Thanh Tuấn
Well-known member
Trong sự kiện ra mắt dải sản phẩm MIX Fold 4 và MIX Flip tại Trung Quốc hồi tháng 7, Xiaomi cũng giới thiệu cả chiếc tai nghe Xiaomi Buds 5 mới nhất. Sản phẩm này nổi bật với thiết kế sang trọng và đi kèm với loạt công nghệ cao cấp, bao gồm Qualcomm aptX Lossless, đạt chuẩn Hi-Res Audio, chất âm được tinh chỉnh bởi HARMAN và Âm thanh nổi, có theo dõi chuyển động đầu.
Vừa qua, Xiaomi cũng mang chiếc tai nghe này đến thị trường quốc tế và mới bán chính hãng tại Việt Nam với giá niêm yết là 2,49 triệu đồng. Đặc biệt, mặc dù không có eartips, nhưng chiếc tai nghe này cũng có tính năng chống ồn chủ động, tương tự như mẫu AirPods 4 phiên bản ANC mà Apple đã giới thiệu cách đây 1 tháng. Vậy trải nghiệm thực tế Xiaomi Buds 5 sẽ như thế nào? Chất âm và cảm giác đeo của chiếc tai nghe này có tốt không?
Thiết kế đẹp, gia công tốt
Giống như các sản phẩm gần đây của Xiaomi, mẫu tai nghe mới nhất này cũng có phiên bản màu titan nhìn rất cao cấp. Trên thực tế, phần hộp sạc của Xiaomi Buds 5 được cấu thành từ nhựa với thiết kế hai phần đối lập: phần nắp mở được làm bóng bẩy tạo cảm giác cao cấp, trong khi phần phía dưới được làm nhám mờ.
Thiết kế này tuy đẹp nhưng lại dễ bám mồ hôi và dấu vân tay trên phần nắp, đòi hỏi người dùng phải lau chùi thường xuyên. Bên cạnh đó, phần nắp bóng cũng dễ lộ rõ vết xước nếu va quệt với vật sắc nhọn. Đây có lẽ là điểm trừ nho nhỏ mà người dùng phải đánh đổi để có được thiết kế sang trọng và hiện đại.
Nếu bỏ qua một số nhược điểm nhỏ về chất liệu, phần hộp sạc của Xiaomi Buds 5 thực sự không có gì để phàn nàn về độ hoàn thiện. Bản lề rất chắc chắn, cho cảm giác đóng mở đầm tay và nam châm hút tai nghe vào hộp cũng rất mạnh, đảm bảo tai nghe được giữ cố định và sạc pin ổn định.
Chuyển sang tai nghe, Xiaomi Buds 5 vẫn giữ nguyên thiết kế earbuds như thế hệ tiền nhiệm. Quá trình sử dụng thực tế cho thấy, cảm giác đeo của chiếc tai nghe này rất chắc chắn và thoải mái. Theo công bố từ hãng, khối lượng của mỗi bên tai nghe là chỉ 4,2 gram. Ngoài ra, Xiaomi Buds 5 cũng đạt chuẩn kháng nước và kháng bụi IP54, giúp người dùng yên tâm nếu chẳng may tai nghe dính mồ hôi hoặc nước nhẹ.
Chất âm của Xiaomi Buds 5
Như đã đề cập ở đầu bài viết, Xiaomi Buds 5 sở hữu khá nhiều tiêu chuẩn cao cấp như Qualcomm® aptX™ Lossless, chứng nhận Hi-Res Audio Wireless và chất âm được tinh chỉnh bởi thương hiệu âm thanh nổi tiếng Harman Kardon.
Chất âm của Xiaomi Buds 5 tập trung vào dải treble, tái tạo âm cao rõ ràng, trong khi dải mid và bass vẫn được thể hiện đầy đủ. Điển hình là với Addicted to You của Avicii, Xiaomi Buds 5 thể hiện tốt ở cả toàn bài, giọng ca sĩ ấm và không bị lấn áp bởi dải bass. Trong khi đó, với bản remix In Your Eyes của The Weeknd cùng Kenny G, tiếng kèn ở cuối bài được tái tạo rất tốt, không hề bị chói gắt so với chiếc SoundPEATS Capsule3 Pro mà mình đang sử dụng.
Khi thiết lập, Xiaomi Buds 5 sẽ có bộ EQ mặc định là Harman AudioEFX. Bộ EQ này sẽ tập trung vào dải trầm, tạo nên âm thanh ấm áp, phù hợp với những người yêu thích âm bass. Điểm cộng của mẫu tai nghe này là người dùng có thể tùy chỉnh âm thanh với bộ cân bằng và nhiều tùy chọn EQ khác nhau để phù hợp với sở thích cá nhân.
Ngoài ra, chất lượng âm thanh của Xiaomi Buds 5 cũng được các chuyên trang như Notebookcheck, Techradar đánh giá rất cao so với mức giá, âm thanh chi tiết, rõ ràng, không bị méo tiếng. Tuy nhiên, điểm hạn chế của chiếc tai nghe này là âm thanh phụ thuộc khá nhiều vào độ fit tai. Nếu tai nghe không được đeo vừa khít, chất lượng âm thanh sẽ bị giảm sút.
Khả năng chống ồn và ứng dụng kết nối
Xiaomi Buds 5 được trang bị khả năng chống ồn chủ động (ANC) với hai chế độ Cân bằng và Sâu, cùng chế độ tự động điều chỉnh dựa trên môi trường xung quanh. Tuy nhiên, khả năng chống ồn chưa thực sự ấn tượng, chỉ giảm thiểu phần nào tiếng ồn chứ không triệt tiêu hoàn toàn. Ngoài ra, thiết kế dạng earbuds, không đi kèm với eartips silicon, cũng không hỗ trợ cách âm thụ động tốt. Trong quá trình sử dụng, mình thường chỉnh mức âm lượng lên khoảng 80% để triệt tiêu toàn bộ tiếng ồn.
Ngoài ra, ứng dụng Xiaomi Earbuds đi kèm với tai nghe còn thường xuyên gặp lỗi kết nối, gây khó chịu cho người dùng. Được biết, tình trạng này khá phổ biến, nhưng Xiaomi vẫn chưa tung ra các bản cập nhật để khắc phục lỗi. Bên trong, ứng dụng cung cấp đầy đủ các tùy chỉnh cơ bản như điều khiển cảm ứng, phát hiện đeo tai nghe, kết nối hai thiết bị, kiểm tra pin, thay đổi chế độ ANC và tìm tai nghe thất lạc.
Tính năng âm thanh nổi ba chiều trên Xiaomi Buds 5 cũng hoạt động tương đối ổn. Khi kích hoạt, mình có thể cảm nhận được tiếng vang khi xem video và nghe nhạc. Hơn nữa, tính năng này cũng hỗ trợ theo dõi chuyển động đầu, nhằm cải thiện trải nghiệm của người dùng mỗi khi nghiêng, hoặc lắc đầu. Tuy nhiên, tính năng âm thanh nổi trên chiếc tai nghe này chỉ phù hợp khi xem các bộ phim bom tấn, có nhiều tiếng nổ. Nếu để nghe nhạc đơn thuần thì rất tệ bởi giọng hát của ca sĩ bị biến đổi quá nhiều.
Thời lượng pin và cử chỉ điều khiển
Xiaomi Buds 5 sở hữu dung lượng pin ở mức khá, đủ dùng cho nhu cầu nghe nhạc hàng ngày. Được biết, chiếc tai nghe có thể hoạt động liên tục đến 6,5 giờ khi tắt chế độ chống ồn chủ động (ANC), và hộp sạc kéo dài thời gian sử dụng lên đến 39 giờ. Nếu nghe thực tế với ANC, thời lượng pin trên tai nghe sẽ giảm xuống khoảng 3 giờ với mức âm lượng vừa phải.
Về các cử chỉ điều khiển, Xiaomi Buds 5 sẽ có cảm biến được đặt ở phần cạnh chuôi tai nghe. Người dùng có thể nhấn giữ để tạm dừng, phát nhạc hoặc vuốt để thay đổi âm lượng của tai nghe mà không cần sử dụng tới điện thoại. Tuy nhiên, trí đặt cảm biến này lại nằm ở phía trước, gây cho mình khá nhiều khó khăn trong việc điều khiển.
Tổng kết
Qua trải nghiệm, mình cho rằng Xiaomi Buds 5 là một sản phẩm tai nghe không dây đáng cân nhắc trong phân khúc giá tầm trung. Chiếc tai nghe này sở hữu thiết kế sang trọng, chất âm được tinh chỉnh bởi Harman Kardon và loạt công nghệ âm thanh cao cấp mang đến trải nghiệm nghe nhạc ấn tượng. Dù vậy, khả năng chống ồn của Xiaomi Buds 5 vẫn chưa thực sự hiệu quả, ứng dụng kết nối còn lỗi và vị trí cảm biến điều khiển chưa hợp lý là những điểm trừ cần cải thiện. Nhìn chung, Xiaomi Buds 5 phù hợp với người dùng ưu tiên thiết kế, chất lượng âm thanh và không quá khắt khe về khả năng chống ồn.
Vừa qua, Xiaomi cũng mang chiếc tai nghe này đến thị trường quốc tế và mới bán chính hãng tại Việt Nam với giá niêm yết là 2,49 triệu đồng. Đặc biệt, mặc dù không có eartips, nhưng chiếc tai nghe này cũng có tính năng chống ồn chủ động, tương tự như mẫu AirPods 4 phiên bản ANC mà Apple đã giới thiệu cách đây 1 tháng. Vậy trải nghiệm thực tế Xiaomi Buds 5 sẽ như thế nào? Chất âm và cảm giác đeo của chiếc tai nghe này có tốt không?
Giống như các sản phẩm gần đây của Xiaomi, mẫu tai nghe mới nhất này cũng có phiên bản màu titan nhìn rất cao cấp. Trên thực tế, phần hộp sạc của Xiaomi Buds 5 được cấu thành từ nhựa với thiết kế hai phần đối lập: phần nắp mở được làm bóng bẩy tạo cảm giác cao cấp, trong khi phần phía dưới được làm nhám mờ.
Thiết kế này tuy đẹp nhưng lại dễ bám mồ hôi và dấu vân tay trên phần nắp, đòi hỏi người dùng phải lau chùi thường xuyên. Bên cạnh đó, phần nắp bóng cũng dễ lộ rõ vết xước nếu va quệt với vật sắc nhọn. Đây có lẽ là điểm trừ nho nhỏ mà người dùng phải đánh đổi để có được thiết kế sang trọng và hiện đại.
Nếu bỏ qua một số nhược điểm nhỏ về chất liệu, phần hộp sạc của Xiaomi Buds 5 thực sự không có gì để phàn nàn về độ hoàn thiện. Bản lề rất chắc chắn, cho cảm giác đóng mở đầm tay và nam châm hút tai nghe vào hộp cũng rất mạnh, đảm bảo tai nghe được giữ cố định và sạc pin ổn định.
Chuyển sang tai nghe, Xiaomi Buds 5 vẫn giữ nguyên thiết kế earbuds như thế hệ tiền nhiệm. Quá trình sử dụng thực tế cho thấy, cảm giác đeo của chiếc tai nghe này rất chắc chắn và thoải mái. Theo công bố từ hãng, khối lượng của mỗi bên tai nghe là chỉ 4,2 gram. Ngoài ra, Xiaomi Buds 5 cũng đạt chuẩn kháng nước và kháng bụi IP54, giúp người dùng yên tâm nếu chẳng may tai nghe dính mồ hôi hoặc nước nhẹ.
Như đã đề cập ở đầu bài viết, Xiaomi Buds 5 sở hữu khá nhiều tiêu chuẩn cao cấp như Qualcomm® aptX™ Lossless, chứng nhận Hi-Res Audio Wireless và chất âm được tinh chỉnh bởi thương hiệu âm thanh nổi tiếng Harman Kardon.
Chất âm của Xiaomi Buds 5 tập trung vào dải treble, tái tạo âm cao rõ ràng, trong khi dải mid và bass vẫn được thể hiện đầy đủ. Điển hình là với Addicted to You của Avicii, Xiaomi Buds 5 thể hiện tốt ở cả toàn bài, giọng ca sĩ ấm và không bị lấn áp bởi dải bass. Trong khi đó, với bản remix In Your Eyes của The Weeknd cùng Kenny G, tiếng kèn ở cuối bài được tái tạo rất tốt, không hề bị chói gắt so với chiếc SoundPEATS Capsule3 Pro mà mình đang sử dụng.
Khi thiết lập, Xiaomi Buds 5 sẽ có bộ EQ mặc định là Harman AudioEFX. Bộ EQ này sẽ tập trung vào dải trầm, tạo nên âm thanh ấm áp, phù hợp với những người yêu thích âm bass. Điểm cộng của mẫu tai nghe này là người dùng có thể tùy chỉnh âm thanh với bộ cân bằng và nhiều tùy chọn EQ khác nhau để phù hợp với sở thích cá nhân.
Ngoài ra, chất lượng âm thanh của Xiaomi Buds 5 cũng được các chuyên trang như Notebookcheck, Techradar đánh giá rất cao so với mức giá, âm thanh chi tiết, rõ ràng, không bị méo tiếng. Tuy nhiên, điểm hạn chế của chiếc tai nghe này là âm thanh phụ thuộc khá nhiều vào độ fit tai. Nếu tai nghe không được đeo vừa khít, chất lượng âm thanh sẽ bị giảm sút.
Khả năng chống ồn và ứng dụng kết nối
Xiaomi Buds 5 được trang bị khả năng chống ồn chủ động (ANC) với hai chế độ Cân bằng và Sâu, cùng chế độ tự động điều chỉnh dựa trên môi trường xung quanh. Tuy nhiên, khả năng chống ồn chưa thực sự ấn tượng, chỉ giảm thiểu phần nào tiếng ồn chứ không triệt tiêu hoàn toàn. Ngoài ra, thiết kế dạng earbuds, không đi kèm với eartips silicon, cũng không hỗ trợ cách âm thụ động tốt. Trong quá trình sử dụng, mình thường chỉnh mức âm lượng lên khoảng 80% để triệt tiêu toàn bộ tiếng ồn.
Ngoài ra, ứng dụng Xiaomi Earbuds đi kèm với tai nghe còn thường xuyên gặp lỗi kết nối, gây khó chịu cho người dùng. Được biết, tình trạng này khá phổ biến, nhưng Xiaomi vẫn chưa tung ra các bản cập nhật để khắc phục lỗi. Bên trong, ứng dụng cung cấp đầy đủ các tùy chỉnh cơ bản như điều khiển cảm ứng, phát hiện đeo tai nghe, kết nối hai thiết bị, kiểm tra pin, thay đổi chế độ ANC và tìm tai nghe thất lạc.
Tính năng âm thanh nổi ba chiều trên Xiaomi Buds 5 cũng hoạt động tương đối ổn. Khi kích hoạt, mình có thể cảm nhận được tiếng vang khi xem video và nghe nhạc. Hơn nữa, tính năng này cũng hỗ trợ theo dõi chuyển động đầu, nhằm cải thiện trải nghiệm của người dùng mỗi khi nghiêng, hoặc lắc đầu. Tuy nhiên, tính năng âm thanh nổi trên chiếc tai nghe này chỉ phù hợp khi xem các bộ phim bom tấn, có nhiều tiếng nổ. Nếu để nghe nhạc đơn thuần thì rất tệ bởi giọng hát của ca sĩ bị biến đổi quá nhiều.
Thời lượng pin và cử chỉ điều khiển
Xiaomi Buds 5 sở hữu dung lượng pin ở mức khá, đủ dùng cho nhu cầu nghe nhạc hàng ngày. Được biết, chiếc tai nghe có thể hoạt động liên tục đến 6,5 giờ khi tắt chế độ chống ồn chủ động (ANC), và hộp sạc kéo dài thời gian sử dụng lên đến 39 giờ. Nếu nghe thực tế với ANC, thời lượng pin trên tai nghe sẽ giảm xuống khoảng 3 giờ với mức âm lượng vừa phải.
Về các cử chỉ điều khiển, Xiaomi Buds 5 sẽ có cảm biến được đặt ở phần cạnh chuôi tai nghe. Người dùng có thể nhấn giữ để tạm dừng, phát nhạc hoặc vuốt để thay đổi âm lượng của tai nghe mà không cần sử dụng tới điện thoại. Tuy nhiên, trí đặt cảm biến này lại nằm ở phía trước, gây cho mình khá nhiều khó khăn trong việc điều khiển.
Tổng kết
Qua trải nghiệm, mình cho rằng Xiaomi Buds 5 là một sản phẩm tai nghe không dây đáng cân nhắc trong phân khúc giá tầm trung. Chiếc tai nghe này sở hữu thiết kế sang trọng, chất âm được tinh chỉnh bởi Harman Kardon và loạt công nghệ âm thanh cao cấp mang đến trải nghiệm nghe nhạc ấn tượng. Dù vậy, khả năng chống ồn của Xiaomi Buds 5 vẫn chưa thực sự hiệu quả, ứng dụng kết nối còn lỗi và vị trí cảm biến điều khiển chưa hợp lý là những điểm trừ cần cải thiện. Nhìn chung, Xiaomi Buds 5 phù hợp với người dùng ưu tiên thiết kế, chất lượng âm thanh và không quá khắt khe về khả năng chống ồn.