Thanh Thúy
Well-known member
Tiếp nối những mẫu tai nghe có màn hình trên hộp sạc trước đó là JBL Tour Pro 2 và JBL Live Beam 3, JBL lại vừa tiếp tục tung ra phiên bản nâng cấp mới nhất JBL Tour Pro 3 với màn hình trên hộp sạc được cải tiến, đi kèm hàng loạt tính năng mới hiện đại, hứa hẹn tạo ra tiêu chuẩn mới cho các tai nghe TWS tương lai.
Màn hình lớn hơn, mượt hơn
Ở thế hệ trước là Tour Pro 2, JBL từng mang đến một màn hình LED cảm ứng kích thước 1.45 inch khá lớn chiếm gần trọn phần mặt trước của hộp sạc thì giờ đây với Tour Pro 3 chúng ta còn có một màn hình lớn hơn thế với mức nâng cấp là 30% cùng kích thước cụ thể là 1.57 inch. Giao diện màn hình trên Tour Pro 3 đã được tinh chỉnh lại khi hiển thị luôn thông tin thời lượng pin của cả 2 tai nghe trái phải cùng pin của hộp sạc bên cạnh thông tin đồng hồ.
JBL Tour Pro 3 (bên trái) và JBL Tour Pro 2 (bên phải)
Trải nghiệm vuốt chạm trên Tour Pro 3 cũng mượt hơn nhiều so với “đàn anh”. Mỗi lần vuốt chạm là nhận lệnh ngay, không bị hơi lag nhẹ như Tour Pro 2 nữa. Đây là nâng cấp nhỏ nhưng rất hữu ích, ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm sử dụng màn hình cảm ứng của Tour Pro 3.
Đặt hộp sạc của Tour Pro 2 và Tour Pro 3 cạnh nhau, có thể thấy rõ màn hình của bản 3 lớn hơn hẳn về chiều dọc, cho phép hiển thị nhiều nội dung hơn, phông chữ cũng lớn hơn. Tuy nhiên, phần viền đen ở hai bên màn hình của bản 3 lại dày hơn dù viền và nhất là viền dưới đã mỏng hơn đáng kể.
Bản thân hộp sạc của Tour Pro 3 nhỏ hơn một chút so với đời trước dù vẫn hơi cồng kềnh và khá nặng khi so sánh với các tai nghe không có màn hình. Nhưng xét đến những gì hộp sạc của Tour Pro 3 có thể làm được, điều này hoàn toàn xứng đáng.
Hàng tá tính năng mới
Hộp sạc của Tour Pro 3 còn có thêm một lỗ nhỏ bên cạnh cổng sạc USB-C và đây chính là lỗ loa để phục vụ cho tính năng Tìm kiếm hộp sạc (Find my case). Khi được kích hoạt, hộp sạc sẽ liên tục phát ra những tiếng bíp liên hồi với âm lượng khá lớn để bạn dễ dàng tìm kiếm, nhất là khi bỏ quên trong túi quần, túi áo, balo hay để lẫn trong chăn gối.
Với kinh nghiệm từ Tour Pro 2 và Live Beam 3, JBL tiếp tục trang bị cho màn hình của Tour Pro 3 hàng tá tính năng cực kỳ phong phú. Tổng cộng có đến 19 tính năng khác nhau: từ điều khiển nhạc, tinh chỉnh mọi thiết lập trên tai nghe, lựa chọn các chế độ chống ồn chủ động ANC, Xuyên Âm với 2 mức độ khác nhau, chỉnh EQ bên cạnh việc xem được chi tiết thời lượng pin cả 2 bên tai trái phải, pin của hộp sạc hay xem giờ….thậm chí là cài đặt hình nền tùy thích để bạn “tuyên bố chủ quyền” với chiếc tai nghe của mình cũng như tiện “flexing đến hơi thở cuối cùng”. Bạn cũng có thể nhận hay từ chối cuộc gọi, xem tin nhắn và thông báo từ các app theo thời gian thực, đặt báo thức mà không cần mở điện thoại ra.
Các tính năng hữu ích như tự động dừng phát nhạc khi tháo hay đeo tai nghe, tìm kiếm tai nghe nếu chẳng may đánh rơi vào khe kẽ hay túi áo, túi quần, tinh chỉnh độ sáng màn hình, dùng màn hình làm đèn pin cũng có mặt.
Điểm hay khác là giao diện màn hình trên Tour Pro 3 đã hỗ trợ tiếng Việt, giúp việc sử dụng thuận tiện hơn nhiều, không như chiếc Tour Pro 2 chỉ có tiếng Anh và một loạt ngoại ngữ xa lạ khác. Màn hình của Tour Pro 3 cũng đã hỗ trợ thao tác vuốt từ trên xuống để xem thông báo và vuốt từ dưới lên để trở về nhanh chức năng điều khiển nhạc. Màn hình này cũng đã hiển thị được thông tin bài nhạc đang phát dù vẫn còn bị lỗi font khi hiển thị tiếng Việt có dấu.
Các tính năng mới khác là chọn loại núm tai nghe (cao su hoặc bọt biển) do Tour Pro 3 có đi kèm cả một loại nút tai mới bằng bọt biển nữa bên cạnh tới 5 loại nút cao su kích thước khác nhau. Vậy là bạn có tổng cộng tới 6 loại nút tai để lựa chọn.
Gần như mọi tính năng mà mình có thể nghĩ ra thì đều xuất hiện trên màn hình của JBL Tour Pro 3. Màn hình cũng cho độ nét, độ sáng tốt, màu sắc tươi tắn, hiển thị ảnh cá nhân ổn áp, và có thể dùng thoải mái ngoài trời nắng.
Và hộp sạc của Tour Pro 3 thực sự còn là một “con quái vật” khi không chỉ có vai trò sạc hay tích hợp màn hình điều khiển mà nó còn có thể biến thành bộ chuyển đổi cho phép truyền tải âm thanh không dây đến tai nghe từ bất kỳ nguồn có dây AUX, 3.5mm hoặc cáp USB-C, chẳng hạn như TV, hệ thống giải trí tại phòng tập gym hoặc trên máy bay hay các máy tính không có kết nối Bluetooth. Bạn chỉ cần sử dụng một trong hai cáp âm thanh đi kèm theo Tour Pro 3 để kết nối và thưởng thức.
Thậm chí hộp sạc này có hỗ trợ các tính năng Auracast mới nhất, cho phép chia sẻ bài nhạc bạn đang nghe với bất kỳ thiết bị nào gần đó có hỗ trợ Auracast.
Hai codec âm thanh mới, nâng cấp đáng kể chất âm
Với việc bổ sung codec độ phân giải cao LDAC của Sony, Tour Pro 3 có thể truyền phát âm thanh chất lượng cao từ các thiết bị Android tương thích. Trong khi đó, iPhone không hỗ trợ LDAC hoặc bất kỳ codec âm thanh độ phân giải cao nào. Sự khác biệt có thể khá đáng chú ý. AAC, codec mặc định cho iPhone, có xu hướng nhấn mạnh âm trầm và âm cao với cái giá phải trả là chi tiết của âm trung. Với LDAC, âm thanh của Tour Pro 3 thư giãn và cân bằng hơn. Tăng âm lượng cho phép bạn nghe chi tiết hơn mà không làm tăng độ chói.
LDAC không phải là codec độ phân giải cao duy nhất mà JBL tích hợp. Tour Pro 3 cũng tương thích với LC3plus. Đó là codec Bluetooth mới nhất và (ít nhất là trên lý thuyết), nó cung cấp tất cả các lợi ích của LDAC, với độ trễ thấp hơn và hiệu chỉnh lỗi tốt hơn.
Riêng LC3plus không hữu ích lắm. Rất ít điện thoại hiện nay hỗ trợ nó. Tuy nhiên, hộp đựng Tour Pro 3 sử dụng LC3plus khi giao tiếp với tai nghe. Và điều đó có nghĩa là nếu bạn cắm hộp đựng vào máy tính hoặc điện thoại bằng cáp âm thanh đi kèm, bạn sẽ tự động nhận được lợi ích của LC3plus. Tính năng này thậm chí còn hoạt động trên iPhone cũ được trang bị Lightning, nhưng bạn sẽ cần mua cáp OTG Lightning-to-USB-C của riêng mình.
JBL Tour Pro 3 được trang bị driver kép trong mỗi bên tai nghe. Driver balanced armature xử lý các nốt cao với độ rõ nét ấn tượng, trong khi driver dynamic 10mm mang đến âm trầm mạnh mẽ, sạch sẽ và giọng hát sống động hơn. Việc chuyển sang sắp xếp trình điều khiển kép trong Tour Pro 3 đã mang lại cho tai nghe nhét tai này chất lượng âm thanh tinh tế hơn so với các phiên bản trước. Nhưng giống như nhiều cải tiến âm thanh trong các sản phẩm chủ lực, tất cả đều là về sự tinh tế và chi tiết. Nếu bạn đang đi phương tiện công cộng hoặc tập luyện tại phòng tập thể dục, bạn sẽ không nhận thấy nhiều sự khác biệt.
Mục đích của việc sử dụng trình điều khiển động cho tần số trung và thấp và một bộ cân bằng cho tần số cao là để cung cấp cho mỗi dải tần số đường dẫn tín hiệu được tối ưu hóa riêng. Trong trường hợp của Tour Pro 3, điều này liên quan đến bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự (DAC) và bộ khuếch đại — có hai bộ trong mỗi tai nghe.
Ở một vị trí yên tĩnh, bạn có thể nghe thấy độ rõ nét bổ sung mà kiến trúc này mang lại. Điều này dễ nhận thấy nhất ở các bản nhạc kết hợp tiếng bass sâu với giọng hát, như bài Bad Guy của Billie Eilish. Mình có thể nghe thấy lời bài hát thì thầm của Elish nổi lên trên dòng bass mạnh mẽ, thay vì bị dải bass làm nhòe đi.
Ngay khi mở hộp, với bộ cân bằng đã tắt, Tour Pro 3 có âm thanh hơi thiên về âm trầm, còn lại thì khá trung tính. Nếu bạn không thích, các cài đặt trước EQ có sẵn và bộ cân bằng 10 băng tần sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều quyền kiểm soát để cân bằng theo sở thích của bạn. Ngoài ra còn có công cụ điều chỉnh tùy chỉnh Personi-Fi của JBL, công cụ này cố gắng điều chỉnh EQ dựa trên bài kiểm tra thính giác.
Chế độ âm thanh không gian mới, hỗ trợ cả theo dõi đầu
Trên Tour Pro 2, mình nhận thấy rằng cài đặt âm thanh không gian của JBL không gây ấn tượng với mình nhiều bằng việc nghe bản phối nhạc Dolby Atmos Music thực sự từ một dịch vụ như Apple Music. Có lẽ là do thiết lập trình điều khiển mới, nhưng mình đã phải thay đổi suy nghĩ khi dùng Tour Pro 3.
Bật âm thanh không gian bằng chế độ Âm nhạc (khác với Phim hoặc Trò chơi) trên Tour Pro 3 tạo ra âm trường mở rộng đáng kể. Trong một số bản nhạc, như Things Ain't What They Used to Be của Charlie Mingus, chế độ này mang lại cho màn trình diễn sống động hơn hẳn, đồng thời tăng âm trầm một chút cũng như tăng thêm độ cộng hưởng cho phần bass của Mingus.
Tính năng Theo dõi đầu mới trên Tour Pro 3 thực hiện chính xác những gì mình mong đợi, nó giữ các thành phần chính của bài hát cố định trong không gian khi bạn quay đầu sang trái và phải. Nó cũng hoạt động tốt khi xem nội dung video, vì nó giữ giọng nói cố định tại vị trí màn hình thay vì di chuyển theo đầu của bạn.
Điều này có thể rất thú vị khi sử dụng hộp đựng để truyền một nguồn như đầu ra tai nghe của TV, ngoại trừ một điều khó chịu: các điều khiển không gian của hộp đựng bị vô hiệu hóa khi được kết nối với các nguồn có dây. Nếu bạn muốn âm thanh không gian, bạn cần bật nó khi ở chế độ Bluetooth và sau đó chuyển sang nguồn có dây của bạn (và ngược lại). Đáng tiếc là tính năng âm thanh không gian sẽ không tương thích với codec LDAC.
ANC ấn tượng, nhất là khi dùng nút tai bọt biển đi kèm
Khả năng chống ồn chủ động ANC trên JBL Tour Pro 2 đã từng rất tốt với công nghệ True Adaptive Noise Cancelling sử dụng 4 micrô để điều chỉnh mức độ chống ồn theo môi trường xung quanh để mang đến khả năng chống ồn tối ưu hơn. Với JBL Tour Pro 3, ANC tiếp tục được nâng cấp với công nghệ True Adaptive 2.0 kết hợp với nút tai bọt biển thì thực sự đôi lúc mình cảm thấy như người “khiếm thính” luôn vậy.
Thực tế, khi sử dụng với nút tai bọt biển đi kèm, chưa cần bật ANC, Tour Pro 3 đã có thể chống ồn thụ động khá tốt do đặc điểm của loại nút tai này có thể giãn nở linh hoạt, bám khít vào ống tai, gần như bịt kín hoàn toàn lỗ tai của bạn, khả năng tiêu âm cao, ngăn cản được phần lớn tiếng ồn từ môi trường. Dù thế, nút tai bọt biển có độ bền không cao như nút tai cao su thông thường và hầu hết nhà sản xuất cũng khuyến cáo bạn nên thay thế sau khoảng 3 - 4 tháng sử dụng liên tục.
Khi bật ANC kết hợp cùng đệm tai bọt biển, Tour Pro 3 cho hiệu quả chống ồn cực kỳ ấn tượng, loại bỏ được tới 80-90% tiếng ồn xung quanh. Bạn chỉ cần bật nhạc ở mức âm lượng khoảng 30-40% là gần như "cách ly hoàn toàn" với thế giới xung quanh. Mọi tiếng ồn từ động cơ xe, tiếng quạt gió đều dịu hẳn đi và dường như được đẩy ra xa khỏi tai, giảm đáng kể sự xao nhãng khi thưởng thức âm nhạc.
Một cải tiến khác là khả năng xuyên âm khi bạn có thể nghe giọng nói của chính mình rõ hơn khiến tính năng như TalkThru (giảm âm lượng bài hát khi bạn nói chuyện) trở nên hữu ích hơn nhiều.
Nút tai bọt biển mới trên JBL Tour Pro 3
Đặc biệt, Tour Pro 3 còn có tính năng Smart Talk, tự động kích hoạt xuyên âm TalkThru và giảm âm lượng nhạc tối đa khi phát hiện bạn đang nói chuyện, đảm bảo bạn vẫn có thể trò chuyện thuận tiện với mọi người xung quanh mà không cần tháo tai nghe hay kích hoạt xuyên âm thủ công nữa.
Khả năng gọi thoại trên Tour Pro 3 cũng được chú trọng khi JBL trang bị tới 6 micro cho cuộc gọi với thuật toán JBL Crystal AI. Trong đó, hai micrô beamforming bên ngoài trên mỗi tai nghe, được hỗ trợ bởi thuật toán JBL Crystal AI, thu giọng nói của bạn và truyền tải rõ ràng nhất có thể, trong khi một micrô bên trong cách ly tiếng ồn. Thiết kế chống gió đảm bảo những người bạn đang nói chuyện sẽ không nghe thấy tiếng ồn, ngay cả khi bạn đang ở ngoài trời vào một ngày lộng gió.
Bộ chỉnh âm cuộc gọi giúp bạn kiểm soát chính xác âm thanh của mình với người khác và cách bạn muốn nghe thấy họ. Bộ tối ưu hóa mức âm thanh giúp bạn giảm âm lượng của người nói lớn hoặc tăng âm lượng của người nói nhỏ. JBL Tour Pro 3 cũng được chứng nhận tối ưu cho các cuộc gọi qua Zoom.
Thời lượng pin vẫn hết sức “trâu bò”
Hộp sạc lớn mang lại cho Tour Pro 3 sức bền tuyệt vời về thời lượng pin, với ba lần sạc đầy cho tai nghe. Khi sử dụng ANC, JBL cho biết bạn sẽ có thời gian phát nhạc cho riêng tai nghe lên đến 8 giờ, và lên đến 11 giờ khi tắt ANC. Điều đó có nghĩa là tổng thời gian sử dụng tai nghe + hộp sạc là từ 32 đến 44 giờ, đủ dùng ngay cả đối với những chuyến bay dài nhất. Tai nghe cũng hỗ trợ sạc nhanh, chỉ cần 10 phút sạc là bạn đã có thể nghe nhạc tới 3 giờ. Hộp sạc vẫn hỗ trợ công nghệ sạc không dây tiện lợi.
Thực tế, khi mình bật ANC thích ứng và để ở mức âm lượng 40%, thời lượng pin của Tour Pro 3 được khoảng 7,5 giờ, khá ấn tượng. Đây là mức thời lượng pin rất tốt, đủ để sử dụng gần như trọn cả một ngày làm việc và nếu sử dụng ít hơn, phải vài ngày mới cần sạc lại. Còn khi tắt ANC thì Tour Pro 3 cũng trụ được tới 10,5 giờ, sát với mức JBL công bố.
Việc tích hợp hộp sạc lên màn hình không hề ảnh hưởng nhiều đến thời lượng pin do thực tế là chúng ta cũng chỉ tương tác thời gian ngắn với màn hình này mà thôi, không sử dụng nhiều như màn hình smartwatch hay smartband.
Thời gian sạc đầy pin qua cổng Type C với củ sạc 15W mất khoảng 2 tiếng. Khi sạc bằng sạc không dây chuẩn Qi công suất 10W, mất khoảng 3 tiếng để đầy pin.
JBL không đưa ra con số riêng về thời lượng pin khi sử dụng hộp đựng như một máy phát bằng cáp đi kèm, nhưng kết quả có thể ngược lại: tai nghe có thể tiêu thụ ít pin hơn vì codec LC3plus rất tiết kiệm điện, nhưng hộp đựng có thể tiêu thụ nhiều pin hơn vì nó được yêu cầu gửi và nhận tín hiệu âm thanh, một nhiệm vụ thường do điện thoại xử lý.
Điều chắc chắn là codec LDAC luôn làm giảm tuổi thọ pin, đôi khi lên tới 2 đến 3 giờ, vì nó rất tốn điện khi so sánh với các codec khác do phải truyền lượng lớn dữ liệu liên tục và bản thân JBL cũng cảnh báo điều này.
Tổng kết
Chắc chắn, mức giá khoảng 6 triệu đồng của JBL Tour Pro 3 không hề rẻ chút nào xét đến những tính năng mà tai nghe này mang đến khiến nó trở thành một sản phẩm thực sự xứng đáng. Tour Pro 3 đã đạt được tất cả các khía cạnh quan trọng như chất lượng âm thanh, chống ồn, chất lượng cuộc gọi và thời lượng pin, và sau đó còn tiến xa hơn nữa với một loạt các tính năng hữu ích như kết nối nguồn có dây của hộp đựng, cộng với hỗ trợ Auracast.
Nếu có nhược điểm nào đối với Tour Pro 3, thì đó có lẽ đến từ chính số lượng tính năng đồ sộ của nó. Ứng dụng (và hộp đựng thông minh) có số lượng cài đặt và tính năng chóng mặt, điều này có thể khiến một số người nản lòng. Và thao tác điều khiển trên tai nghe vẫn chưa hỗ trợ thao tác vuốt để thay đổi âm lượng.
JBL Tour Pro 3 không dành cho tất cả mọi người, nhưng nếu bạn thích những gì tốt nhất, mới nhất, xịn nhất trên một chiếc tai nghe True Wireless thì chắc chắn đây là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn.
Màn hình lớn hơn, mượt hơn
Ở thế hệ trước là Tour Pro 2, JBL từng mang đến một màn hình LED cảm ứng kích thước 1.45 inch khá lớn chiếm gần trọn phần mặt trước của hộp sạc thì giờ đây với Tour Pro 3 chúng ta còn có một màn hình lớn hơn thế với mức nâng cấp là 30% cùng kích thước cụ thể là 1.57 inch. Giao diện màn hình trên Tour Pro 3 đã được tinh chỉnh lại khi hiển thị luôn thông tin thời lượng pin của cả 2 tai nghe trái phải cùng pin của hộp sạc bên cạnh thông tin đồng hồ.
JBL Tour Pro 3 (bên trái) và JBL Tour Pro 2 (bên phải)
Trải nghiệm vuốt chạm trên Tour Pro 3 cũng mượt hơn nhiều so với “đàn anh”. Mỗi lần vuốt chạm là nhận lệnh ngay, không bị hơi lag nhẹ như Tour Pro 2 nữa. Đây là nâng cấp nhỏ nhưng rất hữu ích, ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm sử dụng màn hình cảm ứng của Tour Pro 3.
Đặt hộp sạc của Tour Pro 2 và Tour Pro 3 cạnh nhau, có thể thấy rõ màn hình của bản 3 lớn hơn hẳn về chiều dọc, cho phép hiển thị nhiều nội dung hơn, phông chữ cũng lớn hơn. Tuy nhiên, phần viền đen ở hai bên màn hình của bản 3 lại dày hơn dù viền và nhất là viền dưới đã mỏng hơn đáng kể.
Bản thân hộp sạc của Tour Pro 3 nhỏ hơn một chút so với đời trước dù vẫn hơi cồng kềnh và khá nặng khi so sánh với các tai nghe không có màn hình. Nhưng xét đến những gì hộp sạc của Tour Pro 3 có thể làm được, điều này hoàn toàn xứng đáng.
Hàng tá tính năng mới
Hộp sạc của Tour Pro 3 còn có thêm một lỗ nhỏ bên cạnh cổng sạc USB-C và đây chính là lỗ loa để phục vụ cho tính năng Tìm kiếm hộp sạc (Find my case). Khi được kích hoạt, hộp sạc sẽ liên tục phát ra những tiếng bíp liên hồi với âm lượng khá lớn để bạn dễ dàng tìm kiếm, nhất là khi bỏ quên trong túi quần, túi áo, balo hay để lẫn trong chăn gối.
Với kinh nghiệm từ Tour Pro 2 và Live Beam 3, JBL tiếp tục trang bị cho màn hình của Tour Pro 3 hàng tá tính năng cực kỳ phong phú. Tổng cộng có đến 19 tính năng khác nhau: từ điều khiển nhạc, tinh chỉnh mọi thiết lập trên tai nghe, lựa chọn các chế độ chống ồn chủ động ANC, Xuyên Âm với 2 mức độ khác nhau, chỉnh EQ bên cạnh việc xem được chi tiết thời lượng pin cả 2 bên tai trái phải, pin của hộp sạc hay xem giờ….thậm chí là cài đặt hình nền tùy thích để bạn “tuyên bố chủ quyền” với chiếc tai nghe của mình cũng như tiện “flexing đến hơi thở cuối cùng”. Bạn cũng có thể nhận hay từ chối cuộc gọi, xem tin nhắn và thông báo từ các app theo thời gian thực, đặt báo thức mà không cần mở điện thoại ra.
Các tính năng hữu ích như tự động dừng phát nhạc khi tháo hay đeo tai nghe, tìm kiếm tai nghe nếu chẳng may đánh rơi vào khe kẽ hay túi áo, túi quần, tinh chỉnh độ sáng màn hình, dùng màn hình làm đèn pin cũng có mặt.
Điểm hay khác là giao diện màn hình trên Tour Pro 3 đã hỗ trợ tiếng Việt, giúp việc sử dụng thuận tiện hơn nhiều, không như chiếc Tour Pro 2 chỉ có tiếng Anh và một loạt ngoại ngữ xa lạ khác. Màn hình của Tour Pro 3 cũng đã hỗ trợ thao tác vuốt từ trên xuống để xem thông báo và vuốt từ dưới lên để trở về nhanh chức năng điều khiển nhạc. Màn hình này cũng đã hiển thị được thông tin bài nhạc đang phát dù vẫn còn bị lỗi font khi hiển thị tiếng Việt có dấu.
Các tính năng mới khác là chọn loại núm tai nghe (cao su hoặc bọt biển) do Tour Pro 3 có đi kèm cả một loại nút tai mới bằng bọt biển nữa bên cạnh tới 5 loại nút cao su kích thước khác nhau. Vậy là bạn có tổng cộng tới 6 loại nút tai để lựa chọn.
Gần như mọi tính năng mà mình có thể nghĩ ra thì đều xuất hiện trên màn hình của JBL Tour Pro 3. Màn hình cũng cho độ nét, độ sáng tốt, màu sắc tươi tắn, hiển thị ảnh cá nhân ổn áp, và có thể dùng thoải mái ngoài trời nắng.
Và hộp sạc của Tour Pro 3 thực sự còn là một “con quái vật” khi không chỉ có vai trò sạc hay tích hợp màn hình điều khiển mà nó còn có thể biến thành bộ chuyển đổi cho phép truyền tải âm thanh không dây đến tai nghe từ bất kỳ nguồn có dây AUX, 3.5mm hoặc cáp USB-C, chẳng hạn như TV, hệ thống giải trí tại phòng tập gym hoặc trên máy bay hay các máy tính không có kết nối Bluetooth. Bạn chỉ cần sử dụng một trong hai cáp âm thanh đi kèm theo Tour Pro 3 để kết nối và thưởng thức.
Thậm chí hộp sạc này có hỗ trợ các tính năng Auracast mới nhất, cho phép chia sẻ bài nhạc bạn đang nghe với bất kỳ thiết bị nào gần đó có hỗ trợ Auracast.
Hai codec âm thanh mới, nâng cấp đáng kể chất âm
Với việc bổ sung codec độ phân giải cao LDAC của Sony, Tour Pro 3 có thể truyền phát âm thanh chất lượng cao từ các thiết bị Android tương thích. Trong khi đó, iPhone không hỗ trợ LDAC hoặc bất kỳ codec âm thanh độ phân giải cao nào. Sự khác biệt có thể khá đáng chú ý. AAC, codec mặc định cho iPhone, có xu hướng nhấn mạnh âm trầm và âm cao với cái giá phải trả là chi tiết của âm trung. Với LDAC, âm thanh của Tour Pro 3 thư giãn và cân bằng hơn. Tăng âm lượng cho phép bạn nghe chi tiết hơn mà không làm tăng độ chói.
LDAC không phải là codec độ phân giải cao duy nhất mà JBL tích hợp. Tour Pro 3 cũng tương thích với LC3plus. Đó là codec Bluetooth mới nhất và (ít nhất là trên lý thuyết), nó cung cấp tất cả các lợi ích của LDAC, với độ trễ thấp hơn và hiệu chỉnh lỗi tốt hơn.
Riêng LC3plus không hữu ích lắm. Rất ít điện thoại hiện nay hỗ trợ nó. Tuy nhiên, hộp đựng Tour Pro 3 sử dụng LC3plus khi giao tiếp với tai nghe. Và điều đó có nghĩa là nếu bạn cắm hộp đựng vào máy tính hoặc điện thoại bằng cáp âm thanh đi kèm, bạn sẽ tự động nhận được lợi ích của LC3plus. Tính năng này thậm chí còn hoạt động trên iPhone cũ được trang bị Lightning, nhưng bạn sẽ cần mua cáp OTG Lightning-to-USB-C của riêng mình.
JBL Tour Pro 3 được trang bị driver kép trong mỗi bên tai nghe. Driver balanced armature xử lý các nốt cao với độ rõ nét ấn tượng, trong khi driver dynamic 10mm mang đến âm trầm mạnh mẽ, sạch sẽ và giọng hát sống động hơn. Việc chuyển sang sắp xếp trình điều khiển kép trong Tour Pro 3 đã mang lại cho tai nghe nhét tai này chất lượng âm thanh tinh tế hơn so với các phiên bản trước. Nhưng giống như nhiều cải tiến âm thanh trong các sản phẩm chủ lực, tất cả đều là về sự tinh tế và chi tiết. Nếu bạn đang đi phương tiện công cộng hoặc tập luyện tại phòng tập thể dục, bạn sẽ không nhận thấy nhiều sự khác biệt.
Mục đích của việc sử dụng trình điều khiển động cho tần số trung và thấp và một bộ cân bằng cho tần số cao là để cung cấp cho mỗi dải tần số đường dẫn tín hiệu được tối ưu hóa riêng. Trong trường hợp của Tour Pro 3, điều này liên quan đến bộ chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự (DAC) và bộ khuếch đại — có hai bộ trong mỗi tai nghe.
Ở một vị trí yên tĩnh, bạn có thể nghe thấy độ rõ nét bổ sung mà kiến trúc này mang lại. Điều này dễ nhận thấy nhất ở các bản nhạc kết hợp tiếng bass sâu với giọng hát, như bài Bad Guy của Billie Eilish. Mình có thể nghe thấy lời bài hát thì thầm của Elish nổi lên trên dòng bass mạnh mẽ, thay vì bị dải bass làm nhòe đi.
Ngay khi mở hộp, với bộ cân bằng đã tắt, Tour Pro 3 có âm thanh hơi thiên về âm trầm, còn lại thì khá trung tính. Nếu bạn không thích, các cài đặt trước EQ có sẵn và bộ cân bằng 10 băng tần sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều quyền kiểm soát để cân bằng theo sở thích của bạn. Ngoài ra còn có công cụ điều chỉnh tùy chỉnh Personi-Fi của JBL, công cụ này cố gắng điều chỉnh EQ dựa trên bài kiểm tra thính giác.
Chế độ âm thanh không gian mới, hỗ trợ cả theo dõi đầu
Trên Tour Pro 2, mình nhận thấy rằng cài đặt âm thanh không gian của JBL không gây ấn tượng với mình nhiều bằng việc nghe bản phối nhạc Dolby Atmos Music thực sự từ một dịch vụ như Apple Music. Có lẽ là do thiết lập trình điều khiển mới, nhưng mình đã phải thay đổi suy nghĩ khi dùng Tour Pro 3.
Bật âm thanh không gian bằng chế độ Âm nhạc (khác với Phim hoặc Trò chơi) trên Tour Pro 3 tạo ra âm trường mở rộng đáng kể. Trong một số bản nhạc, như Things Ain't What They Used to Be của Charlie Mingus, chế độ này mang lại cho màn trình diễn sống động hơn hẳn, đồng thời tăng âm trầm một chút cũng như tăng thêm độ cộng hưởng cho phần bass của Mingus.
Tính năng Theo dõi đầu mới trên Tour Pro 3 thực hiện chính xác những gì mình mong đợi, nó giữ các thành phần chính của bài hát cố định trong không gian khi bạn quay đầu sang trái và phải. Nó cũng hoạt động tốt khi xem nội dung video, vì nó giữ giọng nói cố định tại vị trí màn hình thay vì di chuyển theo đầu của bạn.
Điều này có thể rất thú vị khi sử dụng hộp đựng để truyền một nguồn như đầu ra tai nghe của TV, ngoại trừ một điều khó chịu: các điều khiển không gian của hộp đựng bị vô hiệu hóa khi được kết nối với các nguồn có dây. Nếu bạn muốn âm thanh không gian, bạn cần bật nó khi ở chế độ Bluetooth và sau đó chuyển sang nguồn có dây của bạn (và ngược lại). Đáng tiếc là tính năng âm thanh không gian sẽ không tương thích với codec LDAC.
ANC ấn tượng, nhất là khi dùng nút tai bọt biển đi kèm
Khả năng chống ồn chủ động ANC trên JBL Tour Pro 2 đã từng rất tốt với công nghệ True Adaptive Noise Cancelling sử dụng 4 micrô để điều chỉnh mức độ chống ồn theo môi trường xung quanh để mang đến khả năng chống ồn tối ưu hơn. Với JBL Tour Pro 3, ANC tiếp tục được nâng cấp với công nghệ True Adaptive 2.0 kết hợp với nút tai bọt biển thì thực sự đôi lúc mình cảm thấy như người “khiếm thính” luôn vậy.
Thực tế, khi sử dụng với nút tai bọt biển đi kèm, chưa cần bật ANC, Tour Pro 3 đã có thể chống ồn thụ động khá tốt do đặc điểm của loại nút tai này có thể giãn nở linh hoạt, bám khít vào ống tai, gần như bịt kín hoàn toàn lỗ tai của bạn, khả năng tiêu âm cao, ngăn cản được phần lớn tiếng ồn từ môi trường. Dù thế, nút tai bọt biển có độ bền không cao như nút tai cao su thông thường và hầu hết nhà sản xuất cũng khuyến cáo bạn nên thay thế sau khoảng 3 - 4 tháng sử dụng liên tục.
Khi bật ANC kết hợp cùng đệm tai bọt biển, Tour Pro 3 cho hiệu quả chống ồn cực kỳ ấn tượng, loại bỏ được tới 80-90% tiếng ồn xung quanh. Bạn chỉ cần bật nhạc ở mức âm lượng khoảng 30-40% là gần như "cách ly hoàn toàn" với thế giới xung quanh. Mọi tiếng ồn từ động cơ xe, tiếng quạt gió đều dịu hẳn đi và dường như được đẩy ra xa khỏi tai, giảm đáng kể sự xao nhãng khi thưởng thức âm nhạc.
Một cải tiến khác là khả năng xuyên âm khi bạn có thể nghe giọng nói của chính mình rõ hơn khiến tính năng như TalkThru (giảm âm lượng bài hát khi bạn nói chuyện) trở nên hữu ích hơn nhiều.
Nút tai bọt biển mới trên JBL Tour Pro 3
Đặc biệt, Tour Pro 3 còn có tính năng Smart Talk, tự động kích hoạt xuyên âm TalkThru và giảm âm lượng nhạc tối đa khi phát hiện bạn đang nói chuyện, đảm bảo bạn vẫn có thể trò chuyện thuận tiện với mọi người xung quanh mà không cần tháo tai nghe hay kích hoạt xuyên âm thủ công nữa.
Khả năng gọi thoại trên Tour Pro 3 cũng được chú trọng khi JBL trang bị tới 6 micro cho cuộc gọi với thuật toán JBL Crystal AI. Trong đó, hai micrô beamforming bên ngoài trên mỗi tai nghe, được hỗ trợ bởi thuật toán JBL Crystal AI, thu giọng nói của bạn và truyền tải rõ ràng nhất có thể, trong khi một micrô bên trong cách ly tiếng ồn. Thiết kế chống gió đảm bảo những người bạn đang nói chuyện sẽ không nghe thấy tiếng ồn, ngay cả khi bạn đang ở ngoài trời vào một ngày lộng gió.
Bộ chỉnh âm cuộc gọi giúp bạn kiểm soát chính xác âm thanh của mình với người khác và cách bạn muốn nghe thấy họ. Bộ tối ưu hóa mức âm thanh giúp bạn giảm âm lượng của người nói lớn hoặc tăng âm lượng của người nói nhỏ. JBL Tour Pro 3 cũng được chứng nhận tối ưu cho các cuộc gọi qua Zoom.
Thời lượng pin vẫn hết sức “trâu bò”
Hộp sạc lớn mang lại cho Tour Pro 3 sức bền tuyệt vời về thời lượng pin, với ba lần sạc đầy cho tai nghe. Khi sử dụng ANC, JBL cho biết bạn sẽ có thời gian phát nhạc cho riêng tai nghe lên đến 8 giờ, và lên đến 11 giờ khi tắt ANC. Điều đó có nghĩa là tổng thời gian sử dụng tai nghe + hộp sạc là từ 32 đến 44 giờ, đủ dùng ngay cả đối với những chuyến bay dài nhất. Tai nghe cũng hỗ trợ sạc nhanh, chỉ cần 10 phút sạc là bạn đã có thể nghe nhạc tới 3 giờ. Hộp sạc vẫn hỗ trợ công nghệ sạc không dây tiện lợi.
Thực tế, khi mình bật ANC thích ứng và để ở mức âm lượng 40%, thời lượng pin của Tour Pro 3 được khoảng 7,5 giờ, khá ấn tượng. Đây là mức thời lượng pin rất tốt, đủ để sử dụng gần như trọn cả một ngày làm việc và nếu sử dụng ít hơn, phải vài ngày mới cần sạc lại. Còn khi tắt ANC thì Tour Pro 3 cũng trụ được tới 10,5 giờ, sát với mức JBL công bố.
Việc tích hợp hộp sạc lên màn hình không hề ảnh hưởng nhiều đến thời lượng pin do thực tế là chúng ta cũng chỉ tương tác thời gian ngắn với màn hình này mà thôi, không sử dụng nhiều như màn hình smartwatch hay smartband.
Thời gian sạc đầy pin qua cổng Type C với củ sạc 15W mất khoảng 2 tiếng. Khi sạc bằng sạc không dây chuẩn Qi công suất 10W, mất khoảng 3 tiếng để đầy pin.
JBL không đưa ra con số riêng về thời lượng pin khi sử dụng hộp đựng như một máy phát bằng cáp đi kèm, nhưng kết quả có thể ngược lại: tai nghe có thể tiêu thụ ít pin hơn vì codec LC3plus rất tiết kiệm điện, nhưng hộp đựng có thể tiêu thụ nhiều pin hơn vì nó được yêu cầu gửi và nhận tín hiệu âm thanh, một nhiệm vụ thường do điện thoại xử lý.
Điều chắc chắn là codec LDAC luôn làm giảm tuổi thọ pin, đôi khi lên tới 2 đến 3 giờ, vì nó rất tốn điện khi so sánh với các codec khác do phải truyền lượng lớn dữ liệu liên tục và bản thân JBL cũng cảnh báo điều này.
Tổng kết
Chắc chắn, mức giá khoảng 6 triệu đồng của JBL Tour Pro 3 không hề rẻ chút nào xét đến những tính năng mà tai nghe này mang đến khiến nó trở thành một sản phẩm thực sự xứng đáng. Tour Pro 3 đã đạt được tất cả các khía cạnh quan trọng như chất lượng âm thanh, chống ồn, chất lượng cuộc gọi và thời lượng pin, và sau đó còn tiến xa hơn nữa với một loạt các tính năng hữu ích như kết nối nguồn có dây của hộp đựng, cộng với hỗ trợ Auracast.
Nếu có nhược điểm nào đối với Tour Pro 3, thì đó có lẽ đến từ chính số lượng tính năng đồ sộ của nó. Ứng dụng (và hộp đựng thông minh) có số lượng cài đặt và tính năng chóng mặt, điều này có thể khiến một số người nản lòng. Và thao tác điều khiển trên tai nghe vẫn chưa hỗ trợ thao tác vuốt để thay đổi âm lượng.
JBL Tour Pro 3 không dành cho tất cả mọi người, nhưng nếu bạn thích những gì tốt nhất, mới nhất, xịn nhất trên một chiếc tai nghe True Wireless thì chắc chắn đây là lựa chọn không thể tuyệt vời hơn.