tran hương
Well-known member
Đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm cấp tập chống bão Trà Mi
Chịu ảnh hưởng của bão Trà Mi sớm nhất, chính quyền các đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ đã yêu cầu du khách vào bờ, di dân vùng xung yếu từ tối nay.
Ông Nhâm Xuân Sỹ, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, nhận định bão Trà Mi khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đảo Lý Sơn trên đường quay ra biển nên đã tham mưu địa phương lưu ý đảo tiền tiêu này.
"Trà Mi không mạnh bằng các cơn bão trước, vì thế người dân dễ chủ quan. Trong khi Lý Sơn nằm ở vùng ảnh hưởng trực tiếp chứ không phải vùng rìa", ông Sỹ nói và nhấn mạnh sự cố thường xảy ra khi người dân câu cá hoặc ở lại lồng bè nên cần hạn chế tối đa tâm lý coi thường bão.
Người dân Lý Sơn cẩu thúng lên bờ trước bão Trà Mi, ngày 25/10. Ảnh: An Bình
Người dân Lý Sơn cẩu thúng lên bờ trước bão Trà Mi, ngày 25/10. Ảnh: An Bình
Huyện đảo Lý Sơn đã dừng tàu ra đảo từ 5 hôm trước do sóng lớn, toàn bộ du khách đã rời đảo. Ngoài ra, theo bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch huyện Lý Sơn, huyện đã hoàn tất đưa lồng bè, tàu thuyền đến nơi an toàn, giằng chống nhà cửa và chuẩn bị lương thực trong tình huống bị cô lập kéo dài với đất liền.
Theo bà Hương, hiện phần lớn nhà trên đảo Lớn Lý Sơn đều kiên cố. Nhưng ở đảo Bé (đảo An Bình) có 7 hộ với 42 nhân khẩu thuộc diện phải di dời. Huyện đã chuẩn bị đưa các hộ dân đến nhà văn hóa, trạm y tế, đồn biên phòng... tránh bão.
Lý Sơn là đảo tiền tiêu của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 30 km, rộng hơn 10 km2, dân số hơn 22.000. Đảo thường đón bão đầu tiên nên người dân quen với việc chủ động phòng chống, song những cơn bão lớn vẫn gây thiệt hại nặng nề. Đơn cử bão Ketsana năm 2009 gió giật cấp 12 đã đánh sập cầu cảng Lý Sơn, gây mưa gió suốt 24 giờ trên đảo.
Bộ đội giúp người dân Lý Sơn chằng chống nhà cửa ứng phó bão. Ảnh: An Bình
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 509.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Bộ đội giúp người dân Lý Sơn chằng chống nhà cửa ứng phó bão. Ảnh: An Bình
Tại xã đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, bà Phạm Thị Mỹ Hương, Chủ tịch xã đảo Tân Hiệp, cho biết chính quyền cập nhật tình hình bão, mưa lớn và liên tục thông báo cho người dân. Dân quân xã cùng bộ đội đóng quân trên đảo đã giúp người dân chèn chống nhà cửa. "Đến trưa nay, toàn bộ người dân xã đảo đã chủ động phòng chống bão, nhà cửa được chèn chống và 180 tàu thuyền đã vào khu neo đậu", bà Hương nói.
Để phòng tránh mưa lớn, nước trên núi đổ về, xã lên phương án sơ tán 44 hộ dân với 131 nhân khẩu khi trời mưa lớn. Phía trước biển có 34 hộ dân với 91 nhân khẩu có nguy cơ bị ngập do nước biển dâng, sóng đánh mạnh, chính quyền đã có phương án di dời người và tài sản. Tuyến đường phía đông của đảo thường xuyên sạt lở đã được rào chắn, cấm người qua lại.
"Trà Mi là cơn bão bất thường kèm theo mưa lớn nên người dân cũng như chính quyền rất lo lắng, nhất là những hộ dân nằm sát chân núi", bà Hương nói. Với du khách, từ nhiều ngày trước, xã đảo Tân Hiệp đã thông báo cho họ vào bờ hoặc không ra đảo. Đến nay, trên đảo không còn khách du lịch lưu trú.
Đảo Cù Lao Chàm cách bờ biển Cửa Đại, Hội An khoảng 15 km, diện tích 16 km2, gần 2.000 dân.
Dân quân xã đảo Tân Hiệp giúp dân chèn chống nhà cửa. Ảnh: Sơn Thủy
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 509.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Dân quân xã đảo Tân Hiệp giúp dân chèn chống nhà cửa. Ảnh: Sơn Thủy
Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, ông Trương Khắc Trưởng, Phó chủ tịch huyện đảo, cho biết toàn huyện gồm cả quân và dân có 248 người. Để phòng chống bão Trà Mi, địa phương đã thực hiện phương châm bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, vật tư và hậu cần tại chỗ), cán bộ cơ quan túc trực tại trụ sở.
Bộ đội biên phòng đang giúp người dân cắt tỉa cây xanh, chằng chống nhà cửa và di tản tàu thuyền vào khu vực an toàn. Một số hộ ở khu vực xung yếu được vận động di dời đến trụ sở huyện.
"Bảo vệ tính mạng và tài sản người dân trong cơn bão luôn được huyện đặt lên hàng đầu. Tùy vào tình hình, chúng tôi sẽ di dời người dân vào địa đạo để trú tránh", ông Trưởng nói, thêm rằng ở vùng xung yếu (cách đất liền 30 km), nhiều năm qua người dân huyện đảo đã quen với việc phòng tránh bão sao cho an toàn.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 13h hôm nay, tâm bão Trà Mi trên vùng biển phía bắc quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 440 km, sức gió mạnh nhất cấp 11-12 (103-133 km/h), giật cấp 15. Bão theo hướng tây tây nam, tốc độ khoảng 20 km/h, đến 13h ngày mai ở trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ, giảm một cấp, còn cấp 10-11.
Vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) sẽ có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 5-7 m; biển động dữ dội. Từ sáng mai, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam có khả năng xuất hiện nước dâng do bão cao 0,4-0,6 m.
Từ chiều tối và đêm nay đến đêm 28/10, khu vực Quảng Bình đến Quảng Ngãi dự báo mưa 300-500 mm, cục bộ có nơi trên 700 mm, cảnh báo nguy cơ mưa cục bộ cường suất lớn trên 100 mm trong 3 giờ.
Chịu ảnh hưởng của bão Trà Mi sớm nhất, chính quyền các đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ đã yêu cầu du khách vào bờ, di dân vùng xung yếu từ tối nay.
Ông Nhâm Xuân Sỹ, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, nhận định bão Trà Mi khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đảo Lý Sơn trên đường quay ra biển nên đã tham mưu địa phương lưu ý đảo tiền tiêu này.
"Trà Mi không mạnh bằng các cơn bão trước, vì thế người dân dễ chủ quan. Trong khi Lý Sơn nằm ở vùng ảnh hưởng trực tiếp chứ không phải vùng rìa", ông Sỹ nói và nhấn mạnh sự cố thường xảy ra khi người dân câu cá hoặc ở lại lồng bè nên cần hạn chế tối đa tâm lý coi thường bão.
Người dân Lý Sơn cẩu thúng lên bờ trước bão Trà Mi, ngày 25/10. Ảnh: An Bình
Người dân Lý Sơn cẩu thúng lên bờ trước bão Trà Mi, ngày 25/10. Ảnh: An Bình
Huyện đảo Lý Sơn đã dừng tàu ra đảo từ 5 hôm trước do sóng lớn, toàn bộ du khách đã rời đảo. Ngoài ra, theo bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch huyện Lý Sơn, huyện đã hoàn tất đưa lồng bè, tàu thuyền đến nơi an toàn, giằng chống nhà cửa và chuẩn bị lương thực trong tình huống bị cô lập kéo dài với đất liền.
Theo bà Hương, hiện phần lớn nhà trên đảo Lớn Lý Sơn đều kiên cố. Nhưng ở đảo Bé (đảo An Bình) có 7 hộ với 42 nhân khẩu thuộc diện phải di dời. Huyện đã chuẩn bị đưa các hộ dân đến nhà văn hóa, trạm y tế, đồn biên phòng... tránh bão.
Lý Sơn là đảo tiền tiêu của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 30 km, rộng hơn 10 km2, dân số hơn 22.000. Đảo thường đón bão đầu tiên nên người dân quen với việc chủ động phòng chống, song những cơn bão lớn vẫn gây thiệt hại nặng nề. Đơn cử bão Ketsana năm 2009 gió giật cấp 12 đã đánh sập cầu cảng Lý Sơn, gây mưa gió suốt 24 giờ trên đảo.
Bộ đội giúp người dân Lý Sơn chằng chống nhà cửa ứng phó bão. Ảnh: An Bình
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 509.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Bộ đội giúp người dân Lý Sơn chằng chống nhà cửa ứng phó bão. Ảnh: An Bình
Tại xã đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, bà Phạm Thị Mỹ Hương, Chủ tịch xã đảo Tân Hiệp, cho biết chính quyền cập nhật tình hình bão, mưa lớn và liên tục thông báo cho người dân. Dân quân xã cùng bộ đội đóng quân trên đảo đã giúp người dân chèn chống nhà cửa. "Đến trưa nay, toàn bộ người dân xã đảo đã chủ động phòng chống bão, nhà cửa được chèn chống và 180 tàu thuyền đã vào khu neo đậu", bà Hương nói.
Để phòng tránh mưa lớn, nước trên núi đổ về, xã lên phương án sơ tán 44 hộ dân với 131 nhân khẩu khi trời mưa lớn. Phía trước biển có 34 hộ dân với 91 nhân khẩu có nguy cơ bị ngập do nước biển dâng, sóng đánh mạnh, chính quyền đã có phương án di dời người và tài sản. Tuyến đường phía đông của đảo thường xuyên sạt lở đã được rào chắn, cấm người qua lại.
"Trà Mi là cơn bão bất thường kèm theo mưa lớn nên người dân cũng như chính quyền rất lo lắng, nhất là những hộ dân nằm sát chân núi", bà Hương nói. Với du khách, từ nhiều ngày trước, xã đảo Tân Hiệp đã thông báo cho họ vào bờ hoặc không ra đảo. Đến nay, trên đảo không còn khách du lịch lưu trú.
Đảo Cù Lao Chàm cách bờ biển Cửa Đại, Hội An khoảng 15 km, diện tích 16 km2, gần 2.000 dân.
Dân quân xã đảo Tân Hiệp giúp dân chèn chống nhà cửa. Ảnh: Sơn Thủy
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 509.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Dân quân xã đảo Tân Hiệp giúp dân chèn chống nhà cửa. Ảnh: Sơn Thủy
Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, ông Trương Khắc Trưởng, Phó chủ tịch huyện đảo, cho biết toàn huyện gồm cả quân và dân có 248 người. Để phòng chống bão Trà Mi, địa phương đã thực hiện phương châm bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, vật tư và hậu cần tại chỗ), cán bộ cơ quan túc trực tại trụ sở.
Bộ đội biên phòng đang giúp người dân cắt tỉa cây xanh, chằng chống nhà cửa và di tản tàu thuyền vào khu vực an toàn. Một số hộ ở khu vực xung yếu được vận động di dời đến trụ sở huyện.
"Bảo vệ tính mạng và tài sản người dân trong cơn bão luôn được huyện đặt lên hàng đầu. Tùy vào tình hình, chúng tôi sẽ di dời người dân vào địa đạo để trú tránh", ông Trưởng nói, thêm rằng ở vùng xung yếu (cách đất liền 30 km), nhiều năm qua người dân huyện đảo đã quen với việc phòng tránh bão sao cho an toàn.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 13h hôm nay, tâm bão Trà Mi trên vùng biển phía bắc quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 440 km, sức gió mạnh nhất cấp 11-12 (103-133 km/h), giật cấp 15. Bão theo hướng tây tây nam, tốc độ khoảng 20 km/h, đến 13h ngày mai ở trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ, giảm một cấp, còn cấp 10-11.
Vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) sẽ có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3-5 m, vùng gần tâm bão 5-7 m; biển động dữ dội. Từ sáng mai, ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam có khả năng xuất hiện nước dâng do bão cao 0,4-0,6 m.
Từ chiều tối và đêm nay đến đêm 28/10, khu vực Quảng Bình đến Quảng Ngãi dự báo mưa 300-500 mm, cục bộ có nơi trên 700 mm, cảnh báo nguy cơ mưa cục bộ cường suất lớn trên 100 mm trong 3 giờ.