chỉ từ chiếc xe này”.
Thay vào đó, bằng cách kết hợp hệ điều hành HyperOS vốn được sử dụng trong điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng và thiết bị vào SU7, Xiaomi có thể đang tìm cách kiếm tiền từ hệ sinh thái công nghệ của mình: Cung cấp dịch vụ bằng cách kết nối ô tô với các thiết bị khác.
Như vậy, hoạt động hàng ngày của khách hàng sẽ gắn liền với hệ sinh thái này theo một cách nào đó, thông qua hơn 200 thiết bị, bao gồm cả SU7. EV là trọng tâm để mở rộng phạm vi của Xiaomi. “Xiaomi đang tung ra các dịch vụ mà Apple có thể muốn cung cấp”, ông nói.
Xiaomi có lượng khách hàng lớn sẵn có với tư cách nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu toàn cầu. Theo chuyên gia nghiên cứu IDC của Mỹ, hãng đã xuất xưởng 145 triệu điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào năm ngoái, qua đó trở thành nhà sản xuất lớn số 3, chỉ sau Apple và Samsung Electronics.
Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 12, Xiaomi đạt doanh thu 270,9 tỷ nhân dân tệ (37 tỷ USD). Các nhà phân tích cho rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của Xiaomi là nhờ Mi Fan Club. Triết lý ‘Chỉ dành cho người hâm mộ’ (Just for fan) của Lei đã mang lại cho công ty một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội. Rất nhiều các sự kiện đã được tổ chức nhằm vào bộ phận những người hâm mộ này.
Fan trung thành chính là lực lượng làm marketing cho Xiaomi. Trên cộng đồng online, họ giải thích cho nhau về những ứng dụng, chức năng mới, đồng thời là các tín đồ truyền bá thông tin về các sản phẩm mới của hãng.
“Tham gia cộng đồng Xiaomi khiến tôi có cảm giác mình cũng có thành tựu”, Zhao, một fan của Xiaomi ở tỉnh Cam Túc nói. Là một công nhân làm việc 29 ngày một tháng, nhưng lúc rảnh rỗi, Zhao thường dành 2-3 giờ vào các diễn đàn của Xiaomi và trả lời các câu hỏi của người dùng khác.
“Xiaomi không chỉ đang bán một sản phẩm, mà bán nhu cầu được là một phần của cái gì đó”, Wanqiang Li - Co-founder Xiaomi từng giải thích.
Max, mẫu xe cao cấp của dòng SU7, có phạm vi hoạt động 800 km, tốc độ tối đa 265 km/h, tức nhanh hơn các đối thủ như Porsche Taycan và Tesla Model S. Chỉ trong 2,78 giây, chiếc xe đã đạt tốc độ 100 km/h.
SU7 Max cũng có mức giá hấp dẫn là 299.900 nhân dân tệ (41.500 USD), so với 698.900 nhân dân tệ của Tesla và 1.518.000 nhân dân tệ của Porsche. Sau khi công bố mức giá, một số ông lớn cạnh tranh với Xiaomi đã được điểm mặt, trong đó có Giám đốc điều hành NIO William Li và Giám đốc điều hành Li Auto Li Xiang. Sự thất vọng của họ là điều dễ hiểu.
Chỉ khoảng 5 năm sau khi thành lập, Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu, chuyên bán các thiết bị cầm tay có tính năng tương đương iPhone nhưng với mức giá thấp hơn một nửa. Sau đó, vào tháng 3 năm 2021, hãng tuyên bố sẽ chuyển sang kinh doanh xe điện, cam kết chi 10 tỷ USD trong 10 năm cho nghiên cứu và phát triển. Một mẫu xe điện mới đã được cho ra mắt chỉ trong 3 năm, vượt trội hơn nhiều so với các đối thủ lâu năm lão làng.
Với Lei, Xiaomi sẽ trở thành “một trong 5 thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới trong 15 đến 20 năm nữa”. Chiến lược như sau đã được áp dụng: thu hút những tài xế quan tâm đến hiệu suất tiên tiến, sau đó tiến vào thị trường đại chúng với những chiếc xe rẻ tiền. SU7 nhận được hơn 50.000 đơn đặt hàng trước chỉ sau 27 phút phát hành. Lei cho biết Xiaomi sẽ cung cấp sản phẩm trong tất cả các loại xe điện, đồng thời đang trong quá trình nghiên cứu cho ra mắt nhiều mẫu mã hơn.
“Xiaomi không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ô tô nhưng là bậc thầy về chuỗi cung ứng. Họ tham gia cuộc đua vào thời điểm mọi thứ đã phát triển tương đối ổn định”, một chuyên gia nhận định.
Một phân tích về SU7 cho thấy bên cạnh việc sử dụng một số công nghệ do Tesla và BYD Auto đi tiên phong, Xiaomi đang tìm cách phát triển xe điện hiệu suất cao bằng công nghệ của riêng mình. Động cơ SU7 hoạt động với tốc độ 21.000 vòng/phút, sánh ngang với tốc độ quay nhanh nhất của Tesla. Động cơ được các nhà sản xuất xe điện khác sử dụng thường chỉ hoạt động ở tốc độ khoảng 10.000 vòng/phút.
Trong năm 2027, Xiaomi kỳ vọng sẽ có thể phát triển động cơ 27.200 vòng/phút, thậm chí là 35.000 vòng/phút trong tương lai. Hãng cũng sử dụng công nghệ "cell-to-body", giúp giảm đáng kể số lượng linh kiện và tổng chi phí.
Theo Nikkei, Xiaomi chuyển hướng sang pin Qilin được phát triển bởi Contemporary Amperex Technology (CATL) của Trung Quốc. Về mặt lý thuyết, pin cung cấp phạm vi hoạt động hơn 1.200 km trong một lần sạc, so với phạm vi hoạt động của pin BYD ước tính vào khoảng 1.000 km.
Xiaomi cũng đang cố gắng vượt qua Tesla về công nghệ xe tự lái. Hãng cho biết hiện tại đã có khả năng sản xuất phần mềm tự lái tương tự Tesla, dù tất cả mới chỉ đang dừng ở việc đỗ xe.
Trên thực tế, ông Lei thừa nhận với mức giá Xiaomi bán xe thì công ty không có lãi. Sanshiro Fukao, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Itochu, cho biết: “Có thể Xiaomi sẽ không xem xét kiếm lợi nhuận chỉ từ chiếc xe này”.
Thay vào đó, bằng cách kết hợp hệ điều hành HyperOS vốn được sử dụng trong điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng và thiết bị vào SU7, Xiaomi có thể đang tìm cách kiếm tiền từ hệ sinh thái công nghệ của mình: Cung cấp dịch vụ bằng cách kết nối ô tô với các thiết bị khác.
Như vậy, hoạt động hàng ngày của khách hàng sẽ gắn liền với hệ sinh thái này theo một cách nào đó, thông qua hơn 200 thiết bị, bao gồm cả SU7. EV là trọng tâm để mở rộng phạm vi của Xiaomi. “Xiaomi đang tung ra các dịch vụ mà Apple có thể muốn cung cấp”, ông nói.
Xiaomi có lượng khách hàng lớn sẵn có với tư cách nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu toàn cầu. Theo chuyên gia nghiên cứu IDC của Mỹ, hãng đã xuất xưởng 145 triệu điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào năm ngoái, qua đó trở thành nhà sản xuất lớn số 3, chỉ sau Apple và Samsung Electronics.
Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 12, Xiaomi đạt doanh thu 270,9 tỷ nhân dân tệ (37 tỷ USD). Các nhà phân tích cho rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của Xiaomi là nhờ Mi Fan Club. Triết lý ‘Chỉ dành cho người hâm mộ’ (Just for fan) của Lei đã mang lại cho công ty một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội. Rất nhiều các sự kiện đã được tổ chức nhằm vào bộ phận những người hâm mộ này.
Fan trung thành chính là lực lượng làm marketing cho Xiaomi. Trên cộng đồng online, họ giải thích cho nhau về những ứng dụng, chức năng mới, đồng thời là các tín đồ truyền bá thông tin về các sản phẩm mới của hãng.
“Tham gia cộng đồng Xiaomi khiến tôi có cảm giác mình cũng có thành tựu”, Zhao, một fan của Xiaomi ở tỉnh Cam Túc nói. Là một công nhân làm việc 29 ngày một tháng, nhưng lúc rảnh rỗi, Zhao thường dành 2-3 giờ vào các diễn đàn của Xiaomi và trả lời các câu hỏi của người dùng khác.
“Xiaomi không chỉ đang bán một sản phẩm, mà bán nhu cầu được là một phần của cái gì đó”, Wanqiang Li - Co-founder Xiaomi từng giải thích.